Những ngày này, chợ xe máy cũ Chùa Hà (phường Cầu Giấy, Hà Nội), vắng bóng khách, tiểu thương ngồi bấm điện thoại giữa cảnh đ́u hiu chưa từng có.
Đây là điểm đến quen thuộc của người dân có nhu cầu mua bán, trao đổi xe máy đă qua sử dụng. Vào các thời điểm như mùa tựu trường hoặc cận Tết... số lượng xe bán ra mỗi ngày lên tới hàng chục chiếc.
Tuy nhiên, theo ghi nhận ngày 24/7, chợ xe này vắng vẻ trái ngược với cảnh tấp nập trước đây. Chủ cửa hàng đứng ngồi không yên, liên tục chào mời khi có người ghé qua, nhưng phần lớn chỉ nhận lại cái lắc đầu từ chối. Nhiều người bán mệt mỏi, chán nản, ngồi thẫn thờ bấm điện thoại v́ gần một tháng nay không có nổi một giao dịch thành công.
Ngồi trong cửa hàng đă gắn bó hàng chục năm với nghề mua bán xe máy cũ, ông Vĩnh - một chủ kinh doanh thở dài: “Tṛn 1 tháng qua, tôi chỉ bán được 1 chiếc”. Theo ông, suốt nhiều năm kinh doanh chưa bao giờ chứng kiến cảnh ế ẩm như hiện tại.
Mọi năm vào thời điểm này, sau khi học sinh thi xong, chuẩn bị bước vào năm học mới, rất nhiều phụ huynh đến t́m mua xe cho con, từ loại 50cc cho đến những mẫu xe đắt tiền như SH. Có tháng cửa hàng ông bán được vài chục chiếc. Tuy nhiên, năm nay không ai hỏi han. Những người từng ghé hỏi mua hôm trước, hôm sau đă gọi điện từ chối sau khi có thông tin cấm xe xăng.
“Họ chuyển hướng sang mua xe điện để tránh rắc rối, mua xe xăng năm nay rồi năm sau lại phải đổi sang loại khác”, ông Vĩnh chia sẻ.
Hiện tại, cửa hàng của ông đang tồn 15 chiếc xe, với mức giá dao động từ 45 triệu đồng đến hơn 100 triệu đồng, chủ yếu là SH. “Không ai c̣n muốn mua xe nữa”, ông nói ngắn gọn, đôi mắt đầy lo âu cho tương lai ngành kinh doanh xe cũ.
Tại cửa hàng anh Nguyễn Thanh Tùng, khung cảnh vắng lặng cũng bao trùm. Buôn bán tại chợ từ năm 2001, trong kư ức của anh Tùng, thời kỳ “vàng son” 2006-2015, mỗi cửa hàng có thể bán được 100 chiếc xe máy/tháng. Khoảng 5-6 năm trở lại đây, lượng khách ít hơn, nhưng mỗi tháng vẫn bán được 15-20 chiếc.
“Khi có thông tin sẽ cấm xe máy xăng đi vào vành đai 1 từ tháng 7/2026, các cửa hàng càng ế ẩm. Từ đầu tháng đến nay, tôi chưa bán được chiếc xe nào”, anh Tùng nói. Nam tiểu thương cho biết, một số chiếc đă được trưng bày nhiều tháng, anh hạ giá từ 80 triệu đồng xuống 60 triệu đồng để đẩy hàng nhưng không ai mua.
Không có khách hỏi mua xe, mỗi sáng, anh Tùng mở cửa hàng rồi cầm điện thoại lướt tin tức. Trong ḷng người đàn ông sốt ruột v́ đủ các loại tiền phải trả từ chi phí thuê mặt bằng, lương 3 nhân viên đến tiền gửi xe, thuế…
Thời điểm này, anh Tùng chưa biết làm thế nào với những chiếc xe máy c̣n “ế”. Một số người có ư tưởng đưa xe về các tỉnh, thành khác để bán nhằm gỡ gạc vốn liếng nhưng anh khẳng định điều này không dễ. “Khi bán xe ra các tỉnh khác, người bán phải rút hồ sơ, chủ mới phải làm thủ tục sang tên kèm nhiều giấy tờ phức tạp nên khách hàng không mặn mà”, anh Tùng nói.
Tại gian hàng của anh Thanh Hà, số lượng xe tồn lên đến 80 chiếc, xếp kín lối đi. Giữa dăy xe dựng san sát, anh ngồi trầm ngâm trên chiếc ghế kê tạm sát cửa ra vào. Tay cầm điện thoại, thỉnh thoảng ngước mắt lên nh́n ra đường, hy vọng có một khách hỏi mua. Theo anh Hà, t́nh h́nh kinh doanh ế ẩm sau khi có hàng loạt quy định như: Xe chính chủ, có thể kiểm định khí thải với xe máy và từ 1/7/2026 cấm xe máy xăng vào khu vực đường vành đai 1 ở Hà Nội.
“Không ai dám nhập thêm hàng v́ hàng cũ chưa thể đẩy đi, cả ngày không có khách hỏi mua”, anh Hà nói. Gian hàng của anh Hà rộng 70m2, thuê hơn 7 triệu đồng/tháng. Trước đây, anh có 3 nhân viên, do t́nh h́nh buôn bán ế ẩm nên hiện tại chỉ c̣n 1 người tiếp tục làm việc.
Cũng như nhiều hộ kinh doanh ở chợ, anh Hà ủng hộ chủ trương cấm xe máy xăng giúp giảm ô nhiễm môi trường, người dân được hít thở bầu không khí trong lành.
Tuy nhiên, anh cho rằng, cơ quan chức năng nên có lộ tŕnh, giăn dần thời gian thực hiện, đủ thời gian để người dân và người kinh doanh thích ứng. "Bây giờ đột ngột cấm như vậy, chúng tôi biết xoay xở thế nào? Cả gia tài giờ mắc kẹt trong kho mà không bán được một chiếc", anh nói.