Họ là những người trẻ có tài năng, từng mang trong ḿnh trái tim nồng nhiệt, giờ bị vùi dập bởi chính ḷng tham và trái tim lạnh
Những ngày qua, thông tin Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog cùng ba đồng phạm bị bắt v́ liên quan đến vụ việc bán kẹo giả đă làm “dậy sóng” mạng xă hội. Không chỉ cộng đồng mạng trong nước, dư luận Thái Lan cũng bàn tán xôn xao. Nóng nhất là việc thương hiệu Dior âm thầm gỡ h́nh ảnh, xóa tên hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên khỏi Fanpage chính thức.
Sự "biến mất" khó hiểu
Hiện tại, Fanpage hơn 2,7 triệu lượt theo dơi và tài khoản TikTok 5,5 triệu lượt theo dơi của hoa hậu Thùy Tiên đă “bay màu”. Hơn 1.000 bài đăng trên Instagram với 2,8 triệu người theo dơi của cô cũng biến mất không dấu vết. Đến nay, phía Thùy Tiên vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin chính thức nào về việc biến mất khó hiểu trên mạng xă hội.
Là người nổi tiếng, Thùy Tiên lẽ ra phải tận dụng danh hiệu và sự ủng hộ từ cộng đồng để tạo ra các giá trị tích cực, tham gia vào những sáng kiến nhân đạo và nâng cao nhận thức xă hội. Với vương miện ḿnh có được, cô không chỉ là nhân vật đại diện trong các sự kiện mà c̣n là h́nh mẫu truyền cảm hứng, cổ vũ cho những hành động nhân văn và tiến bộ.Bằng cách sử dụng nền tảng của ḿnh một cách hiệu quả, Thùy Tiên có thể truyền cảm hứng cho các hành động, huy động cộng đồng và thúc đẩy sự thay đổi có ư nghĩa.
Với vương miện ḿnh có được, Thùy Tiên không chỉ là một nhân vật được tôn vinh tại các sự kiện đặc biệt mà c̣n là h́nh mẫu, một người ủng hộ lợi ích xă hội.
Tiếc là, đăng quang ở độ tuổi c̣n rất trẻ, sự nổi tiếng và thành công đến quá sớm có thể đă khiến Thùy Tiên rơi vào guồng quay kiếm tiền một cách vội vă. Cô tích cực tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm kẹo Kera – từ việc xuất hiện tại nông trường, nhà máy, tham gia livestream bán hàng cho đến đăng tải bài viết trên fanpage cá nhân. Những h́nh ảnh này dễ khiến công chúng hiểu rằng cô có vai tṛ nhất định trong chiến dịch truyền thông sản phẩm.
Chỉ trong 3 tháng, sản phẩm kẹo Kera đă tiêu thụ 135.000 hộp, thu về hơn 20 tỉ đồng, trong đó sự xuất hiện và đồng hành của Thùy Tiên được cho là có đóng góp không nhỏ vào mức tiêu thụ đáng kể này. Tuy nhiên, khi thông tin sản phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật bị phát giác, phản ứng của dư luận trở nên gay gắt, đặc biệt khi phía hoa hậu Thùy Tiên mới chỉ đưa ra lời xin lỗi chính thức mà chưa có thêm động thái cụ thể nào để làm rơ hoặc giải thích trách nhiệm của ḿnh
Khi thành công đến quá sớm
Đi cùng các hoạt động quảng bá, PR, livestream bán kẹo giả Kera của Thùy Tiên là Quang Linh Vlog – một nhân vật cũng nổi đ́nh nổi đám trên mạng xă hội. Năm 2016, khi mới 19 tuổi, Quang Linh sang Angola làm việc và lập kênh YouTube ghi lại cuộc sống nơi đất khách. Những video mang màu sắc thiện nguyện, phản ánh cuộc sống nông thôn Angola, đă giúp anh nhanh chóng xây dựng h́nh ảnh tích cực, gần gũi, và tăng vọt lượt xem.
