Những nơi áp dụng chính sách “sanctuary” là các thành phố, quận hạt, tiểu bang… từ chối hợp tác với Cảnh Sát Di Trú Hoa Kỳ (ICE) trong việc bắt giữ và trục xuất người nhập cư không có giấy tờ. Mục tiêu của chính sách này là tạo không gian an toàn để người nhập cư – kể cả không có giấy tờ – không sợ bị bắt và bị trục xuất khi sinh hoạt và cư ngụ.
“Sanctuary” là ǵ?
Chính sách “sanctuary – trú ẩn” (chỉ các thành phố hoặc tiểu bang giúp bảo vệ người nhập cư) là một chủ đề gây tranh căi sâu sắc trong chính trị và xă hội Mỹ. Khái niệm “trú ẩn” vốn bắt nguồn từ Châu Âu thời Trung Cổ, khi cảnh sát không được vào nhà thờ để bắt người. Tại Mỹ, phong trào “thành phố trú ẩn” xuất hiện từ những năm 1980, khi một số nhà thờ cưu mang người tị nạn từ Trung Mỹ.
Phe ủng hộ (chủ yếu đảng Dân Chủ) cho rằng các thành phố trú ẩn bảo vệ phẩm giá và an toàn của người nhập cư – nhiều người trong số họ là lao động thiết yếu, đi làm đóng thuế đàng hoàng. Họ lập luận rằng việc sợ bị trục xuất khiến người nhập cư không dám báo án, không dám đến bệnh viện hay đưa con đến trường – từ đó làm suy yếu chính cộng đồng địa phương. Những thành phố nổi tiếng “sanctuary” như San Francisco, Chicago hay New York khẳng định họ không vi phạm luật liên bang, mà chỉ từ chối dùng cảnh sát địa phương làm “tay sai” cho ICE.
Trong khi đó, phe phản đối (chủ yếu là Cộng Ḥa) nói rằng những địa phương áp dụng chính sách “trú ẩn” cản trở thực thi pháp luật quốc gia, khiến luật di trú trở nên vô hiệu, tạo “thiên đường” cho tội phạm, và mang lại gánh nặng ngân sách (người nhập cư bất hợp pháp bị cho là làm tăng chi phí y tế, giáo dục, phúc lợi…).
Hiện có hơn chục tiểu bang và hàng trăm thành phố tự nhận là “vùng trú ẩn.” California, Colorado, Connecticut, Illinois, Massachusetts, New Jersey, New York, Oregon, và Washington… có chính sách “trú ẩn” cấp tiểu bang. Một số thành phố lớn như Chicago, New York, San Francisco, và Los Angeles có quy định cấm sử dụng ngân sách hoặc nhân lực thành phố để phục vụ hoạt động trục xuất. Trong khi đó, nhiều tiểu bang như Alabama, Georgia, Florida, Iowa, Tennessee, Texas, và West Virginia lại có luật “chống trú ẩn” – buộc lực lượng công lực địa phương phải hợp tác với ICE.
Cuối Tháng Năm, Bộ Nội An Hoa Kỳ (DHS) đă công bố danh sách hơn 500 địa phương trên toàn quốc bị coi là “vùng trú ẩn” (sanctuary jurisdiction) – tức những nơi mà chính quyền liên bang cho rằng gây cản trở công tác cưỡng chế di trú và làm suy yếu nỗ lực trục xuất hàng loạt người nhập cư không có giấy tờ.
Một “cuộc nổi loạn hợp hiến”
Trong khi chính quyền Trump đẩy mạnh việc gây áp lực đối với các tiểu bang và chính quyền địa phương v́ không hợp tác trong việc trục xuất người nhập cư, nhiều tiểu bang do đảng Dân Chủ kiểm soát đă phản ứng bằng cách củng cố luật tiểu bang, siết chặt các hạn chế hợp tác với chính quyền liên bang.
Chỉ riêng ở California, hơn chục dự luật ủng hộ người nhập cư được Thượng Viện hoặc Hạ Viện tiểu bang thông qua vào đầu Tháng Sáu. Trong số này, có một dự luật nghiêm cấm các trường học cho phép nhân viên di trú liên bang vào khu vực không công cộng (nonpublic area) nếu không có lệnh của ṭa. Một số luật khác cũng được tung ra với nội dung bảo vệ người nhập cư trong các lĩnh vực như nhà ở, việc làm, và tiếp xúc với cảnh sát.
Ở Connecticut, một dự luật đang chờ Thống Đốc Ned Lamont (Dân Chủ) kư ban hành sẽ mở rộng đạo luật hiện có, hạn chế việc cảnh sát tiểu bang hợp tác với yêu cầu tạm giữ người nhập cư của liên bang. Đặc biệt, luật mới cho phép “bất kỳ người nào bị xâm hại quyền lợi” có thể kiện các chính quyền địa phương nếu họ vi phạm Đạo Luật Trust (Trust Act).
Từ khi nhậm chức, ông Trump đă thúc đẩy hàng trăm cơ quan thực thi pháp luật cấp tiểu bang và địa phương hỗ trợ việc xác định và bắt giữ người nhập cư bất hợp pháp. ICE hiện có 640 thỏa thuận hợp tác với các cơ quan này – tăng gần gấp năm lần so với thời kỳ trước khi ông Trump trở lại Ṭa Bạch Ốc. Không chỉ vậy, ông Trump c̣n băi bỏ các quy định cũ liên quan việc hạn chế thực thi luật di trú gần trường học, nhà thờ, và bệnh viện. Ông cũng yêu cầu các công tố viên liên bang điều tra những giới chức tiểu bang và địa phương bị nghi ngờ cản trở chiến dịch trấn áp người nhập cư.
