Một nghiên cứu mới trên tạp chí Nature Medicine tuần này đă báo cáo trường hợp bệnh nhân ung thư thuyên giảm lâu nhất nhờ liệu pháp miễn dịch CAR-T.
Đó là một cô bé 4 tuổi, mắc ung thư tế bào thần kinh, được điều trị tại Bệnh viện Nhi Texas, Hoa Kỳ vào năm 2006. Tại thời điểm nhập viện, tiên lượng của cô bé được đánh giá là rất xấu.
Bệnh ung thư tế bào thần kinh của cô đă di căn đến xương. Và mọi phương pháp điều trị tiêu chuẩn bao gồm hóa trị và xạ trị cho cô bé đều không có tác dụng.
Do đó, các bác sĩ đă quyết định điều trị cho cô bé bằng liệu pháp miễn dịch CAR-T, thời điểm đó vẫn c̣n trong giai đoạn thử nghiệm.
Điều mà cả các bác sĩ và người nhà cô bé không ngờ tới, đó là CAR-T không chỉ giúp cô bé thuyên giảm hoàn toàn, mà c̣n kéo dài thời gian "khỏi bệnh" đó suốt 19 năm.
Con số thậm chí sẽ vẫn c̣n tăng lên, khi cô gái hiện vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh ở tuổi 23. Xét nghiệm mới nhất không t́m thấy các tế bào ung thư tái phát.
Vui mừng hơn nữa, các bác sĩ thông báo bệnh nhân của ḿnh đă kết hôn và trở thành mẹ của 2 đứa trẻ khỏe mẹnh. Cả một cuộc đời đă mở ra với cô bé này, vào một khoảnh khắc định mệnh năm 2006, sau khi cô nhận được một mũi tiêm CAR-T duy nhất.
CAR-T: Liệu pháp điều trị ung thư bằng chính hệ miễn dịch của bệnh nhân
Chúng ta biết ung thư là căn bệnh xảy ra khi các tế bào bên trong cơ thể bị đột biến, phát triển mất kiểm soát và h́nh thành lên các khối u. V́ các khối u này h́nh thành từ chính các tế bào của cơ thể bệnh nhân, hệ miễn dịch coi tế bào ung thư là "người một nhà" và không nhận diện chúng là một căn bệnh.
Hệ quả là các tế bào miễn dịch T sẽ không tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư, như cách nó tiêu diệt vi khuẩn và virus - các mầm bệnh ngoại lai xâm nhập từ bên ngoài cơ thể.
Chữa trị ung thư v́ vậy chỉ có thể dựa vào những liệu pháp tác động từ bên ngoài, cực kỳ xâm lấn và gây ra nhiều tác dụng phụ như phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Các tế bào T của hệ miễn dịch coi tế bào ung thư là "người một nhà" và không nhận diện chúng là một căn bệnh.
CAR-T kh́ khác, nó là một liệu pháp nhắm tới việc sử dụng chính hệ miễn dịch bên trong mỗi người để chống lại ung thư. Để khiến các tế bào miễn dịch T - từ chỗ không coi tế bào ung thư là một căn bệnh chuyển sang nhận diện và tiêu diệt chúng, các nhà khoa học sẽ gắn lên bề mặt của nó một thụ thể kháng nguyên nhân tạo (chimeric antigen receptor –CAR).
Các thụ thể kháng nguyên nhân tạo CAR này được thiết kế để nhắm đến chính xác các kháng nguyên có trên bề mặt của tế bào ung thư mục tiêu. Nên sau khi tế bào T được gắn thêm CAR để trở thành CAR-T, chúng sẽ t́m diệt được mọi tế bào ung thư, đang lẩn trốn ở mọi ngóc ngách trong cơ thể, kể cả các tế bào ung thư đă di căn.
Sử dụng chính hệ miễn dịch của cơ thể, CAR-T tỏ ra ưu việt hơn các biện pháp chữa trị ung thư cục bộ như phẫu thuật và xạ trị, v́ các biện pháp này không có cách nào để loại bỏ hết tế bào ung thư, đưa bệnh nhân về "âm tính", hay thuyên giảm hoàn toàn.
Các thụ thể kháng nguyên nhân tạo CAR này được thiết kế để nhắm đến chính xác các kháng nguyên có trên bề mặt của tế bào ung thư mục tiêu.
