Trước bối cảnh căng thẳng thuế quan Mỹ - Trung tiếp tục leo thang, các chuyên gia dự báo ngành hàng xa xỉ toàn cầu sẽ phải chờ đến năm 2026 mới có thể phục hồi.Theo công ty nghiên cứu thị trường Bernstein, ngành hàng xa xỉ toàn cầu được dự báo giảm 2% doanh thu trong năm 2025, cú đảo chiều so với kỳ vọng tăng trưởng 5% trước đó.
Nguyên nhân đến từ bối cảnh kinh tế bất ổn kéo dài, nguy cơ suy thoái và tâm lư e ngại mua sắm của người tiêu dùng tại Mỹ và Trung Quốc, vốn là hai thị trường chiếm phần lớn sức mua toàn cầu.
“Chúng tôi cho rằng thời điểm ngành hàng xa xỉ bắt đầu phục hồi sẽ bị lùi sang năm 2026", một chuyên gia tài chính trong ngành nhận định. Ngay cả khi Tổng thống Trump có tạm ngưng một số mức thuế nhằm t́m cơ hội đàm phán lại với các đối tác thương mại, "phần lớn thiệt hại đă xảy ra", người này cho biết, theo Financial Times.
Chính sách thuế bất ổn
Tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH sẽ mở màn mùa báo cáo tài chính vào đầu tuần tới. Cuối tháng 3, Bernard Arnault, Chủ tịch kiêm CEO LVMH, đă bay tới Washington (Mỹ) để gặp gỡ ông Trump nhằm trao đổi về các nguy cơ thuế quan mới. Trước đó, Arnault từng tham dự lễ nhậm chức của tổng thống và ca ngợi “làn gió lạc quan” tại Mỹ, đồng thời cân nhắc mở rộng sản xuất tại đây.
Tuy nhiên, thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Tập đoàn tài chính Barclays dự đoán doanh số mảng thời trang và đồ da, mũi nhọn tăng trưởng của LVMH, sẽ giảm 1% trong quư I/2025. Doanh thu toàn tập đoàn được kỳ vọng đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngay cả khi ông Trump tuyên bố tạm hoăn áp thuế trong 90 ngày với những quốc gia sẵn sàng tái đàm phán, các chuyên gia vẫn giữ nguyên đánh giá thận trọng.Hàng xa xỉ không c̣n "miễn nhiễm" với biến động kinh tế như trước đây. Sự phức tạp của các chính sách thuế quan và rủi ro địa chính trị đang khiến giới đầu tư và người tiêu dùng lùi bước. Điển h́nh như phía chính quyền Trump tuyên bố các tập đoàn công nghệ tạm được miễn thuế, nhưng chỉ vài ngày sau, chính quyền lại tuyên bố áp một hệ thống thuế riêng lên hàng điện tử tiêu dùng.
“Thị trường tài chính và nền kinh tế đă chịu thiệt hại v́ những chính sách bất nhất. Sự bất định hiện tại là tiền đề hoàn hảo cho một cuộc suy thoái", Luca Solca, chuyên gia tại Bernstein, nhận định.
Niềm tin mua sắm chạm đáy
Sau giai đoạn bùng nổ lịch sử trong đại dịch, khi người tiêu dùng mạnh tay chi cho túi xách cao cấp và rượu vang đắt tiền, thị trường hàng xa xỉ đă rơi vào chu kỳ suy giảm. Người mua thuộc tầng lớp trung lưu bắt đầu thắt chặt chi tiêu, c̣n nền kinh tế Trung Quốc, động lực then chốt, đang chững lại. Nay, “cú đánh” tiếp theo chính là từ các đ̣n thuế quan mới của ông Trump.
Tổng thống Mỹ nhắm thẳng vào Trung Quốc với mức thuế nhập khẩu lên đến 145%. Trung Quốc cũng đáp trả bằng thuế 125% với hàng hóa từ Mỹ. Cùng lúc, các sản phẩm xa xỉ sản xuất từ Pháp, Italy và Thụy Sĩ, vốn là 3 trung tâm của ngành, cũng bị Mỹ áp thuế 10%.
Một lănh đạo chia sẻ công ty ông phải thay đổi mức thuế với các lô hàng gửi đến Mỹ 3 lần chỉ trong ṿng 1 tuần.
“Việc mất niềm tin là điều để lại hậu quả lâu dài… mà sự bất ổn chính là liều thuốc độc đối với tâm lư người tiêu dùng", ông nói.Về mặt con số, các thương hiệu lớn vẫn c̣n khả năng xoay xở thông qua tăng giá, nhưng đ̣n giáng thực sự lại nằm ở khía cạnh tâm lư. Niềm tin mua sắm, đặc biệt trong ngành hàng xa xỉ vốn phụ thuộc vào cảm xúc và kỳ vọng tương lai, đang chạm đáy.
Thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc trong năm 2025 cũng khiến nhiều khách hàng xa xỉ phải “kiềm chế cảm xúc”.
Erwan Rambourg, CEO doanh nghiệp tài chính HSBC, cho rằng rủi ro chính hiện nay đến từ 3 yếu tố, gồm sự “bốc hơi” tài sản, chi tiêu suy giảm tại Mỹ, và sự đi xuống toàn diện trong tâm lư người tiêu dùng.
HSBC hiện dự báo doanh thu hữu cơ toàn ngành giảm 5% trong năm 2025, thay v́ giữ nguyên như kỳ vọng trước đó. Trước đây, các nhà phân tích từng lạc quan nâng định giá cổ phiếu ngành xa xỉ v́ tin rằng Mỹ sẽ dẫn dắt đà hồi phục, nhưng niềm tin đó đang dần sụp đổ.
Ngay cả tại thị trường Trung Quốc từng được kỳ vọng phục hồi sau năm 2024, hiện khả năng tăng trưởng cũng ngày càng xa vời.
Tuy nhiên, hăng thời trang Hermès vẫn được kỳ vọng sẽ “miễn nhiễm”. Barclays dự đoán doanh số thương hiệu tăng 8% trong quư I.
Trái ngược, Kering lại đứng trước nhiều khó khăn khi thương hiệu trụ cột Gucci bị ảnh hưởng nặng. Barclays dự báo doanh thu Gucci giảm 25% trong quư đầu năm, c̣n Bernstein đánh giá khả năng Kering đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ổn định trong năm nay là “rất thấp”.
|