Bộ Tư Pháp đă kiện các tiểu bang Colorado, Illinois, New York, New Jersey và một số thành phố tại những tiểu bang này, với cáo buộc vi phạm Hiến Pháp hoặc luật di trú liên bang. Ngay sau khi bị kiện chưa đầy ba tuần, Thống Đốc Jared Polis (Dân Chủ) của Colorado đă kư ban hành một đạo luật mở rộng quyền bảo vệ người nhập cư. Luật mới cấm các nhà tù tŕ hoăn thả tù nhân để chờ ICE đến bắt giữ, và phạt $50,000 đối với những trường học, thư viện, trung tâm y tế… nếu họ thu thập thông tin về t́nh trạng di trú của người dân, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Với Illinois, chính quyền tiểu bang tiếp tục thúc đẩy các đạo luật thân thiện với người nhập cư. Một dự luật vừa được thông qua khẳng định rằng không trẻ em nào bị từ chối quyền học trường công lập v́ lư do là dân nhập cư – một quyền đă được Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ công nhận từ năm 1982. Luật mới nhằm củng cố quyền này trong trường hợp tiền lệ tư pháp bị lật ngược. Ngoài ra, luật c̣n yêu cầu các trường học xây dựng chính sách rơ ràng về cách xử lư khi bị nhân viên di trú liên bang yêu cầu cung cấp thông tin, và cho phép người dân kiện nếu nhà trường vi phạm.
Nói chung, các tiểu bang do đảng Dân Chủ lănh đạo sử dụng nhiều h́nh thức khác nhau để bảo vệ người nhập cư. Luật mới ở Oregon cấm chủ nhà hỏi về t́nh trạng di trú của người thuê. Ở tiểu bang Washington, luật mới cấm giới chủ sử dụng t́nh trạng di trú để đe dọa công nhân, và cho phép người lao động dùng ngày phép bệnh để dự phiên ṭa di trú cho bản thân hoặc người thân. Vermont cũng hủy bỏ một đạo luật cũ cho phép cảnh sát tiểu bang hợp tác với liên bang về việc trục xuất trong trường hợp khẩn cấp. Luật mới yêu cầu, một việc tương tự như vậy phải có sự “chấp thuận đặc biệt” từ thống đốc.
Tại Maryland, ban đầu Hạ Viện tiểu bang đề xuất cấm hoàn toàn các thỏa thuận hợp tác di trú giữa địa phương và liên bang. Tuy nhiên, sau sự phản đối từ bảy quận hạt trong tiểu bang (vốn muốn hợp tác với ICE), Thượng Viện Maryland loại bỏ điều khoản này. Phiên bản cuối cùng, có hiệu lực từ Tháng Sáu, chỉ cấm trường học và thư viện công cho nhân viên di trú liên bang vào khu vực không công cộng nếu không có lệnh ṭa hoặc t́nh huống khẩn cấp.
Ở California, luật hiện hành từ năm 2018 đă yêu cầu các trường học phải giới hạn hợp tác với lực lượng di trú “trong phạm vi tối thiểu có thể.” Một số trường đă thực hiện nghiêm túc. Tháng Tư, khi nhân viên DHS tiếp cận học sinh nhập cư tại hai trường tiểu học ở Los Angeles, hiệu trưởng cả hai trường đều từ chối cho vào. Một dự luật mới do Thượng Viện tiểu bang thông qua sẽ tiếp tục củng cố quy định này: Yêu cầu phải có lệnh ṭa nếu muốn vào khu vực không công cộng, chất vấn học sinh, hoặc thu thập thông tin về học sinh và gia đ́nh.
Một số đạo luật trên có tác dụng không chỉ nhằm bảo vệ người nhập cư trước chính sách trục xuất của ông Trump mà c̣n là thông điệp chính trị. Ông Juan Avilez, chuyên viên của Hội Đồng Di Trú Hoa Kỳ, nhận định: “Phần lớn là để trấn an cộng đồng nhập cư rằng họ vẫn được chào đón ở đây.”
Những ǵ đang diễn ra ở các tiểu bang Dân Chủ là một “cuộc nổi loạn hợp hiến” chống lại các chính sách nhập cư cứng rắn của ông Trump. Khi các tiểu bang cảm thấy chính sách “khủng bố” người nhập cư đi ngược lại giá trị nhân đạo, giáo dục, và trật tự cộng đồng mà họ muốn ǵn giữ th́ họ có quyền – và nghĩa vụ – phản kháng bằng pháp luật.
Chiến lược “dán nhăn phản loạn” của ông Trump thông qua các vụ kiện và đưa ra danh sách “khu vực trú ẩn” chỉ càng khoét sâu thêm sự chia rẽ chính trị. Trong khi đó, luật của các tiểu bang Dân Chủ không chỉ là phản ứng mang tính đối đầu mà c̣n là thông điệp gửi đến những cộng đồng nhập cư vốn đang bị đẩy ra bên lề xă hội: “Các bạn vẫn có chỗ đứng ở đây.”
Câu hỏi quan trọng không nằm ở việc chính quyền liên bang có quyền trục xuất người nhập cư hay không mà là hệ thống pháp trị liên bang có chấp nhận sự đa dạng pháp lư giữa các tiểu bang – vốn là một giá trị cốt lơi của nước Mỹ – hay không. Ít nhất thời điểm hiện tại, gần như ai cũng có thể thấy rằng việc đẩy các trường học, bệnh viện, nhà thờ vô h́nh trung thành chiến tuyến của chính sách càn quét người nhập cư không hề làm nước Mỹ an toàn hơn mà chỉ khiến xă hội sợ hăi và rạn nứt hơn.