Theo báo cáo của Hội Thận học quốc tế, hiện toàn cầu có hơn 850 triệu người mắc bệnh thận, hàng triệu người tử vong mỗi năm do biến chứng của bệnh thận gây ra. Dự báo, đến năm 2040, bệnh thận mạn sẽ là nguyên nhân thứ 5 gây tử vong trên toàn cầu mỗi năm.
BỆNH NHÂN THẬN NGÀY CÀNG TRẺ HÓA
Anh N.A.H (33 tuổi, ngụ Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) đến Bệnh viện (BV) Đà Nẵng khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bất thường trong nước tiểu và được tư vấn khám chuyên khoa Nội thận. Bệnh nhân (BN) được chẩn đoán bệnh lư cầu thận và được hỗ trợ làm các xét nghiệm chuyên sâu cần thiết để t́m nguyên nhân và có phác đồ điều trị kịp thời, tích cực. Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa 2 Lê Thị Tiến, Phó trưởng khoa Nội thận - Nội tiết (BV Đà Nẵng), bệnh lư cầu thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời th́ sẽ dẫn đến suy thận.

Thực hiện chạy thận nhân tạo chu kỳ để duy tŕ sự sống cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
Trong khi đó, bà N.T.H (43 tuổi, ngụ H.Đại Lộc, Quảng Nam) có tiền sử tăng huyết áp nhưng lại không điều trị và không kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đến khi phát hiện chức năng thận yếu th́ đă phải bước vào giai đoạn lọc máu chu kỳ. BN nhập viện trong b́nh trạng nôn mửa nhiều, các xét nghiệm sau đó cho thấy chức năng thận suy giảm nặng, hội chứng ure máu cao, thiếu máu nặng, cần phải lọc máu cấp cứu. "Tăng huyết áp là một trong 5 nguyên nhân phổ biến gây suy thận", BS Tiến cho biết.
Theo TS-BS Đặng Anh Đào, Trưởng khoa Nội thận - Nội tiết, BV Đà Nẵng, thời gian gần đây, bên cạnh số lượng BN thận ngày càng gia tăng th́ độ tuổi cũng trẻ hóa. Nhiều BN thận mạn c̣n trong độ tuổi đi học 15 - 20 tuổi, nhiều trường hợp suy thận mạn giai đoạn cuối phải lọc máu hoặc ghép thận để duy tŕ sự sống. "Trong năm qua, chúng tôi tiếp nhận và điều trị hơn 3.400 lượt người bị bệnh thận; tại bệnh viện hiện có khoảng 300 BN suy thận mạn giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo, 70 BN lọc màng bụng và khoảng 38 BN cần ghép thận", BS Đào thông tin.
Bí quyết tăng cường tuổi thọ của những người sống trên 100 tuổi
PHÁT HIỆN SỚM ĐỂ BẢO VỆ THẬN
Bên cạnh những con số đáng lo ngại cho thấy bệnh thận mạn ngày càng phổ biến, các hiệp hội thận học trên thế giới khuyến cáo, nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh đến giai đoạn cuối.
BS Lê Thị Tiến chia sẻ bài test của Hội Thận học quốc tế giúp bạn đánh giá nhanh các yếu tố nguy cơ về bệnh thận:
Bạn có mắc đái tháo đường không?
Bạn có t́nh trạng tăng đường huyết không?
Bạn có mắc bệnh tim mạch hoặc suy tim không?
Bạn có t́nh trạng phù hai chân hoặc mặt không?
Trong gia đ́nh bạn, có ai mắc bệnh thận, lọc máu chu kỳ, hoặc ghép thận không?
Bạn có đang lạm dụng thuốc giảm đau không?
Bạn có sử dụng thuốc thảo dược để giảm cân hoặc để hỗ trợ điều trị các bệnh khác không?
Nếu câu trả lời là có cho một hoặc nhiều các câu hỏi trên, th́ bạn có nguy cơ mắc bệnh thận, và điều đầu tiên chúng ta cần làm đó là xét nghiệm sàng lọc để chẩn đoán như tổng phân tích nước tiểu, định lượng albumin niệu/creatinin niệu, creatinin máu, siêu âm hệ tiết niệu...
VietBF@sưu tập