Từ thành công này, Quang Linh bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh như mở shop quần áo, bán nước hoa và các sản phẩm khác. Trong bối cảnh mạng xă hội ngập tràn nội dung rác, Quang Linh Vlog được xem như một luồng gió mới – ghi lại h́nh ảnh đời thường, con người hiền ḥa ở châu Phi, góp phần xây dựng một thương hiệu cá nhân đáng mơ ước.Tuy nhiên, thành công đến sớm cũng khiến Quang Linh "say men chiến thắng". Trở về nước, anh nhanh chóng lao vào các phiên livestream bạc tỉ, mở công ty kinh doanh nhiều sản phẩm. Dù hiểu rơ chất lượng thật sự của kẹo Kera, anh vẫn không ngần ngại quảng cáo “ăn một viên bằng cả đĩa rau”, cùng với đội ngũ livestream hùng hậu như Hằng Du Mục, Thùy Tiên chốt đơn khủng loại kẹo giả này.
Đến nay, cộng đồng mạng vẫn x́ xào về doanh thu “khủng” mà Hằng Du Mục đạt được sau khi trở về nước. Nếu trước kia cô từng nhận được sự đồng cảm v́ hoàn cảnh, th́ sau bê bối kẹo rau giả, dư luận đă “quay xe” hoàn toàn.Trở về từ nước ngoài với trái tim từng bị tổn thương, Hằng Du Mục được cộng đồng đón nhận, ủng hộ hết ḿnh. Thế nhưng, sự tin tưởng ấy đă bị phản bội khi cô tham gia bán hàng giả, hàng kém chất lượng cho chính những người từng thương yêu ḿnh.Chưa dừng lại ở đó, nhiều bài “phốt” trên mạng xă hội đă chỉ ra nghi vấn liên quan đến chất lượng của các sản phẩm khác như yến sào, ḿ tôm, bột củ sen…
Những cái tên từng là h́nh mẫu lư tưởng như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlog hay hoa hậu Thùy Tiên – những người trẻ có tài năng, từng mang trong ḿnh trái tim nồng nhiệt và lư tưởng sống – giờ đây lại bị vùi dập bởi chính ḷng tham và sự mờ mắt trước lợi nhuận dễ dàng.
Họ đă bị pháp luật chế tài, bị người hâm mộ quay lưng. Nhưng điều c̣n sót lại – và đau đớn nhất – chính là vết xước trong ḷng công chúng về niềm tin vào người nổi tiếng.
Một bài học chưa bao giờ cũ
Câu chuyện của những người trẻ có danh tiếng, sở hữu lượng người hâm mộ lớn nhưng vướng vào lùm xùm liên quan đến sản phẩm kém chất lượng không phải là lần đầu xuất hiện. Và mỗi lần như thế, dư luận lại đặt ra câu hỏi: điều ǵ khiến họ – những người từng truyền cảm hứng, từng được kỳ vọng – đi đến quyết định mạo hiểm ḷng tin của công chúng?
Câu trả lời có lẽ nằm ở chính sức hút của sự nổi tiếng và lợi nhuận. Khi thành công đến quá nhanh, quá dễ, người ta dễ bị cuốn vào ṿng xoáy kiếm tiền, quảng bá sản phẩm mà thiếu đi sự thận trọng cần thiết. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân không chỉ là ánh hào quang trên mạng xă hội mà c̣n là trách nhiệm trong từng hành động, lời nói, đặc biệt khi gắn với niềm tin của hàng triệu người theo dơi.Bài học ở đây không chỉ dành cho người trong cuộc, mà c̣n là lời cảnh tỉnh cho bất kỳ ai hoạt động trong lĩnh vực có sức ảnh hưởng đến cộng đồng. Uy tín là thứ xây dựng qua năm tháng nhưng có thể đánh mất chỉ sau một sai lầm. Trong thời đại số, nơi mọi thông tin đều được lan truyền với tốc độ chóng mặt, sự tỉnh táo, minh bạch và tôn trọng công chúng chính là những giá trị bền vững nhất.
Câu chuyện lần này nên được nh́n nhận như một cơ hội để soi chiếu lại hành tŕnh của những người nổi tiếng, đồng thời nhấn mạnh rằng sự trung thực, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với cộng đồng vẫn luôn là những nguyên tắc không bao giờ lỗi thời.
|
|