Thủ tướng Anh Keir Starmer thừa nhận đất nước đang đối mặt với những “mối đe dọa ngày càng gia tăng” và không loại trừ khả năng mở rộng kho vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, giới chuyên gia quốc pḥng cảnh báo: Đây có thể là một canh bạc đầy nguy hiểm.

Lực lượng răn đe hạt nhân của Vương quốc Anh bao gồm 4 tàu ngầm lớp Vanguard, có thể được trang bị tới 16 tên lửa Trident (Ảnh: Andrew Linnett/MoD Crown Copyright/Getty)
Trong bối cảnh đàm phán ḥa b́nh giữa Moscow và Kiev vẫn bế tắc, c̣n cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra miễn cưỡng trong việc hỗ trợ quân sự cho châu Âu, Thủ tướng Anh Keir Starmer thừa nhận đất nước đang đối mặt với những “mối đe dọa ngày càng gia tăng” đến từ Nga và không loại trừ khả năng mở rộng kho vũ khí hạt nhân.
Anh: Cường quốc hạt nhân "một chân"
Hiện nay, Vương quốc Anh là cường quốc hạt nhân lớn duy nhất chỉ có một phương thức duy nhất để phóng đầu đạn hạt nhân – từ tàu ngầm Trident tuần tra dưới biển.
Báo cáo Đánh giá Quốc pḥng Chiến lược (SDR) mới nhất của chính phủ không trực tiếp kêu gọi mua vũ khí hạt nhân chiến thuật, nhưng nhấn mạnh cần phối hợp chặt chẽ hơn với đồng minh để tăng cường năng lực răn đe hạt nhân.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật thường có sức công phá thấp hơn vũ khí trên tàu ngầm và thường được phóng từ máy bay. Không quân Hoàng gia Anh từng vận hành loại vũ khí này cho đến khi bị loại bỏ vào những năm 1990 dưới thời Thủ tướng Tony Blair.
Cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Tobias Ellwood mới đây kêu gọi Anh phải sở hữu vũ khí hạt nhân chiến thuật để đối phó với mối đe dọa thay đổi từ Nga – có thể bằng cách triển khai bom hạt nhân B61 của Mỹ trên tiêm kích F-35A. Dù đang vận hành F-35, Anh hiện chưa có biến thể nào đủ khả năng mang vũ khí hạt nhân.
“Chúng ta đang tụt hậu. Điều các nước như Ư, Đức, Hà Lan hay Bỉ đang làm là thuê vũ khí hạt nhân từ Mỹ theo chương tŕnh chia sẻ. Không khó để Anh tham gia và phát triển cơ chế phóng thứ hai", ông Ellwood nhấn mạnh.
Rủi ro khi phụ thuộc vào Trident – và cả Tổng thống Trump
Hệ thống răn đe hiện tại của Anh – gọi là “tuần tra hạt nhân liên tục dưới biển” – yêu cầu luôn có ít nhất một tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân đang làm nhiệm vụ, trong khi các tàu c̣n lại được bảo tŕ hoặc huấn luyện. Hệ thống này chiếm khoảng 6% ngân sách quốc pḥng năm 2023.
SDR khuyến nghị Anh bắt đầu chuẩn bị thay thế đội tàu lớp Vanguard bằng lớp Dreadnought từ những năm 2030 – nhấn mạnh không nên kéo dài tuổi thọ tàu hiện tại.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo rằng, công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và thiết bị phát hiện tàu ngầm hiện đại có thể khiến Trident dễ bị lộ vị trí – đe dọa toàn bộ khả năng răn đe.
Matthew Savill, Giám đốc nghiên cứu quốc pḥng tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI), nhận định: “Tôi nghĩ báo cáo đang ngầm gợi ư rằng: chúng ta cần tính đến bước tiếp theo, và cần bắt đầu ngay bây giờ. Có thể, cần hơn một chiếc tàu ngầm Trident".
Bên cạnh đó, Trident cũng bị chỉ trích là phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ – đặc biệt trong bối cảnh chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump bị xem là không ổn định. Dù có thể phóng không cần lệnh từ Mỹ, Trident vẫn là hệ thống do Mỹ sản xuất và phải được đưa về Mỹ để kiểm tra định kỳ.
Canh bạc hạt nhân với hậu quả thảm khốc
Giáo sư Nick Ritchie – chuyên gia về vũ khí hạt nhân tại Đại học York – cảnh báo chiến lược này là “rủi ro và mạo hiểm”, bởi nếu thất bại, hậu quả sẽ không thể lường trước.
Ông nhấn mạnh: “Dù chưa có chiến tranh hạt nhân, chúng ta cũng không có bằng chứng chắc chắn rằng vũ khí hạt nhân thực sự ngăn được xung đột. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, những lần suưt nổ ra chiến tranh chủ yếu là nhờ may mắn và hiểu lầm không leo thang, chứ không phải v́ vũ khí hạt nhân ngăn được đối phương”.
Các chuyên gia tại Viện nghiên cứu Chatham House – Dr. Marion Messmer và Olivia O’Sullivan – cũng cho rằng không nên tin rằng hạt nhân là rào chắn ngăn chặn Nga.
“V́ ai cũng hiểu Anh chỉ dùng vũ khí hạt nhân trong kịch bản cực đoan, nên khả năng răn đe thực tế là không rơ ràng. Hạt nhân có thể ngăn đ̣n tấn công hạt nhân, nhưng chưa chắc ngăn được xung đột thông thường", các chuyên gia này viết.
Thay v́ đầu tư vào vũ khí hạt nhân mới, họ đề xuất tăng cường lực lượng quân sự phi hạt nhân – vốn thiết thực hơn trong bối cảnh hiện tại.
Tuy vậy, họ cũng thừa nhận chính phủ Anh đang ở thế khó – không có lựa chọn nào hoàn toàn an toàn.
VietBF@ sưu tập