Chính quyền bây giờ không khác ǵ đối tác thương mại, cùng Vượng Vin vẽ chính sách, vắt kiệt dân
Ngày 23/7, trong lúc người dân Hà Nội vẫn c̣n chưa hết bàng hoàng với Chỉ thị 20 cấm xe máy xăng vào trung tâm thành phố từ tháng 7/2026, th́ VinGroup đă lập tức gửi văn bản tới Bí thư và Chủ tịch Hà Nội, đề xuất hàng loạt chính sách “hỗ trợ” chuyển đổi xe xăng sang xe điện.
Trong văn bản ấy, Vượng Vin có đề xuất:
-Hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ cho người dân Hà Nội mua xe máy điện VinFast từ 24/7 đến 24/10.
-Tổ chức chương tŕnh “thu xe xăng – đổi xe điện”
- Triển khai gói vay trả góp mua ô tô điện VinFast cho người có biển Hà Nội.
Tất cả được tŕnh bày như một cơn mưa rào nhân ái giữa sa mạc, như thể người dân Hà Nội nên biết ơn “ông Bụt Vin” v́ đă cứu rỗi khỏi khói xăng.
Nhưng thử hỏi chính sách cấm xe xăng ban hành trước, ít hôm sau Vin xuất hiện với giải pháp, có thật là trùng hợp ngẫu nhiên hay là kịch bản đă được soạn sẵn và Phạm Nhật Vượng là đạo diễn?
“Mang con bỏ chợ” là cách làm ăn quen thuộc của VinGroup. Vin từng lùa dân mua ô tô xăng “ủng hộ hàng Việt” rồi đột ngột khai t.ử ḍng xe. Từng rao bán xe điện kèm thuê pin, rồi ép khách mua pin với giá trên trời.
Làm ăn không có uy tín vậy th́ ai dám đảm bảo, sau khi lùa hàng triệu người dân HN và Tp.HCM mua xe điện th́ Phạm Nhật Vượng có cao chạy xa bay, để lại dân ôm rác thải pin, ôm nợ ngân hàng, ôm cả nguy cơ cháy nổ?
Chính quyền bây giờ không khác ǵ đối tác thương mại, cùng Vượng Vin vẽ chính sách, vắt kiệt dân. Một bên ban hành cấm đoán. Một bên xuất hiện như vị cứu tinh.
Dân nghe Tô Lâm phát biểu rất sướng tai, cứ tưởng thoát được độc quyền doanh nghiệp nhà nước.
Ai ngờ, dân lại phải đối mặt với độc quyền tư nhân được bảo kê bởi nhà nước.
Cô Ba
Khi chiếc xe hơi pickup truck cùng hai xe gắn máy đang chạy trên cầu treo Pa Thơm, xă Thanh Yên, tỉnh Điện Biên, th́ cáp cầu treo bất ngờ bị đứt khiến xe và người rơi xuống sông. Xác nhận với báo chí trong nước. Chủ tịch xă Thanh Yên, tỉnh Điện Biên, cho biết sự việc xảy ra lúc hơn 8 giờ sáng ngày 22 Tháng Bảy tại cầu treo Pa Thơm bắc qua sông Nậm Núa, đoạn qua bản Pa Xa Lào. Cầu treo Pa Thơm nối bản Pa Xa Lào với các bản Púng Pon Pa Thơm, Huổi Moi thuộc xă Thanh Yên, được xây dựng năm 2004, dài 84 mét, rộng 2 mét, tải trọng 2 tấn. Cầu có kết cấu mặt bằng thép, hai dây cáp chủ gắn vào mố và trụ neo bằng bê tông???
Vụ tai nạn sập cầu treo Pa Thơm ở Điện Biên là một thảm kịch đau ḷng, nhưng không quá bất ngờ, bởi nó nằm trong chuỗi dài những tai nạn liên quan đến cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, thiếu bảo tŕ và đặc biệt là thiếu giám sát trách nhiệm. Cầu treo chỉ dài 84 mét, rộng 2 mét và chỉ chịu tải trọng thiết kế là 2 tấn, nhưng một chiếc pickup trung b́nh đă nặng hơn 2 tấn, chưa tính hàng hóa và thêm 2 xe máy. Vậy ai cho phép phương tiện vượt tải chạy qua cầu. Có biển báo tải trọng ở đầu cầu không. Nếu có, v́ sao bị xem thường. Nếu không, th́ đơn vị quản lư cầu đă thiếu trách nhiệm cảnh báo cho người dân.
Cầu xây từ 2004 như thế đă 21 năm. Đă từng được kiểm định, tu bổ lần nào chưa. Cầu treo bằng mặt sắt, cáp treo, trải qua hơn 2 thập kỷ mưa nắng, ăn ṃn, không có bảo tŕ th́ chỉ là bom nổ chậm. Vậy trong suốt 21 năm ấy, có ngân sách nào được cấp cho việc bảo tŕ không Tiền đó đi đâu. Cầu chỉ rộng 2 mét, không phù hợp với xe hơi, nhưng lại bị sử dụng sai mục đích. Có thể thấy đây là một sự thất bại từ khâu thiết kế đến vận hành. Xây cầu để phục vụ dân sinh, hay phục vụ "cho có"…. C̣n tiền dôi dư th́ “bỏ túi”.
