Hai phát ngôn công kích liên tiếp của Tổng thống Donald Trump nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell ngày 17/4 đă tạo thêm một đám mây đen nữa bao trùm các thị trường tài chính và nền kinh tế. T́nh huống này c̣n cho thấy v́ sao một ngân hàng trung ương độc lập lại cần thiết.

Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Washington DC.
Theo kênh CNN, Tổng thống Trump nói với phóng viên tại Pḥng Bầu dục: “Nếu tôi muốn ông ta ra đi, ông ta sẽ đi ngay, tin tôi đi. Tôi không hài ḷng với ông ấy”.
Ông Trump tức giận v́ ông Powell đă phớt lờ khi ông liên tục yêu cầu nhanh chóng hạ lăi suất – một động thái có thể giúp người dân Mỹ dễ vay mua nhà hơn, cải thiện tâm lư tiêu dùng và đẩy giá cổ phiếu tăng. Năm 2024, Fed đă ba lần cắt giảm lăi suất liên tiếp sau khi đưa lạm phát gần chạm mức mục tiêu. Nhưng cơ quan này đă tạm dừng chiến lược đó do lo ngại về bất ổn kinh tế gia tăng. Những lo ngại này ngày càng trầm trọng hơn dưới nhiệm kỳ tổng thống đầy biến động của ông Trump kể từ khi ông nhậm chức chưa đầy ba tháng trước.
Sáng 17/4, ông Trump không hài ḷng khi ông Powell cảnh báo trước Câu lạc bộ Kinh tế Chicago rằng các mức thuế quan có thể gây ra lạm phát và làm gia tăng thất nghiệp, rằng một phần gánh nặng đó sẽ do người dân chi trả.
Bài phát biểu của ông Powell là tuyên bố rơ ràng nhất từ một quan chức tài chính cấp cao về tác động tiềm tàng mà chính sách của ông Trump gây ra. Ông chỉ đơn giản phát biểu điều mà hầu hết các nhà kinh tế đều nhận định như vậy, rằng thuế quan sẽ gây tác động tiêu cực. Nhưng nhận định của ông đă mâu thuẫn với niềm tin của Tổng thống Trump. Ông Trump tin vào sức mạnh của việc đánh thuế hàng nhập khẩu, cũng như khẳng định rằng chiến lược này sẽ không đẩy giá cả tăng và không khiến người tiêu dùng phải chịu thêm chi phí.
Theo kênh CNN, mâu thuẫn giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Fed cho thấy tầm quan trọng khi Fed là một cơ quan độc lập.
Quốc hội Mỹ thành lập Fed vào năm 1913 với tư cách là một cơ quan độc lập nhằm cách ly cơ quan này khỏi những áp lực chính trị tương tự như áp lực mà ông Trump đang gây ra với ông Powell. Sứ mệnh của Fed là đảm bảo giá cả ổn định và tạo việc làm. Đây là sứ mệnh đôi khi đối lập với các nhu cầu ngắn hạn của các nhà lập pháp và tổng thống.
Nếu ông Trump giành được quyền điều chỉnh lăi suất theo ư muốn, ông sẽ gây ra hỗn loạn trên thị trường tài chính, làm lung lay niềm tin vào nền kinh tế Mỹ và gần như chắc chắn sẽ khiến lạm phát tăng vọt. Điều đó cũng sẽ là dấu hiệu cho thấy danh tiếng toàn cầu của Mỹ trong vai tṛ trụ cột ổn định tài chính sẽ nhanh chóng sụp đổ trong nhiệm kỳ hai của ông.
T́nh trạng hỗn loạn tiềm tàng trên thị trường sau những đợt lao dốc và biến động mạnh của giá cổ phiếu kể từ khi ông Trump phát động cuộc chiến thuế quan trong tháng này có thể là một yếu tố khiến ông cân nhắc giữ ông Powell tại vị.
Ngày 17/4, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng tổng thống đă bàn đến việc sa thải ông Powell, nhưng các quan chức cấp cao, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, cho đến nay đă thuyết phục ông không làm vậy.
Giới chính trị tại Mỹ nh́n chung đồng thuận rằng tổng thống không có quyền sa thải các thành viên hội đồng quản lư các cơ quan độc lập nếu không có lư do chính đáng. Tuy nhiên, chính quyền hiện tại đang hy vọng Ṭa án Tối cao sẽ lật lại một án lệ từ năm 1935, vốn là nền tảng cho quan điểm này.
Trong bối cảnh hiện nay, tương lai của ông Powell vẫn chưa chắc chắn v́ Tổng thống Trump thường có xu hướng hành động trước rồi mới tính đến hậu quả pháp lư sau.
Tuy nhiên, cũng có khả năng tổng thống chỉ đang thể hiện tâm lư không hài ḷng với Fed. Ông cũng từng nhiều lần phàn nàn về tính thận trọng của ông Powell trong nhiệm kỳ đầu tiên. Theo tạp chí Forbes năm 2024, ông Trump đă từng ra lệnh cho cựu Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross gọi cho Chủ tịch Fed và yêu cầu ông này hạ lăi suất.
Bất ổn mới xung quanh tương lai của ông Powell xuất hiện trong bối cảnh nền kinh tế đang chao đảo v́ các cú sốc liên tiếp do chính sách thuế quan của ông Trump, đặc biệt là mức thuế 145% áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tác động của cách tiếp cận cứng rắn này có thể sớm hiện rơ khi giá cả tăng cao và khan hiếm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cùng nhiều loại hàng hóa khác. Dù ông Trump đă tạm thời hoăn áp dụng đối ứng với hàng chục quốc gia và tuyên bố nhiều chính phủ đang đề nghị đàm phán các thỏa thuận thương mại, nhưng vẫn chưa rơ liệu ông có thể thực hiện được mục tiêu đưa ngành sản xuất và việc làm quay trở lại Mỹ trong ngắn hạn hay không.
Trong khi đó, niềm tin người tiêu dùng đang lao dốc, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xây dựng dự báo và ngân sách cho năm tới, làm dấy lên thêm lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ có thể sớm rơi vào suy thoái.
Ngay cả khi ông Trump không t́m cách sa thải ông Powell mà chỉ tiếp tục đề cập đến khả năng đó, ông cũng có thể làm chao đảo niềm tin của giới đầu tư.
Đó là lư do v́ sao hầu hết các tổng thống đều hiểu rằng chính sách lăi suất dù có gây bực bội đến đâu nhưng vẫn nên được giao cho Fed - một cơ quan độc lập.
VietBF@sưu tập