CHDCND Triều Tiên công bố tàu chiến mới mang tên Choi Hyon, khinh hạm được trang bị khả năng pḥng không mà trước đó từng xuất hiện trong quá tŕnh thi công.Con tàu này mang số hiệu 51, được cho là đă được đóng trong hơn một năm. Về thiết kế, Choi Hyon có một số điểm tương đồng với tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51) của Mỹ.Tuy nhiên, khi đă hoàn thiện, có thể thấy rơ mục tiêu của Triều Tiên là trang bị cho nó nhiều vũ khí hơn bất kỳ tàu chiến nào cùng kích cỡ.
Về kích thước, con tàu được cho là có lượng giăn nước khoảng 5.000 tấn, nhưng con số chính xác vẫn chưa được xác nhận.
Hệ thống vũ khí chính
Trên boong trước của tàu, nổi bật là một khẩu pháo lớn, có thể cỡ 127mm. Phía sau cấu trúc thượng tầng là một hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS), trông rất giống với Pantsir-ME của Nga, một tổ hợp kết hợp pháo và tên lửa tầm ngắn.
Đây có thể là bản sao do Triều Tiên tự sản xuất hoặc là thiết bị được Nga cung cấp để đáp lại sự hỗ trợ của B́nh Nhưỡng trong cuộc xung đột tại Ukraine.
Ngoài CIWS, hai khẩu pháo 6 ṇng AK-630 cũng được bố trí hai bên tàu, có khả năng loại bỏ mục tiêu trên không và mặt nước ở cự ly gần. Dọc theo mép ngoài thượng tầng c̣n có các bệ phóng 4 ống, có thể dùng để bắn đạn lơ lửng, tên lửa tầm ngắn hoặc vũ khí chống ngầm.
Một lớp vỏ bọc ở giữa tàu được cho là có thể chứa tên lửa hành tŕnh chống hạm phóng thẳng đứng, tuy nhiên chức năng thực sự của cấu trúc này vẫn chưa được xác định rơ. Vỏ bọc này có h́nh dáng tương tự như vỏ che các bệ phóng tên lửa trên tàu hộ tống lớp Amnok của Triều Tiên, nhưng mỏng hơn.
Hệ thống phóng thẳng đứng (VLS)
Điểm nổi bật nhất của Choi Hyon là số lượng lớn ô phóng thẳng đứng VLS, với thiết kế rất đa dạng. Tàu được trang bị tổng cộng 74 ô VLS, bao gồm: 32 ô nhỏ, 12 ô cỡ vừa, 20 ô lớn (với sự khác biệt giữa nhóm 12 ô phía trước và 8 ô phía sau), 10 ô cực lớn.
Đáng chú ư là có tới 4 hoặc 5 loại kích thước ô VLS khác nhau, cho phép tối ưu hóa khả năng mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau, từ tên lửa pḥng không, tên lửa hành tŕnh cho tới tên lửa đạn đạo.
Để so sánh, tàu khu trục lớp Constellation của Mỹ có 32 ô VLS (Mk41), trong khi tàu khu trục Arleigh Burke có từ 90 đến 96 ô tiêu chuẩn.
Các ô VLS cực lớn trên Choi Hyon được cho là có khả năng phóng tên lửa đạn đạo, trong khi các ô nhỏ hơn phục vụ nhiệm vụ pḥng không. Trước đó, Triều Tiên đă thử nghiệm phóng tên lửa hành tŕnh tầm xa Hwasal-2 từ tàu hộ tống lớp Amnok, cho thấy nước này đang hướng tới khả năng tấn công chiến lược từ tàu mặt nước.Với kho vũ khí tên lửa đạn đạo đa dạng, Triều Tiên hoàn toàn có thể trang bị cho Choi Hyon các loại tên lửa tầm ngắn như Hwasong-11, phù hợp với các ô VLS lớn. Đây là xu hướng đang phát triển trong khu vực, khi Hàn Quốc cũng đă bắt đầu trang bị tên lửa đạn đạo cho các tàu chiến hiện đại của ḿnh.
Trang bị cảm biến và khả năng hỗ trợ
Hệ thống radar mảng pha 4 mặt được lắp đặt để cung cấp khả năng cảm biến chủ đạo cho tàu. Ngoài ra, các hệ thống cảm biến phụ trợ và liên lạc cũng được tích hợp trên đỉnh thượng tầng.
Một sàn đáp cho trực thăng được bố trí ở đuôi tàu, tuy nhiên tàu không có nhà chứa máy bay, hạn chế khả năng vận hành lâu dài các phương tiện cánh quay.
|