Theo như tổng cộng cả tiền bồi thường và lăi lên tới hơn 665 triệu đô la cho một công ty dầu khí Mỹ. Greenpeace xem phán quyết của ṭa đe dọa quyền tự do ngôn luận và quyền biểu t́nh, đồng thời cho biết sẽ kháng án, sau khi ra phán quyết của một ṭa án ở Bắc Dakota, Hoa Kỳ, vào hôm ngày 19/03/2025 vừa qua.

Ảnh tư liệu: Các thành viên của Greenpeace trước cuộc đàm phán về Hiệp ước Nhựa toàn cầu tại Paris, Pháp, ngày 27/05/2023. AP - Aurelien Morissard
Một ṭa án ở Bắc Dakota, Hoa Kỳ, hôm 19/03/2025, ra phán quyết là tổ chức phi chính phủ Hoà B́nh Xanh (Greenpeace) đă phạm tội vu khống một công ty dầu khí Mỹ và phải bồi thường cho công ty này hơn 665 triệu đô la.
Greenpeace đă giữ vai tṛ then chốt trong phong trào biểu t́nh của bộ tộc bản địa Standing Rock Sioux và nhiều tổ chức sinh thái hồi năm 2016-2017 chống lại dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Dakota Access Pipeline.
Dự án sau đó đă được khởi động lại trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của Donald Trump. Nhưng công ty xây dựng Energy Transfer và hiện đang là nhà vận hành đường ống dẫn dầu đă yêu cầu Greenpeace bồi thường thiệt hại. Tổng cộng, cả tiền bồi thường và lăi lên tới hơn 665 triệu đô la. Greenpeace xem phán quyết của ṭa đe dọa quyền tự do ngôn luận và quyền biểu t́nh, đồng thời cho biết sẽ kháng án.
« Ngay cả trước khi phiên ṭa bắt đầu, tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace đă lên án chiến thuật của công ty dầu khí dùng ṭa án để chống lại các cuộc biểu t́nh, nói cách khác là dùng vụ kiện nhằm trấn áp. Đối với bà Sushma Raman, giám đốc tạm quyền của Greenpeace Mỹ, phán quyết của ṭa sẽ để lại hậu quả cho tương lai của các cuộc biểu t́nh ôn ḥa. Bà nói: « Đối với những người tham gia các cuộc biểu t́nh ôn ḥa, đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tập hợp, ai cũng sẽ lo ngại. Phán quyết này có thể khiến các cuộc biểu t́nh ôn ḥa không thể diễn ra nữa ».
Ba thực thể của Greenpeace đă bị kết án, gồm tổ chức Greenpeace quốc tế, tổ chức Greenpeace Fund chuyên trách tài chính và Greenpeace Mỹ. Greenpeace chi nhánh Mỹ đă thông báo từ trước là họ có nguy cơ phá sản ở Hoa Kỳ. Nhưng đối với giám đốc Sushma Raman, hiện c̣n quá sớm để biết điều đó có xảy ra không. Bà cho biết thêm : « Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc. Chúng tôi sẽ kháng án và tiếp tục nỗ lực để bảo đảm công lư về môi trường và khí hậu, cũng như để buộc các đại tập đoàn dầu khí phải chịu trách nhiệm ».
Phán quyết được đưa ra bởi một bồi thẩm đoàn nhân dân, gồm các công dân địa phương, mà hơn một nửa có quan hệ cá nhân với các công ty năng lượng hóa thạch, vốn là một lĩnh vực chiếm vị thế áp đảo trong nền kinh tế của địa phương ».