Ngoài ra, tế bào CAR-T cũng có cơ chế chọn lọc tự nhiên vốn có của tế bào miễn dịch. Nghĩa là chúng sẽ chỉ t́m diệt tế bào biểu hiện kháng nguyên phù hợp với CAR, chính là những tế bào ung thư, c̣n sẽ không diệt các tế bào lành tính khác trong cơ thể, ngay cả khi các tế bào này nằm ngay cạnh khối u ung thư.
Đây là điểm ưu việt của CAR-T so với hóa trị, một biện pháp sử dụng thuốc toàn thân, trong đó các phân tử thuốc sẽ tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành tính.
Chỉ cần một liều thuốc duy nhất
Nguyên lư cơ bản của liệu pháp miễn dịch CAR-T là vậy, nhưng điều trị ung thư bằng phương pháp này thực sự sẽ diễn ra như thế nào? Hăy cùng nh́n từ góc nh́n của bệnh nhân.
Trong tất cả các trường hợp, một liệu tŕnh CAR-T sẽ bắt đầu bằng một thủ thuật giống như hiến máu. Tại bệnh viện, các bác sĩ cắm ống truyền IV để nối tĩnh mạch người bệnh với một máy lọc máu.
Khi máu của chính bệnh nhân được rút ra ngoài, máy lọc sẽ tách các tế bào T của bệnh nhân và cho vào một túi nhựa, các tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu và huyết tương sẽ được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân.
Túi nhựa chứa tế bào T sau đó sẽ được đưa vào hộp bảo quản và mang tới một pḥng thí nghiệm, nơi sẽ có các kỹ thuật viên y sinh tiếp quản công việc.
Họ là những người đă phân tích kỹ tế bào ung thư của bệnh nhân trước đó, và tạo được ra một đoạn mă gen có khả năng sinh ra thụ thể CAR phù hợp với kháng nguyên trên tế bào ung thư của bệnh nhân.
Bây giờ, công việc là gắn CAR vào tế bào T, thường được thực hiện bằng cách đưa gen CAR vào một virus lành tính, rồi cho virus lây nhiễm tế bào T của người bệnh để chuyển đoạn gen CAR này vào tế bào T.
Sau đó, mă gen CAR sẽ hướng dẫn tế bào T " tự mọc " ra thụ thể CAR bên ngoài tế bào. Một khi đă đạt được điều này, các kỹ thuật viên sẽ nuôi ươm hàng triệu bản sao CAR-T và đóng gói lại thành những bịch thuốc.
Thuốc sau đó được mang về bệnh viện, nơi bệnh nhân ung thư đang chờ được truyền trở lại cơ thể những tế bào CAR-T của chính ḿnh.
V́ toàn bộ quá tŕnh gắn thụ thể CAR lên tế bào T này là cá nhân hóa, chúng rất phức tạp và cần đến bàn tay thủ công của con người, mỗi túi thuốc CAR-T như thế này là duy nhất cho từng bệnh nhân và hiện không thể sản xuất đại trà, các công ty dược phẩm thường bán chúng với giá rất đắt, lên tới hơn 10 tỷ VNĐ/liều.
Bù lại, bệnh nhân điều trị với CAR-T chỉ cần truyền một liều duy nhất. Sau đó, các tế bào CAR-T này sẽ tiếp tục nhân lên trong cơ thể họ, đi t́m và diệt toàn bộ tế bào ung thư mà chúng nhận diện được.
19 năm thuyên giảm: Một kỷ lục điều trị với CAR-T
Cơ quan Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện đă cấp phép cho 7 liệu pháp CAR-T để điều trị các bệnh ung thư máu, bạch cầu và hạch bạch huyết.
Bên cạnh đó, họ cũng cho phép các thử nghiệm phương pháp này trên nhiều bệnh ung thư khác như ung thư thận, ung thư phổi, ung thư xương, ung thư năo…
Thống kê cho thấy chỉ riêng ở Mỹ đă có 35.000 bệnh nhân ung thư được điều trị bằng phương pháp này. Trong số đó, cứ 10 bệnh nhân th́ có 6-9 người thuyên giảm, 4-5 người thậm chí không thể phát hiện tế bào ung thư trong cơ thể sau điều trị, có thể được coi là khỏi bệnh.
