Theo như chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đă phê duyệt việc chuyển giao 125 pháo phản lực tầm xa và 100 tên lửa pḥng không dùng cho hệ thống Patriot từ Đức cho Ukraine có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột hay không, như lời của một quan chức quốc hội Mỹ tuần rồi nói với tờ The New York Times như thông tin trên.
Một bước tiến quan trọng
Mặc dù chính phủ Mỹ chưa lên tiếng về thông tin trên, quyết định bật đèn xanh cho Đức chuyển tên lửa tầm xa và Patriot đến Ukraine đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc củng cố năng lực pḥng thủ của Ukraine khi các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Nga gia tăng.

Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensy đứng bên cạnh hệ thống Patriot hồi tháng 11-2024. Ảnh: GETTY IMAGES
Một báo cáo gần đây từ The New York Times cho biết các cuộc tấn công của Nga đă trở nên dữ dội hơn trong vài tuần qua, bất chấp các cuộc đàm phán ḥa b́nh do Mỹ dẫn đầu vẫn đang diễn ra. Hệ thống pḥng không của Ukraine, dù đă được tăng cường nhờ viện trợ từ phương Tây trước đó, vẫn gặp khó khăn trong việc theo kịp mức độ và sự tinh vi của các đợt tấn công từ phía Nga.
Các loại vũ khí vừa được phê duyệt dự kiến sẽ giúp Ukraine giải quyết những thiếu hụt cấp bách trong khả năng tấn công vào sâu trong lănh thổ do Nga kiểm soát, cũng như bảo vệ bầu trời trước các mối đe dọa tiên tiến.
Các loại vũ khí được sản xuất tại Mỹ phải được Washington cho phép xuất khẩu, ngay cả khi thuộc sở hữu của một quốc gia khác, do các quy định nghiêm ngặt về công nghệ quân sự nhạy cảm.
Việc kiểm soát xuất khẩu của Mỹ yêu cầu phải có sự phê duyệt này bắt nguồn từ Quy định Chuyển giao Quốc tế về Vũ khí (ITAR) - bộ quy định điều chỉnh việc chuyển giao công nghệ quân sự nhạy cảm. Mặc dù Đức là nước sở hữu số vũ khí đó, nhưng do chúng có nguồn gốc từ Mỹ, Berlin vẫn cần sự chấp thuận của Washington để tái xuất — một quy tŕnh nhằm đảm bảo các hoạt động phù hợp với các mục tiêu chiến lược của Mỹ.
Cơ chế kiểm soát này đă bị chỉ trích v́ tạo ra nút thắt cổ chai trong ḍng viện trợ cho Ukraine, đặc biệt là khi các lực lượng Nga đă điều chỉnh chiến thuật của họ để khai thác lỗ hổng trong hệ thống pḥng thủ của Kiev. Một phân tích vào tháng 3-2025 của Viện Nghiên cứu Chiến tranh lưu ư rằng việc Nga tăng cường sử dụng tên lửa Oreshnik, có thể tránh được một số hệ thống pḥng không của phương Tây do tốc độ và độ cao lớn, đă làm tăng tính cấp thiết của các hệ thống như Patriot.
Do đó, thông tin trên nhấn mạnh vai tṛ quan trọng của Washington trong việc định h́nh ḍng vũ khí tiên tiến đến Kiev và làm nổi bật sự phối hợp ngày càng sâu sắc giữa các đồng minh Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) để đối phó Nga.
Nếu thông tin của The New York Times là đúng, th́ việc chuyển giao này diễn ra vào thời điểm then chốt trong cuộc xung đột Nga–Ukraine, hiện đă bước sang năm thứ tư. Các lực lượng Nga đă gia tăng các cuộc không kích, liên tục tấn công các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine bằng tên lửa và UAV.
Uy lực ATACMS và Patriot
Loại pháo phản lực tầm xa được nói đến được cho là hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS), do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Đây là loại tên lửa đạn đạo đất đối đất, được thiết kế để tấn công chính xác ở cự ly xa. Tên lửa này tương thích với các hệ thống phóng M270 và hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS mà Ukraine đang vận hành, với tầm bắn hơn 300 km đối với các biến thể mới nhất như MGM-140B.
Mỗi tên lửa có thể mang theo nhiều loại đầu đạn khác nhau, bao gồm đầu đạn nổ mạnh đơn khối hoặc, ở các phiên bản cũ hơn, bom chùm. Tuy nhiên, việc sử dụng bom chùm đă bị hạn chế do các thỏa thuận quốc tế.

Hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot. Ảnh: Peter Mueller/BỘ QUỐC PH̉NG ĐỨC
Hệ thống dẫn đường của ATACMS dựa trên sự kết hợp giữa điều hướng quán tính và GPS, cho phép tên lửa đánh trúng mục tiêu với sai số ṿng tṛn dưới 10 m, theo một báo cáo năm 2023 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Trên chiến trường, ATACMS đă chứng minh giá trị đối với Ukraine. Vào năm 2024, lực lượng Ukraine đă sử dụng loại tên lửa này một cách hiệu quả để tấn công các sân bay và trung tâm hậu cần của Nga tại các phía đông Ukraine, bao gồm một cuộc tấn công đáng chú ư vào căn cứ quân sự của Moscow ở Crimea, phá hủy nhiều máy bay và kho đạn dược.
Khả năng tấn công sâu vào tuyến sau của đối phương giúp Ukraine làm gián đoạn chuỗi cung ứng và hệ thống chỉ huy của Nga, buộc Moscow phải di chuyển các tài sản chiến lược ra xa tiền tuyến. Với tầm bắn vượt xa pháo binh thời Liên Xô mà Ukraine từng sử dụng, ATACMS mang lại lợi thế chiến thuật trong một cuộc chiến mà khả năng tấn công chính xác từ xa ngày càng mang tính quyết định.
Các tên lửa pḥng không Patriot, cụ thể là ḍng MIM-104, cũng đóng vai tṛ hết sức quan trọng. Hệ thống Patriot, cũng do Lockheed Martin sản xuất, là nền tảng của pḥng không hiện đại, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành tŕnh và máy bay.
Các tên lửa được chuyển giao lần này nhiều khả năng là các biến thể PAC-3 hoặc PAC-3 MSE có tầm bắn xa hơn và sức sát thương lớn hơn so với các phiên bản trước đó. Chẳng hạn, PAC-3 MSE sử dụng phương pháp đánh chặn “đâm trúng để tiêu diệt” dựa vào động năng để tiêu diệt mục tiêu thay v́ dùng đầu đạn nổ.
Hệ thống t́m mục tiêu tiên tiến và khả năng cơ động cao giúp tên lửa này hiệu quả trước các mối đe dọa tốc độ cao, khó phát hiện, bao gồm tên lửa đạn đạo Iskander và UAV Shahed-136 của Nga.
Trung tâm của hệ thống Patriot là radar AN/MPQ-65, cung cấp khả năng giám sát 360 độ và có thể theo dơi cùng lúc tới 100 mục tiêu. Khả năng phát hiện và ưu tiên mối đe dọa ở khoảng cách gần 100 km của radar này đảm bảo thời gian phản ứng nhanh — yếu tố then chốt trong việc đối phó với các đợt không kích phức hợp của Nga.
Mỗi tổ hợp Patriot, bao gồm bệ phóng, radar và đơn vị chỉ huy, có thể triển khai tối đa 16 tên lửa. Tuy nhiên, theo tổ chức Action on Armed Violence (AOAV) báo cáo vào tháng 4-2025, 6 tổ hợp Patriot hiện có của Ukraine đang phải hoạt động quá tải trên khắp lănh thổ rộng lớn của nước này.
Việc triển khai hệ thống Patriot tại Ukraine đă tạo ra bước ngoặt lớn kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2023. Vào tháng 4-2024, 1 tổ hợp Patriot ở Kiev đă đánh chặn thành công loạt tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga — một kỳ tích cho thấy khả năng đối phó của hệ thống này trước các mối đe dọa công nghệ cao.
Tuy nhiên, chi phí cao của mỗi tên lửa PAC-3 MSE — ước tính khoảng 4 triệu USD — cùng với năng lực sản xuất hạn chế đă cản trở khả năng của Ukraine trong việc duy tŕ các cuộc giao tranh kéo dài. Một báo cáo năm 2025 của tạp chí Forbes nêu rơ nỗ lực của Lockheed Martin nhằm tăng sản lượng lên 650 tên lửa mỗi năm vào năm 2027, nhưng hiện tại vẫn chỉ sản xuất khoảng 500 tên lửa/năm, cho thấy tầm quan trọng của 100 tên lửa trong đợt viện trợ Ukraine lần này.
Tin Mỹ bật đèn xanh cho Đức chuyển tên lửa ATACMS và Patriot đến Ukraine phản ánh sự đan xen phức tạp giữa các ưu tiên quân sự và ngoại giao của Berlin. Là quốc gia cung cấp viện trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine sau Mỹ, Đức đă đóng vai tṛ chủ chốt trong việc hỗ trợ các hệ thống pḥng không, bao gồm hệ thống IRIS-T và Gepard, cũng như đạn pháo.
