Trong phiên họp Chính Phủ thường kỳ, Thủ Tướng Phạm Minh Chính cứng giọng tuyên bố “Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng không phải duy nhất.”
Trước đó, ngày 4 Tháng Tư, khi Tổng Bí Thư Tô Lâm điện đàm với Tổng Thống Donald Trump, ông Chính ngồi sát bên, mong chờ tổng thống Mỹ xem xét giảm thuế. Mặc dù ở vị thế cầu xin, nhưng hai người đứng đầu hệ thống chính trị CSVN đều khá tự tin rằng sẽ lừa được tổng thống Mỹ, nếu không giảm 0%, th́ ít nhất cũng có thể “câu giờ” hoăn thời gian thi hành mức thuế này xuống ít nhất 45 ngày.
Tại cuộc họp Chính Phủ, ông Chính c̣n cho rằng “đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thị trường xuất khẩu cần cơ cấu lại và nâng chất lượng các mặt hàng để xâm nhập các thị trường khác c̣n nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN”.
Tuyên bố “Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất nhưng không phải duy nhất” cho thấy sự tự tin của tướng Chính rằng Việt Nam có nhiều sự lựa chọn, và thuế của Mỹ là cơ hội của Việt Nam phát triển chứ không “xi nhê” ǵ với Việt Nam. Dựa vào lời ông thủ tướng, tuyên giáo CSVN tung ra hàng loạt bài viết mang giọng điệu sẵn sàng bỏ Mỹ để xuất khẩu vào các thị trường khác.
Các dư luận viên cộng sản lập luận rằng Việt Nam có thể tự tin đứng vững với GDP năm 2024 đứng thứ 33 thế giới th́ không phải sợ Mỹ nữa. Nhưng họ quên rằng các thị trường khác cũng đang lao đao với đ̣n thuế bất ngờ của Mỹ. Hàng Việt Nam không xuất đi Mỹ được th́ các nước khác cũng không cùng chung cảnh ngộ, tất cả đều phải đưa phái đoàn sang Mỹ để đàm phán xin giảm thuế thôi.
Cay đắng hơn, chỉ vài giờ sau tuyên bố của ông Chính, th́ ông Peter Navarro, cố vấn thương mại Ṭa Bạch Ốc nói thẳng trên đài Fox New: “Về cơ bản, Việt Nam là một thuộc địa của Trung Quốc cộng sản, Trung Quốc dùng Việt Nam làm điểm trung chuyển để né thuế.” Ông Navaro cho rằng mức thuế suất 0% là vô nghĩa với Mỹ, v́ Việt Nam là nơi để Trung Quốc dùng Việt Nam làm sân sau để trốn thuế Mỹ, theo h́nh thức gian lận phi thuế quan.
Cương không được th́ x́u, ngay sau đánh giá của ông Navarro, tối 7 Tháng Tư, ông Chính cho họp gấp với các bộ, ngành tại trụ sở Chính Phủ. Ngoài việc xoa dịu tâm lư hoang mang trong nội bộ đảng và các doanh nghiệp, trong cuộc họp này ông Chính nhấn mạnh lời hứa sẽ “tăng cường chống gian lận thương mại, nhất là chống nhập khẩu hàng hóa từ nước thứ 3 để xuất khẩu sang Mỹ.”
Như vậy thủ tướng Việt Nam đă xác nhận lời ông Navarro nói là đúng, rằng trước nay Việt Nam là nơi để Trung Quốc “rửa hàng,” “tạm nhập tái xuất,” để hàng hoá Trung Quốc đưa vào Việt Nam rồi dán nhăn Việt Nam sản xuất để né thuế Mỹ. Xác nhận xong th́ thủ tướng mới hứa rằng sẽ từ nay sẽ bắt đầu “tăng cường chống gian lận.” Đây chỉ là “lời hứa tăng cường chống” chứ không phải là “lệnh cấm gian lận.” Lời hứa tăng cường này thể hiện bản chất hai mặt của cái gọi là ngoại giao cây tre của CSVN. Một mặt ông Chính hứa như vậy để được Mỹ xem xét hạ thuế, một mặt lại muốn giữ ḷng Trung Quốc (theo kiểu sẽ tiếp tục cho Trung Cộng “tạm nhập tái xuất” đi Mỹ, bằng những phương thức tinh vi hơn).
Ông Chính hứa nếu Mỹ giảm thuế th́ Việt Nam sẽ tăng cường chống gian lận, chẳng lẽ nếu không giảm thuế th́ khỏi chống! Hứa thôi mà, chứ có giấy tờ văn bản nghị định ǵ đâu! Mà cho dù có giấy tờ kư kết th́ vẫn có thể xé bỏ mấy hồi, chuyện hứa lèo của CSVN th́ chắc chắn người Mỹ có nhiều kinh nghiệm nhất, từ thế kỷ trước với các hiệp định Geneve 1954, Paris 1973…
Nhưng giả sử có “tăng cường chống gian lận” th́ sẽ tăng cường ở mức nào? Tăng cường chỗ nào? Nếu CSVN tăng cường chống gian lận mà Trung Cộng lại gian lận tinh vi hơn th́ sao, Việt Nam tăng cường 20%, Trung Quốc tinh vi hơn 20% (hoặc 30% – 40%…) th́ cũng chẳng giải quyết được điều ǵ mà thậm chí c̣n tệ hơn.
Người Mỹ thừa biết điều đó, nhưng ông Chính th́ quá coi thường nước Mỹ, để nghĩ rằng có thể qua mặt được người Mỹ. Với sự lươn lẹo, tráo trở và hai mặt này th́ CSVN xứng đáng nhận mức thuế 46%, hoặc hơn.