Trong trường hợp của bệnh nhân mới được báo cáo trên tạp chí Nature Medicine, cô bé mắc ung thư tế bào thần kinh đă được điều trị bằng CAR-T từ năm 2006, và là một trong những bệnh nhân đầu tiên tham gia thử nghiệm phương pháp này tại Bệnh viện Nhi Texas, Hoa Kỳ.
Như những bệnh nhân khác, các bác sĩ cũng đă rút tế bào T của cô bé và chỉnh sửa gen sao cho chúng biểu hiện thụ thể CAR nhắm vào kháng nguyên GD2 trên tế bào ung thư thần kinh của cô bé.
Các tế bào CAR-T sau đó được nhân lên hàng triệu lần để truyền lại vào cơ thể bệnh nhân. Chúng sau đó đă đi t́m và diệt toàn bộ tế bào ung thư có trong cơ thể cô bé.
Chỉ bằng một đợt điều trị với một liều CAR-T duy nhất, bệnh nhân đă đạt được trạng thái thuyên giảm. Xét nghiệm hàng năm không cho thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư quay trở lại nào.
Điều đáng nói là kỳ tích này đă được duy tŕ từ năm 2006 đến nay, nghĩa là đă 19 năm, và khoảng thời gian "khỏi bệnh" này vẫn đang tiếp tục tăng lên.
Emily Whitehead, một bệnh nhân ung thư nổi tiếng khác tại Mỹ cũng được điều trị bằng CAR-T vào năm 2012. Đến nay, cô đă có 13 năm thuyên giảm. Trong khi đó, danh tính của cô bé trong nghiên cứu mới vẫn được giấu kín.
"Quả thực rất tuyệt vời khi sau một khoảng thời gian theo dơi dài đến vậy, chúng tôi vẫn có thể quan sát thấy sự thuyên giảm lâm sàng với bệnh nhân này. Hiện cô bé đă trưởng thành và có cuộc sống hoàn toàn b́nh thường", giáo sư Helen Heslop, người đứng đầu thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Nhi Texas cho biết.
"Đây là bệnh nhân ung thư sống lâu nhất nhờ được điều trị bằng liệu pháp CAR-T mà chưa cần phải điều trị thêm bằng bất cứ liệu pháp nào. Điều đáng mừng là sau đó, cô ấy đă có 2 lần mang thai đủ tháng và sinh ra những đứa con khỏe mạnh".
CAR-T hiện cũng đă được thử nghiệm tại Việt Nam
Thời gian kỷ lục mà bệnh nhân ung thư này được "chữa khỏi" nhờ CAR-T đến từ một thực tế, thử nghiệm năm 2006 mà cô ấy tham gia là một trong những thử nghiệm lâm sàng sớm nhất được thực hiện với liệu pháp này.
Kể từ đó tới nay, các nhà khoa học đă thực hiện hàng ngàn thử nghiệm khác trên khắp thế giới, sử dụng CAR-T để điều trị ung thư cho hàng chục ngàn bệnh nhân.
Theo số liệu từ Clinical Trials, cơ sở dữ liệu trực tuyến của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện là quốc gia có số lượng nghiên cứu thử nghiệm CAR-T nhiều nhất, với 962 thử nghiệm.
Con số chiếm 50% trong số tổng 1.920 thử nghiệm lâm sàng CAR-T đă được đăng kư. Điều đó có nghĩa là hơn một nửa số thử nghiệm liệu pháp này hiện đang được tiến hành tại Trung Quốc.
Theo sau đó là Mỹ, với 653 thử nghiệm, chiếm khoảng 34% số thử nghiệm CAR-T trên toàn cầu.
Con số ở các quốc gia Châu Âu lần lượt là Pháp 73 thử nghiệm (3,8%), Đức 63 thử nghiệm (3,2%), Anh 61 thử nghiệm (3,2%). Australia hiện có 54 thử nghiệm (2,8%), Canada 48 thử nghiệm (2,5%).
Trong khi đó ở các nước Châu Á ngoài Trung Quốc, CAR-T cũng đang được ứng dụng ở Nhật với 33 thử nghiệm, Hàn Quốc 16 thử nghiệm, Singapore 14 thử nghiệm, Malaysia 5 thử nghiệm, Thái Lan 3 thử nghiệm.
VietBF@ Sưu tập
|
|