Vào tháng 4-2025, chính phủ Đức đă công bố một gói viện trợ, bao gồm các tên lửa Patriot và 370.000 quả đạn pháo, cho thấy cam kết mạnh mẽ của Berlin đối với quốc pḥng của Kiev. Tuy nhiên, việc Đức vẫn do dự trong việc cung cấp tên lửa hành tŕnh tầm xa Taurus — với tầm bắn khoảng 500 km — đă làm dấy lên nhiều tranh căi.
Ư nghĩa của việc chuyển giao
Trên chiến trường, các loại vũ khí được chuyển giao dự kiến sẽ tạo ra tác động tức thời. Lực lượng Nga trong thời gian qua đă chủ yếu dựa vào pháo tầm xa và các cuộc không kích để duy tŕ sức ép lên các vị trí của Ukraine, đặc biệt là tại khu vực Donbass.
Khả năng của ATACMS trong việc tấn công các nút hậu cần như kho nhiên liệu và sở chỉ huy có thể làm gián đoạn các hoạt động này, buộc Nga phải tiêu tốn thêm nguồn lực để bảo vệ tuyến sau. Tương tự, các tên lửa Patriot sẽ tăng cường khả năng của Ukraine trong việc bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu như nhà máy điện và các đầu mối giao thông — vốn là những mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch của Nga nhằm làm tê liệt nền kinh tế Ukraine.

Hệ thống tên lửa ATACMS. Ảnh: BỘ QUỐC PH̉NG HÀN QUỐC/GETTY IMAGES
Việc chuyển giao này cũng phản ánh những xu hướng rộng lớn hơn về công nghệ và địa chính trị. Mỹ và đồng minh đang đối mặt với t́nh trạng kho dự trữ đạn dược cạn kiệt — một thách thức trở nên trầm trọng hơn do tốc độ tiêu thụ vũ khí cao tại Ukraine.
Một báo cáo của tờ Business Insider vào tháng 3-2025 cho biết châu Âu hiện không có hệ thống thay thế trực tiếp nào cho Patriot, trong khi các phương án khác như hệ thống Gravehawk của Anh chỉ được thiết kế để đánh chặn mục tiêu bay chậm. Hệ thống phóng rocket MARS II của Đức — dù đang được vận hành tại Ukraine — lại kém cơ động hơn HIMARS, khiến nó dễ bị tổn thương trước các đ̣n phản pháo.
Những khoảng trống này cho thấy vai tṛ áp đảo của Mỹ trong việc cung cấp các hệ thống vũ khí tối tân — một vị trí vừa được các đối tác châu Âu dựa vào, vừa khiến họ bày tỏ sự bất măn.
Phản ứng của Nga đối với đợt chuyển giao này vẫn là một ẩn số quan trọng. Trước đây, Moscow từng nhắm mục tiêu vào các vị trí pḥng không và bệ phóng HIMARS của Ukraine bằng UAV và tên lửa. Việc bổ sung thêm tên lửa ATACMS và Patriot có thể khiến Nga thực hiện các biện pháp trả đũa mới.
Thông tin đợt chuyển giao này cũng làm dấy lên những câu hỏi về tính bền vững của sự hỗ trợ từ phương Tây. Dù vai tṛ trung gian của Đức giúp thúc đẩy ḍng chảy vũ khí do Mỹ sản xuất, nhưng số lượng liên quan — 125 tên lửa ATACMS và 100 tên lửa Patriot — chỉ chiếm một phần nhỏ so với nhu cầu thực tế của Ukraine.
Dù vậy, đợt chuyển giao này có khả năng củng cố vị thế của Ukraine trong ngắn hạn, cho phép thực hiện các đ̣n tấn công có mục tiêu và tăng cường khả năng pḥng không. Tuy nhiên, tác động lâu dài của nó c̣n phụ thuộc vào những yếu tố vượt ra ngoài chiến trường, bao gồm mức độ sẵn ḷng của các đồng minh NATO trong việc duy tŕ nguồn cung đạn dược ổn định, cũng như kết quả của các nỗ lực ngoại giao nhằm kiềm chế xung đột.
Cuối cùng, việc Mỹ được cho là phê duyệt đợt chuyển giao vũ khí của Đức là một bước đi thực dụng trong một cuộc chiến chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nó phản ánh sự cân bằng phức tạp giữa nhu cầu quân sự, chính trị liên minh và sự phụ thuộc công nghệ — những yếu tố đang định h́nh cuộc chiến sinh tồn của Ukraine.