Cơm là một trong những món ăn quen thuộc với nhiều người. Cơm là nguồn cung cấp tinh bột dồi dào, chứa chất xơ, mangan, magie, vitamin B và một số dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe.
Phần lớn mọi người Việt Nam đều ăn cơm mỗi ngày và đôi lúc chúng ta sẽ khó tránh khỏi việc nấu thừa cơm. Nhiều người sẽ bảo quản cơm thừa để ăn tiếp cho bữa sau. Tuy nhiên, nếu bảo quản cơm không đúng cách lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Trên thực tế, khi bảo quản cơm thừa, có người sẽ để cơm ở trong mâm, đậy lồng bàn và ở nhiệt độ pḥng nhưng có người lại cho cơm thừa vào tủ lạnh. Vậy đâu mới là cách bảo quản cơm đúng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Dưới đây là câu trả lời của chuyên gia.

Cơm thừa được bảo quản không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. (Ảnh: Kitchen Stories)
Cơm thừa nên để ở mâm hay tủ lạnh?
Chuyên gia dinh dưỡng Kyndall Weir, làm việc với các vận động viên chuyên nghiệp tại Mỹ cho biết việc bảo quản cơm thừa hoặc các loại thực phẩm có chứa tinh bột như ḿ ống, pizza,... ở ngoài nhiệt độ pḥng quá lâu sẽ khiến thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc khi tiêu thụ.
Theo chuyên gia Kyndall, cơm để quá lâu trên mâm, trong nhiệt độ pḥng có thể bị nhiễm vi khuẩn Bacillus cereus. Đây là loại vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề ở đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy và ngộ độc.
Chuyên gia Kyndall nhấn mạnh trong clip: “Thực phẩm giàu tinh bột để ở nhiệt độ pḥng trong thời gian dài dễ bị nhiễm vi khuẩn hơn so với các loại thực phẩm khác”.
Chuyên gia Kyndall cũng chia sẻ thêm về trường hợp của một vận động viên mà cô từng điều trị. Theo đó, vận động viên này đă bị ngộ độc sau ăn pizza (thực phẩm giàu tinh bột) được bảo quản ở nhiệt độ pḥng.
“Khi tôi hỏi rằng anh có cất pizza trong tủ lạnh không, vận động viên đó đă trả lời rằng anh ta không có tủ lạnh nên đă để chiếc pizza đó ở ngoài nhiệt độ pḥng và ăn suốt cả tuần”, chuyên gia dinh dưỡng Kyndall nói.
Trước đó, vào năm 2023, một sinh viên 20 tuổi ở Bỉ cũng đă tử vong v́ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus khoảng 10 tiếng sau khi ăn món ḿ ống đă để ở ngoài nhiệt độ pḥng trong vài ngày.
Theo thông tin từ pḥng khám Cleveland Clinic, mỗi năm có khoảng 63.400 trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus tại Hoa Kỳ.
Bảo quản cơm đúng cách
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus gây ra, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS), Anh khuyến cáo mọi người nên cho phần cơm thừa đă nguội vào ngăn mát tủ lạnh.
Với những ngày trời nóng, nhiệt độ trên 32 độ C, mọi người không nên để cơm nguội ở nhiệt độ pḥng quá lâu, tốt nhất là không quá 1 giờ đồng hồ.
Các chuyên gia của Liên đoàn Hợp tác xă Nông nghiệp Nhật Bản cho rằng, cơm nguội có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 4 - 6 ngày sau khi nấu và tối đa 6 tháng trong tủ đông.
Khi bảo quản cơm nguội, mọi người cần cho cơm vào trong hộp hoặc túi zip sạch và kín, tránh để các thức ăn khác dính vào. Khi bỏ cơm nguội ra hấp lại hoặc quay ḷ vi sóng, mọi người cần kiểm tra lại xem cơm có dấu hiệu thiu, mốc hay không. Nếu cơm có mùi lạ hoặc dấu hiệu bị hỏng, mọi người nên vứt bỏ và tuyệt đối không sử dụng để đảm bảo an toàn.
Vietbf@Sưu tập