Lần đầu tiên trong hơn 60 năm, Ấn Độ đ́nh chỉ Hiệp ước sông Ấn, khiến ḍng nước – vốn nuôi sống hàng triệu người Pakistan – trở thành công cụ gây áp lực địa chính trị giữa lúc căng thẳng Kashmir leo thang.
Giữa trưa nắng gắt, người nông dân Homla Thakhur đang phun thuốc trừ sâu cho vườn rau khô hạn của ḿnh, chỉ cách sông Ấn một con phố, không khỏi lo lắng về tương lai. Mực nước sông đă xuống rất thấp và Ấn Độ vừa tuyên bố sẽ cắt nguồn nước chảy từ thượng nguồn sau vụ tấn công vũ trang khiến nhiều người thiệt mạng tại Kashmir.
“Nếu họ cắt nước, nơi đây sẽ biến thành sa mạc Thar, cả đất nước cũng sẽ như vậy. Chúng tôi sẽ chết đói mất”, Thakhur, 40 tuổi, nói trước khi quay lại con sông để lấy đầy nước cho b́nh phun.
Trang trại gần 2 hecta của Thakhur nằm ở Latifabad, tỉnh Sindh, miền Đông Nam Pakistan, nơi sông Ấn bắt nguồn từ Tây Tạng đổ ra biển Arab sau khi chảy qua lănh thổ Ấn Độ.
Nỗi lo của Thakhur cũng giống như nỗi lo của những nông dân khác ở Pakistan khác, nhất là khi những năm gần đây lượng mưa ngày càng ít.

Một con đập thuộc hệ thống sông Ấn tại Reasi, khu vực Jammu & Kashmir. Gần 93% lưu lượng nước từ sông Ấn được sử dụng cho nông nghiệp, đóng vai tṛ trụ cột của ngành này và đóng góp gần 25% GDP của Pakistan. Ảnh: PTI
“Không để một giọt nước sông Ấn chảy sang Pakistan”
Lần đầu tiên kể từ khi hiệp ước được kư kết, ngày 24/4, Ấn Độ tuyên bố đ́nh chỉ Hiệp ước Nước sông Ấn năm 1960, do Ngân hàng Thế giới làm trung gian, vốn đảm bảo nguồn nước cho khoảng 80% diện tích canh tác nông nghiệp của Pakistan. Ấn Độ khẳng định quyết định này có hiệu lực cho đến khi Pakistan “từ bỏ hoàn toàn và không thể đảo ngược việc hỗ trợ khủng bố xuyên biên giới”.
New Delhi cho rằng 2 trong 3 kẻ tấn công khiến 26 người thiệt mạng tại Kashmir là công dân Pakistan. Islamabad phủ nhận liên quan và tuyên bố rằng “mọi nỗ lực chặn hoặc chuyển hướng ḍng nước thuộc về Pakistan sẽ bị coi là hành động chiến tranh”.
Hiệp ước Nước sông Ấn vốn phân chia sông Ấn và các nhánh của nó giữa Ấn Độ và Pakistan. Các quan chức chính phủ và chuyên gia ở cả hai bên thừa nhận rằng Ấn Độ không thể ngay lập tức ngừng ḍng chảy, bởi theo hiệp ước, họ chỉ được phép xây nhà máy thủy điện mà không có hồ chứa hoặc đập lớn trên 3 con sông thuộc phần của Pakistan. Tuy nhiên, t́nh h́nh có thể thay đổi trong vài tháng tới.
“Chúng tôi sẽ không để một giọt nước nào của sông Ấn chảy sang Pakistan”, Bộ trưởng Tài nguyên Nước Ấn Độ, ông Chandrakant Raghunath Paatil viết trên mạng xă hội X.
Ông không trả lời các câu hỏi liên quan đến lo ngại từ phía Pakistan.
Hai quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết, nước này có thể bắt đầu chuyển hướng ḍng chảy phục vụ nông nghiệp trong nước thông qua hệ thống kênh rạch trong vài tháng tới, đồng thời lên kế hoạch xây đập thủy điện trong 4-7 năm.
Ấn Độ cũng sẽ ngay lập tức ngừng chia sẻ dữ liệu về ḍng chảy tại các điểm dọc sông Ấn, không đưa ra cảnh báo lũ, và không tham gia các cuộc họp thường niên trong khuôn khổ Ủy ban Thường trực về Sông Ấn, cơ chế hợp tác do 2 quốc gia đồng chủ tŕ.
