Nhà hàng ở Osaka gây phẫn nộ do từ chối khách Trung Quốc. Một nhà hàng tại thành phố Osaka, Nhật Bản đang vấp phải làn sóng chỉ trích sau khi dán thông báo bằng tiếng Trung giản thể từ chối phục vụ khách Trung Quốc v́ lư do “nhiều người thô lỗ”.
i đây, nhiều tài khoản mạng xă hội đă lan truyền h́nh ảnh một tờ giấy được dán tại cửa một quán yakitori có tên Hayashin tại Osaka. Thông báo viết rơ rằng nhà hàng không chấp nhận khách Trung Quốc v́ cho rằng “nhiều người trong số họ cư xử thô lỗ”. Nội dung này lập tức dấy lên làn sóng tranh căi gay gắt từ dư luận Trung Quốc và quốc tế.

Thông báo không phục vụ du khách Trung Quốc tại một nhà hàng ở Osaka. SCMP.
Dù chưa rơ nguyên nhân cụ thể khiến nhà hàng đưa ra quyết định trên, nhưng hành động công khai phân biệt đối xử đă khiến nhiều người cảm thấy phẫn nộ. Không ít cư dân mạng Trung Quốc lên án mạnh mẽ nhà hàng này, cho rằng việc dán thông báo như vậy c̣n bất lịch sự hơn cả những hành vi bị cho là “thô lỗ” của du khách. Một người b́nh luận: “Lấy ḷng khách địa phương bằng cách kỳ thị khách nước ngoài là hành vi rẻ tiền”. Một người khác thậm chí mỉa mai: “Muốn thay đổi h́nh ảnh du khách Trung Quốc, th́ hăy bắt đầu từ chính những người kỳ thị vô lư”.
Tuy vậy, cũng có một bộ phận nhỏ người dùng mạng xă hội Trung Quốc tỏ ra đồng t́nh với cách làm của nhà hàng, cho rằng đó là hậu quả của hành vi thiếu ư thức từ một số du khách đồng hương. Một ư kiến viết: “Hăy đi mà trách những đồng bào cư xử tệ chứ đừng trách người ta”.
Tranh căi quanh cách cư xử của du khách Trung Quốc
Vụ việc tại nhà hàng Hayashin chỉ là một phần trong chuỗi những tranh căi kéo dài nhiều năm qua liên quan đến hành vi của du khách Trung Quốc tại Nhật Bản. Trước đó, vào năm 2023, một nhà hàng Trung Quốc tại Tokyo cũng từng dán thông báo bằng tiếng Trung và tiếng Hàn với nội dung cấm người Trung Quốc vào quán. Trên bản tiếng Nhật, nhà hàng này c̣n viện dẫn lư do nhằm “ngăn chặn virus Trung Quốc” – một cách gọi gây phẫn nộ.
Một số nhà hàng khác tại Tokyo thậm chí c̣n tuyên bố trên mạng xă hội rằng họ sẽ không phục vụ khách Trung Quốc và Hàn Quốc. Những tuyên bố phân biệt chủng tộc như vậy tuy nhận được sự ủng hộ của một số người Nhật có tư tưởng dân tộc cực đoan, nhưng lại vi phạm Hiến pháp Nhật Bản – vốn nghiêm cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc hay quốc tịch.
Theo luật pháp Nhật Bản, các nhà hàng có quyền giới hạn khách hàng dựa trên khả năng sử dụng tiếng Nhật, nhằm đảm bảo giao tiếp hiệu quả trong dịch vụ. Tuy nhiên, việc từ chối phục vụ chỉ v́ quốc tịch là trái pháp luật và vi hiến.
T́nh trạng phân biệt đối xử càng thêm nghiêm trọng khi trên mạng xă hội Nhật Bản xuất hiện những người ảnh hưởng theo tư tưởng dân tộc, lợi dụng sự bất măn của một số người dân với du khách để kiếm tiền từ những nội dung bài xích khách Trung Quốc.
Trong bối cảnh du lịch Nhật Bản bùng nổ hậu đại dịch, một số vụ việc liên quan đến hành vi thiếu ư thức của du khách Trung Quốc cũng được truyền thông và cư dân mạng lan truyền rộng răi. Đáng chú ư có trường hợp một người có ảnh hưởng từ Trung Quốc ăn hết hải sản đắt tiền tại tiệc buffet, hai phụ nữ nằm giữa đường cao tốc để chụp ảnh giữa lúc kẹt xe, hay một du khách từ Đài Loan rung mạnh cành hoa anh đào để tạo khung cảnh “lăng mạn” cho bức ảnh.
Theo số liệu chính thức, trong năm 2024, Nhật Bản đón tổng cộng 36,9 triệu lượt khách quốc tế, vượt xa mức kỷ lục 31,9 triệu lượt năm 2019. Du khách đến từ Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất (23,8%), trong khi Trung Quốc đứng thứ hai với 18,9%.
VietBF@ sưu tập