Bộ phận đó chính là phổi lợn. Nó rất phổ biến, được nhiều người Việt yêu thích v́ giá rẻ, đa dạng cách chế biến, cấu trúc xốp kết hợp với gịn đặc trưng khi ăn và quan niệm “ăn ǵ bổ nấy”. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây lại là bộ phận bẩn nhất trong cơ thể con lợn, tích tụ nhiều chất độc hại và vi khuẩn.

Ảnh minh họa
Phổi lợn bẩn như thế nào?
Phổi là cơ quan hô hấp của lợn, tiếp xúc trực tiếp với không khí nên dễ chứa bụi bẩn, vi khuẩn và các tạp chất. Phó giáo sư họ Nguyễn, nguyên giảng viên Trường Công nghệ thực phẩm và Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Phổi là nơi tích tụ nhiều chất độc từ thức ăn chăn nuôi, kể cả các chất tạo nạc. Đây cũng là bộ phận dễ viêm nhiễm nhất.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 60% thành phần độc tố từ thức ăn chăn nuôi tồn tại trong phổi lợn. Đặc biệt, do cấu trúc nhiều đường khí quản phức tạp, phổi rất khó làm sạch hoàn toàn, dễ tồn đọng vi khuẩn và bụi bẩn”.
Ngoài ra, do phổi có nhiệm vụ lọc không khí, chúng chứa nhiều tạp chất và vi sinh vật có hại. Điều này khiến phổi lợn trở thành bộ phận bẩn nhất, không chỉ ở lợn mà c̣n ở mọi loài động vật khác.
Nói thêm về quan niệm “ăn ǵ bổ nấy”, ông cũng khẳng định nó không có cơ sở khoa học và thậm chí có thể phản tác dụng. Ông từng gặp bệnh nhân lao phổi mua phổi lợn về tẩm bổ, nhưng việc này chỉ làm t́nh trạng viêm nhiễm nặng hơn do vi khuẩn tồn đọng trong phổi lợn.
Đương nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không được ăn phổi lợn, mà cần hạn chế ăn. Bởi xét về mặt ẩm thực hay dinh dưỡng th́ phổi lợn vẫn mang lại giá trị nhất định. Nhưng người già, trẻ em, người đang chữa bệnh tốt nhất là không nên ăn. Người b́nh thường có thể ăn khoảng 1 tuần/lần, không ăn nhiều quá và chế biến thật sạch.
Cụ thể, rửa phổi dưới ṿi nước để nước có thể chảy vào các khí quản sau đó dốc sạch máu đọng, giảm mùi hôi. Bạn nên mua phổi tươi, sạch, có màu hồng, không ăn phổi thâm đen, tanh, hôi.
Các bộ phận khác của lợn cũng cần cẩn trọng khi ăn
Không chỉ riêng phổi lợn, một số bộ phận khác hoặc nội tạng khác của con lợn cũng chứa nhiều độc tố và vi khuẩn, cần hạn chế ăn như:
- Da lợn: Chứa nhiều cholesterol xấu và protein khó tiêu, dễ gây bệnh tim mạch và béo ph́. Nếu chế biến không kỹ, nang lông trên da c̣n có thể mang kư sinh trùng gây hại.
- Thịt cổ lợn: Chứa nhiều chất béo và các hạch bạch huyết có chức năng lọc độc tố, vi khuẩn. Ăn thường xuyên có thể gây tăng cân và các vấn đề tim mạch.
- Ḷng lợn: Dễ nhiễm vi khuẩn và chứa nhiều chất béo gây béo ph́, bệnh măn tính. Khâu chế biến không đảm bảo vệ sinh dễ gây ngộ độc thực phẩm.
- Tiết lợn: Giàu sắt nhưng dễ gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Người bị cao huyết áp, mỡ máu cao nên tránh.
- Gan lợn: Chứa nhiều cholesterol và kư sinh trùng, đặc biệt là sán lá gan. Nếu lợn bị bệnh viêm gan, gan sẽ chứa nhiều virus và độc tố gây bệnh.
VietBF@ Sưu tập