Sau ba năm chiến sự ở Ukraine, quan hệ Nga - Trung ngày càng thắt chặt, định h́nh lại cán cân quyền lực toàn cầu. Trung Quốc đă hỗ trợ Nga vượt qua cấm vận, trong khi Moskva ngày càng hợp tác chặt chẽ với Bắc Kinh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở thành phố Kazan ngày 22/10/2024.
Theo các chuyên gia Michał Bogusz và Witold Rodkiewicz thuộc Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (OSW) có trụ sở tại Ba Lan, cuộc xung đột tại Ukraine đă kéo dài sang năm thứ 4, tạo ra những thay đổi sâu sắc trên bản đồ chính trị và kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đă nổi lên như một yếu tố then chốt, định h́nh cục diện cuộc khủng hoảng và mở ra những hướng đi mới cho trật tự thế giới.
Hai chuyên gia trên cho rằng, ngay từ đầu cuộc xung đột, Trung Quốc đă thể hiện sự ủng hộ Nga, dù không công khai hỗ trợ quân sự. Bắc Kinh coi việc hỗ trợ Moskva như một khoản đầu tư chiến lược. Một nước Nga suy yếu hoặc sụp đổ có thể gây ra bất ổn lớn, ảnh hưởng đến an ninh khu vực và lợi ích của Trung Quốc.
Ngoài ra, cuộc xung đột ở Ukraine đă gián tiếp giúp Trung Quốc phân tán sự chú ư và nguồn lực của Mỹ và các đồng minh phương Tây. Điều này tạo điều kiện cho Bắc Kinh tập trung vào các vấn đề đối nội và tăng cường vị thế của ḿnh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.
Đối với Nga, cuộc xung đột ở Ukraine là một phép thử quan trọng đối với mối quan hệ với Trung Quốc. Bất chấp áp lực từ phương Tây, Trung Quốc đă cung cấp cho Nga sự hỗ trợ kinh tế đáng kể, giúp Moskva vượt qua khó khăn do các lệnh trừng phạt gây ra. Sự hỗ trợ này được coi là "hoàn toàn quan trọng và không thể thay thế" đối với Điện Kremlin.
Kết quả tích cực từ sự hợp tác trên thực tế với Trung Quốc đă khuyến khích Nga tăng cường quan hệ song phương, nhằm làm suy yếu vị thế của phương Tây và xây dựng một trật tự quốc tế mới "thân thiện" với cả hai nước.
Quyết định ủng hộ Nga của Trung Quốc xuất phát từ đánh giá chiến lược về t́nh h́nh khu vực và quốc tế. Bắc Kinh nhận thấy nguy cơ căng thẳng với Mỹ ngày càng gia tăng, và cần một đối tác mạnh mẽ để đối phó với ảnh hưởng của phương Tây ở Trung Á và bảo đảm an ninh cho biên giới phía Bắc của ḿnh.
Tuy nhiên, Bắc Kinh luôn cố gắng giảm thiểu các thiệt hại kinh tế và chính trị phát sinh từ việc hỗ trợ Nga, đặc biệt là những tổn thất liên quan đến các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ.
Dẫu vậy, cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine đă gây ra một số khó khăn cho Trung Quốc. Quan hệ với phương Tây trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt là ở châu Âu, nơi Trung Quốc ngày càng bị coi là một đối thủ chiến lược. Mỹ cũng tăng cường các liên minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương, gây áp lực lên Bắc Kinh.
Để đối phó với t́nh h́nh này, Trung Quốc đă áp dụng chiến lược kép, vừa hỗ trợ Nga về kinh tế và chính trị, vừa cố gắng tạo ấn tượng về sự trung lập. Mục tiêu chính là giúp nền kinh tế Nga đứng vững trước các lệnh trừng phạt, đồng thời xây dựng các cơ chế hợp tác kinh tế ít bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Trung Quốc cũng đă đưa ra một số "lằn ranh đỏ" đối với các hành động của Nga, chẳng hạn như phản đối việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Trong lĩnh vực chính trị, Trung Quốc đă thể hiện sự ủng hộ đối với Nga thông qua các tuyên bố về việc tiếp tục mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực. Hai nước đă tăng cường phối hợp chiến lược và hỗ trợ lẫn nhau trong các vấn đề liên quan đến "lợi ích cốt lơi".
Về kinh tế, hợp tác giữa Trung Quốc và Nga đă được tăng cường đáng kể kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022. Trung Quốc đă tăng cường nhập khẩu năng lượng từ Nga và lấp đầy khoảng trống trên thị trường Nga do các công ty phương Tây rút lui.
Kết quả là thương mại song phương giữa hai nước đă tăng trưởng mạnh mẽ, với thị phần của Trung Quốc trong thương mại nước ngoài của Nga tăng từ 18% năm 2021 lên 33% năm 2023.
Hợp tác quân sự giữa Trung Quốc và Nga cũng được tăng cường, với số lượng các cuộc tập trận chung tăng lên và độ phức tạp ngày càng cao.
Mặc dù hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đă tăng cường đáng kể, nhưng vẫn c̣n một số giới hạn. Một số ngân hàng Trung Quốc đă từ chối xử lư các giao dịch với Nga do lo ngại về các lệnh trừng phạt thứ cấp. Đầu tư của Trung Quốc vào Nga vẫn c̣n hạn chế, và cơ cấu thương mại song phương chưa được cải thiện đáng kể.
Như vậy sau ba năm xung đột Nga - Ukraine, có thể nói Trung Quốc đă thành công trong việc bảo vệ lợi ích chiến lược của ḿnh. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức, như nguy cơ bị trừng phạt và căng thẳng trong quan hệ với phương Tây.
Đối với Nga, cuộc xung đột ở Ukraine và sự hợp tác với Trung Quốc đă mang lại cả cơ hội và thách thức. Một mặt, Nga đă nhận được sự hỗ trợ kinh tế và chính trị quan trọng từ Trung Quốc, giúp nước này vượt qua khó khăn do các lệnh trừng phạt gây ra. Mặt khác, Moskva phải chấp nhận một số điều kiện trong quan hệ song phương với Bắc Kinh.
VietBF@sưu tập