Một bức ảnh có thể thay ngàn lời nói. H́nh ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tṛ chuyện trong lễ tang Giáo hoàng Francis tại Rome đă trở thành tín hiệu rơ ràng nhất cho thấy, ông Trump sắp thành công để thực hiện lời hứa chấm dứt cuộc chiến đẫm máu giữa Ukraine và Nga.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có cuộc gặp riêng tại Vatican trước lễ tang của Giáo hoàng Francis hôm thứ Bảy, ngày 26/4/2025. Ảnh: Văn pḥng báo chí của Tổng thống Ukraine.
Mặc dù các chi tiết của một thỏa thuận ḥa b́nh nhằm chấm dứt cuộc chiến đẫm máu giữa Ukraine và Nga vẫn đang trong quá tŕnh đàm phán – hiện tại mới chỉ là một lệnh ngừng bắn tạm thời – nhưng nhiều khả năng thỏa thuận cuối cùng sẽ cho phép Nga giữ lại bán đảo Crimea.
Nh́n xa hơn, thỏa thuận ḥa b́nh này sẽ tạo ra một cú xoay chuyển địa chính trị lớn.
Chiến thắng cho Tổng thống Putin
Theo Eurasia Review, Tổng thống Putin – nhiều khả năng hơn cả ông Trump – sẽ có thể tuyên bố chiến thắng, với việc giành được quyền kiểm soát thực tế của Nga đối với Crimea và khu vực Donbass được thừa nhận.
Sự suy yếu của NATO
Tổng thống Putin cũng yêu cầu thỏa thuận ḥa b́nh phải bao gồm cam kết rằng Ukraine sẽ không được phép gia nhập NATO – Liên minh quân sự mà nhà lănh đạo Nga đă nhiều lần cáo buộc là nguyên nhân gây ra cuộc chiến.
Mặc dù điều khoản này có thể không được ghi rơ trong văn bản cuối cùng, nhưng rơ ràng là NATO cùng với Ukraine sẽ là bên thất bại lớn nhất trong một thỏa thuận ḥa b́nh như vậy.
Không chỉ bị ngăn chặn việc mở rộng ảnh hưởng dọc theo biên giới phía đông giáp Nga, NATO c̣n phải đối mặt với những lo ngại nội bộ, sự bất ổn và nguy cơ chia rẽ, làm suy yếu vai tṛ truyền thống của Liên minh quân sự này trong việc kiềm chế Nga.
Liên minh này sẽ vẫn tồn tại, nhưng vị thế lịch sử của NATO trong an ninh châu Âu, vốn được củng cố từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sau khi Liên Xô tan ră, sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
B́nh thường hóa quan hệ với Nga
Theo Eurasia Review, một điểm nhấn khác của thỏa thuận ḥa b́nh là việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và hạn chế đă áp dụng với Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Các biện pháp này bao gồm trừng phạt tài chính, năng lượng, hạn chế thương mại cũng như cấm vận các cá nhân và tổ chức liên quan đến cuộc chiến.
Những biện pháp như cấm vận hàng không, cấm tàu thuyền mang cờ Nga cập cảng EU cũng sẽ sớm được hủy bỏ, cùng với lệnh cấm xuất nhập khẩu hàng hóa với Nga.
Vấn đề gây tranh căi nhất là việc giải phóng tài sản của Nga bị phong tỏa ở phương Tây – ước tính có thể lên tới hơn 350 tỷ USD. Ukraine yêu cầu số tài sản này được sử dụng làm khoản bồi thường thiệt hại chiến tranh, nhưng Nga chắc chắn sẽ phản đối. Đây có thể sẽ là điểm nghẽn kéo dài quá tŕnh kư kết thỏa thuận cuối cùng.
Ḥa b́nh và sự thay đổi địa chính trị
Dù thỏa thuận ḥa b́nh có h́nh thức và điều khoản ra sao, không thể phủ nhận rằng Nga đă khôi phục vị thế cường quốc của ḿnh. Người Nga và các đồng minh sẽ xem đây như một chiến thắng vĩ đại.
Nhiều nhà phân tích cũng nh́n nhận thỏa thuận ḥa b́nh này như một bước ngoặt lịch sử, khi việc ra quyết định của các cường quốc lớn tạo ra tiền lệ và kéo theo những hệ quả sâu rộng.
Hồi tháng 2, ngay sau khi được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Mỹ, ông Mario Rubio từng phát biểu trong một cuộc phỏng vấn:
"Thế giới đơn cực – với chỉ một siêu cường thống trị – là điều bất thường. Đó là hệ quả của sự kết thúc Chiến tranh Lạnh, nhưng rồi thế giới phải trở lại trạng thái đa cực, nơi nhiều cường quốc cùng tồn tại. Hiện nay chúng ta đă chứng kiến điều đó, với Trung Quốc và một phần là Nga", ông Rubio tuyên bố.
Cuộc chiến kinh tế phía trước
Với việc giành lại vị thế cường quốc, Nga được kỳ vọng sẽ đóng vai tṛ then chốt trong việc xây dựng một trật tự quốc tế công bằng, b́nh đẳng và độc lập hơn, cùng với Trung Quốc và các nước thuộc "Phương Nam toàn cầu".
Vị trí của Nga với tư cách là thành viên sáng lập BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), vai tṛ trong việc thành lập tổ chức này năm 2006 và sự cam kết lâu dài, khiến Nga trở thành đối thủ nặng kư chống lại các nỗ lực của phương Tây nhằm làm suy yếu BRICS – lực lượng đối trọng với trật tự kinh tế toàn cầu do phương Tây thống trị.
Thêm vào đó là sức mạnh kinh tế của Nga với vai tṛ nhà sản xuất năng lượng (dầu mỏ, khí đốt) và kho tài nguyên thiên nhiên khổng lồ (nhiều tài nguyên c̣n chưa khai thác hết), không có ǵ ngạc nhiên khi Mỹ muốn Nga đứng về phía ḿnh trong cuộc chiến địa chính trị nhằm duy tŕ vai tṛ thống trị toàn cầu.
Nhiều nhà quan sát dự đoán rằng chính quyền Trump sẽ liên tục đưa ra các nhượng bộ để lôi kéo Nga sau thỏa thuận ḥa b́nh, trong khi tiếp tục tiến hành chiến tranh thương mại với phần c̣n lại của thế giới, đặc biệt nhằm vào Trung Quốc – quốc gia được cả hai đảng lớn ở Mỹ coi là đối thủ hiện hữu.
Tuy nhiên, khả năng cao là Tổng thống Putin sẽ không dễ dàng bị dụ dỗ, cũng không từ bỏ các đồng minh của ḿnh, cũng như danh tiếng đă giành được trên trường quốc tế, để đổi lấy những lợi ích chiến thuật ngắn hạn mà Mỹ có thể đề nghị.
VietBF@ sưu tập