“Pakistan sẽ không biết được nước sẽ đến lúc nào, lượng bao nhiêu. Họ sẽ không thể lên kế hoạch”, ông Kushvinder Vohra, cựu lănh đạo Ủy ban Nước Trung ương Ấn Độ và cựu Ủy viên Sông Ấn, nhận định.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, thiếu nước không chỉ ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp, mà c̣n tác động nghiêm trọng đến sản xuất điện và đe dọa nền kinh tế Pakistan.
Ông Vaqar Ahmed, kinh tế trưởng tại công ty tư vấn Oxford Policy Management (Anh), nhận định Pakistan đă đánh giá thấp nguy cơ Ấn Độ rút khỏi hiệp ước.
“Ấn Độ hiện không có đủ hạ tầng để ngay lập tức chặn ḍng nước, nhất là vào mùa mưa lũ. V́ vậy, đây là khoảng thời gian quan trọng để Pakistan cải tổ hệ thống quản lư nước đầy lăng phí hiện tại. T́nh trạng ṛ rỉ, thất thoát là rất lớn”, ông Ahmed nói.
Tranh chấp âm ỉ và nguy cơ xung đột kiểu mới
Trong những năm gần đây, chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đă t́m cách đàm phán lại Hiệp ước nước sông Ấn. Hai nước hiện đang đưa một số tranh chấp lên Ṭa Trọng tài Thường trực tại La Hay, liên quan đến dung tích chứa nước của hai nhà máy thủy điện Kishenganga và Ratle (của Ấn Độ).
“Giờ đây, chúng tôi có thể triển khai các dự án theo ư muốn”, ông Vohra, cựu lănh đạo Ủy ban Nước Trung ương Ấn Độ, nhận định.
Trong thư gửi Pakistan ngày 24/4, Ấn Độ lập luận rằng bối cảnh đă thay đổi kể từ năm 1960, bao gồm sự gia tăng dân số và nhu cầu cấp thiết về năng lượng sạch, ám chỉ thủy điện.
Ngân hàng Thế giới, với vai tṛ trung gian Hiệp ước, cho biết họ chỉ có trách nhiệm giới hạn trong một số nhiệm vụ đă định và “không đưa ra quan điểm về các quyết định chủ quyền liên quan đến hiệp ước của các quốc gia thành viên”.
Tại Sindh, nơi có trang trại rộng 60 hecta, nông dân Nadeem Shah trồng bông, mía, lúa ḿ và rau quả, bày tỏ lo ngại về cả nước tưới tiêu lẫn nước sinh hoạt.
“Hành động của Ấn Độ khiến chúng tôi không thể yên tâm,” ông nói.
Ba con sông được phân chia cho Pakistan, đất nước với 240 triệu dân, hiện đang tưới tiêu cho hơn 16 triệu hecta đất nông nghiệp, chiếm khoảng 80% tổng diện tích canh tác.
Ông Ghasharib Shaokat, chuyên gia tại tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp Pakistan, cho rằng hành động của Ấn Độ “tạo ra sự bất ổn trong một hệ thống vốn không được thiết kế để chịu đựng sự bất ổn như vậy”.
“Hiện tại, chúng tôi không có phương án thay thế. Những con sông trong Hiệp ước không chỉ nuôi sống cây trồng, mà c̣n duy tŕ hoạt động của các đô thị, nhà máy điện và hàng triệu sinh kế”, ông nói
Dù hai nước đă từng trải qua 4 cuộc chiến kể từ khi chia tách vào năm 1947, Hiệp ước nước sông Ấn vẫn luôn được duy tŕ. Việc tạm dừng hiệp ước lần này bị xem là một tiền lệ nguy hiểm.
“Chúng tôi đă mắc kẹt trong nhiều thế hệ xung đột, và nếu hiệp ước không c̣n, tôi tin rằng chúng ta đang đẩy các thế hệ tương lai vào một loại xung đột hoàn toàn mới. Điều đó không được phép xảy ra”, ông Bilawal Bhutto Zardari, cựu Ngoại trưởng Pakistan, cảnh báo.
VietBF@ sưu tập