Sau những màn đấu khẩu giữa Tổng thống Donald Trump và Zelensky liên quan tới thỏa thuận khoáng sản. Vào sáng 26/2 (giờ Việt Nam), cả Kiev và Washington đều bất ngờ tuyên bố đạt khung thỏa thuận mới trong vấn đề này. Thậm chí, ông Donald Trump c̣n chia sẻ với báo giới rằng ông Zelensky muốn tới Washington vào ngày 28/2 tới để kư kết thỏa thuận.
Ukraine đă đạt được các điều khoản có lợi hơn trong quá tŕnh đàm phán vàcoi thỏa thuận này như một cách để xoa dịu ông Trump cũng như củng cố quan hệ với Mỹ, nhằm bảo đảm lợi ích tối đa của Kiev trong bối cảnh hiện nay.
Reuters ngày 26/2 dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Tôi nghe nói ông ấy (Tổng thống Ukraine Zelensky) sẽ đến vào ngày 28/2. Tôi chắc chắn là nếu ông ấy muốn th́ tôi đồng ư. Và ông ấy muốn kư cùng tôi”.
Về phía Ukraine, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tư pháp UkraineOlha Stefanishyna - người dẫn đầu các cuộc đàm phán, cũng xác nhận với tờ Financial Times, rằng Kiev và Washington đă đạt một khung thỏa thuận về khoáng sản sau những chuỗi ngày căng thẳng. Những tuyên bố trên được đưa ra chỉ một ngày sau khiTổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscowsẵn sàng hợp tác với Washington về khoáng sản, nhấn mạnh Mỹ có thể đầu tư vào cả những vùng Moscow đă tuyên bố sáp nhập ở Ukraine.
Theo Reuters, khung thỏa thuận mới giữa hai bên bao gồm việc Mỹ và Ukraine sẽ thành lập một quỹ đầu tư tái thiết chung.
Cụ thể:
Ukraine sẽ đóng góp vào quỹ 50% doanh thu từ hoạt động thương mại hóa các nguồn tài nguyên trên sau khi trừ đi chi phí hoạt động, không bao gồm các tài nguyên hiện đang đóng góp vào ngân sách nhà nước Ukraine, đồng nghĩa sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của Naftogaz và Ukrnafta, hai công ty dầu khí lớn nhất nước này. Đổi lại, Mỹ sẽ sử dụng quỹ này để tái đầu tư vào Ukraine, thực hiện cam kết tài chính dài hạn cho sự phát triển của một "Ukraine ổn định và thịnh vượng về kinh tế".
Quyền sở hữu chung sẽ được xác định dựa trên các đóng góp tài chính thực tế và trong khi hai nước cùng quản lư quỹ, Mỹ sẽ có thẩm quyền ra quyết định theo luật riêng của ḿnh. Tuy nhiên, dự thảo thỏa thuận khoáng sản mới không nêu về bất kỳ phương án đảm bảo an ninh nào của Mỹ hoặc việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, song có ghi rằng Washington muốn Kiev được “tự do, có chủ quyền và an toàn”.
Mặc dù văn bản không có đảm bảo an ninh rơ ràng nhưng các quan chức Ukraine lập luận rằng họ đă đàm phán các điều khoản thuận lợi hơn nhiều và mô tả thỏa thuận này là một cách mở rộng mối quan hệ với Mỹ, để củng cố triển vọng của Ukraine sau 3 năm xung đột. Phó Thủ tướng Ukraine Stefanishyna nói với Financial Times như sau: “Thỏa thuận khoáng sản chỉ là một phần của bức tranh lớn hơn”.
Giới chuyên gia nhận định, có hai lư do chính dẫn đến việc Ukraine đồng ư với khung thỏa thuận này. Thứ nhất, về mặt kinh tế, Ukraine cần nguồn tài chính để tái thiết đất nước và duy tŕ khả năng chiến đấu. Khai thác khoáng sản là một giải pháp nhanh chóng để tạo nguồn thu. Thỏa thuận sẽ giúp Ukraine thu hút vốn đầu tư từ Mỹ mà không phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ quân sự.
Thứ hai, về mặt chính trị, thỏa thuận có thể giúp Ukraine giữ được sự hỗ trợ của Mỹ trong bối cảnh Washington giảm cam kết quân sự trực tiếp. Về phía Mỹ, lư do chính thúc đẩy thỏa thuận này được các chuyên gia đánh giá là lợi ích kinh tế và chiến lược. Washington muốn khai thác các nguồn khoáng sản quan trọng của Ukraine, đồng thời giữ ảnh hưởng ở khu vực mà không phải gánh chịu gánh nặng viện trợ như trước. Ngoài ra, việc kiểm soát một phần nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine cũng giúp Mỹ có thêm lợi thế trong các cuộc đàm phán với Nga.
Trang tin TWZ th́ cho rằng việc Mỹ và Ukraine đạt được thỏa thuận là một chuyện, nhưng việc có tiếp cận được các các khoáng sản này hay không lại là một thách thức lớn. Trang này cũng dẫn thông tin từ the Independent nêu rơ, hơn một nửa tài nguyên khoáng sản của Ukraine, trị giá hơn 7,5 ngh́n tỷ USD nằm trong bốn vùng lănh thổ mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập vào tháng 9/2022 và hiện quân đội Nga đang kiểm soát phần lớn những khu vực này. Các khu vực đó bao gồm Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.
Bán đảo Crimea cũng chứa lượng khoáng sản trị giá khoảng 258 tỷ USD. Ngoài ra, vùng Dnipropetrovsk, giáp ranh với các khu vực mà Nga đang kiểm soát tại Donetskvà Zaporizhzhia cũng chứa thêm khoảng 3,5 ngh́n tỷ USD tài nguyên khoáng sản.
Theo giới chuyên gia, không chỉ có một phần lớn tài nguyên khoáng sản của Ukraine ở trong khu vực dưới sự kiểm soát của Nga, mà nhiều nơi c̣n quá gần chiến tuyến khiến việc khai thác, chế biến và vận chuyển trở nên vô cùng khó khăn. Là một người theo chủ nghĩa thực dụng, cùng ngày, ông Donald Trump đă phản hồi lời mời của Tổng thống Nga Putin về việc hợp tác đất hiếm. Theo đó, ông Trump nhấn mạnh sẵn sàng đón nhận ư tưởng cùng phát triển các mỏ khoáng sản của Nga.
“Họ (Nga) có trữ lượng đất hiếm khổng lồ. Họ có những thứ rất giá trị mà chúng ta có thể sử dụng, và chúng ta có những thứ mà họ có thể sử dụng. Mọi việc sẽ rất suôn sẻ nếu chúng ta làm được điều đó. Tôi nghĩ việc này sẽ là điều rất tốt cho ḥa b́nh thế giới”, ông Trump chia sẻ.
Cây viết Joakim Scheffer của tờ Hungarian Conservative b́nh luận, ông Trump là nhà lănh đạo mang tính thực tế và có qua có lại, chỉ ra quyết định dựa trên điều ǵ tốt nhất cho lợi ích của Mỹ. Do đó, bối cảnh sẽ rơ ràng hơn trong những ngày tới, khi các chi tiết then chốt mà Ukraine và Nga đưa ra trong thỏa thuận với Mỹ dần xuất hiện.