Tai nạn đă xảy ra. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc "chia buồn", "thăm hỏi", hay "rút kinh nghiệm", th́ những cây cầu tương tự khắp các vùng núi phía Bắc sẽ tiếp tục là cái bẫy chết người treo lơ lửng trên đầu người dân. Đă đến lúc phải truy trách nhiệm rơ ràng từ chính quyền xă, huyện đến cấp sở giao thông, thậm chí là những người kư quyết toán ngân sách sửa cầu nếu có gian dối.
Tóm lại, đây không chỉ là tai nạn, mà là một kết quả của sự coi nhẹ an toàn giao thông cộng đồng, của sự thiếu trách nhiệm trong quản lư công tŕnh hạ tầng nông thôn. Người dân nghèo miền núi, sống xa trung tâm, đáng lẽ phải được ưu tiên bảo vệ, th́ lại đang đi lại hằng ngày trên những cây cầu "chờ sập".
Lăo Thất
Sân bay Gia B́nh vừa được quyết định điều chỉnh quy hoạch thành Cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc, lớn hơn cả sân bay Nội Bài. Từ khi Tô Lâm và Bộ Công an lên cầm quyền, từ một cái sân bay rất bé phục vụ Trung đoàn không quân của công an, đă “vịt hóa thiên nga”, trở thành sân bay quốc tế chỉ lớn đứng sau Sân bay Long Thành.
Sân bay Gia B́nh dự kiến sẽ mở rộng khoảng 1.960 hecta, khoảng 25.000 người dân, bốn nhà thờ Công giáo, hàng chục ngôi chùa xung quanh sẽ bị giải toả để mở rộng sân bay này. Ước tính kinh phí xây dựng giai đoạn một đến năm 2030 là 120.839 tỉ đồng, đến năm 2050 là 61.455 tỉ đồng.
Dự án sân bay Gia B́nh sẽ biến thành sân nhà và là một dự án làm kinh tài, hái ra tiền của Bộ Công an. Từ việc giải phóng mặt bằng, xây dựng, làm đường kết nối, dịch vụ phụ trợ, quản lư và khai thác, cho thuê, logistics… đều sẽ do Bộ Công an quản lư. Lúc đó, cái bánh ḿ ở sân bay bán giá 200 ngh́n đồng th́ dân cũng đừng có kêu ca.
Rơ ràng nhận thấy, dưới thời Tô Lâm và Bộ Công an do nhóm Hưng Yên toàn trị như hiện nay, đang t́m mọi cách thâu tóm nhiều dự án, lĩnh vực, biến thành của riêng để làm kinh tế, chia chác với nhau. Không chỉ là quản lư, nắm hết các dự án trọng điểm để kiểm soát chính hệ thống chính quyền, quản lư người dân như vụ thâu tóm Mobifone và FPT Telecom, mà Bộ Công an c̣n điều chỉnh ḍng tiền. Một khoản tiền rất lớn sẽ chảy về túi Bộ Công an trong thời tới mà không ai kiểm soát được.
Việc xây dựng một sân bay lớn như Gia B́nh cũng chẳng có kế hoạch, tầm nh́n từ trước. Tất cả chỉ bắt đầu vào giữa năm 2024 khi Nguyễn Phú Trọng chết, Tô Lâm lên thay làm TBT. Sự thay đổi đột ngột này cho thấy, việc chính phủ của Phạm Minh Chính phải đưa ra quyết định xây dựng sân bay Gia B́nh ngay lập tức là sự quy thuận trước phe Tô Lâm.
Việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án này cũng đẩy hàng vạn người dân sống lâu đời ở đây sẽ bị bứng đi nơi khác. Họ sẽ phải bị mất đất, mất nhà cửa, quê hương, nơi thờ tự, mồ mả ông bà tổ tiên, mất cả kư ức… tất cả cũng chỉ v́ phục vụ cho dự án của Bộ Công an.
Vơ Tuấn
Tận dụng hệ thống cây xăng để làm điểm sạc hoặc đổi pin cho xe điện thay v́ tập trung phát triển hạ tầng sạc điện tại từng hộ gia đ́nh là ư kiến của PGS.TS. Hoàng Anh Lê trong buổi toạ đàm Chuyển đổi xe xăng sang xe điện: Để không ai bị bỏ lại phía sau.
Đem điện thoại vào trạm xăng th́ Bộ Công an cấm với lư do sợ cháy nổ, trong khi đó lại muốn đem cái trạm sạc xe điện vào trạm xăng. Đa số cây xăng trong thành phố có diện tích không quá lớn, chỉ đủ dùng, xe máy c̣n phải xếp hàng đợi đổ, giờ cho xe điện vào chờ sạc th́ chắc chắn phải đứng xếp hàng rất lâu chưa kể cháy xe điện ở cây xăng th́ kinh hoàng x10.
Trước: đổ em 5 chục anh ơi.
Kỷ nguyên mới: chờ đến lượt sạc mất 30 phút nếu may mắn rồi chờ xe sạc đầy mất 4-5 tiếng. Sạc ở nhà nếu có sự cố thì bị đè ra phạt vì không tuân thủ yêu cầu sạc pin tại nhà.
HN
Hai nước Trung Cộng và csVN đă tiến hành tập trận bộ binh chung tại Khu tự trị Quảng Tây, ngay sát biên giới phía Bắc Việt Nam. Theo Bộ Quốc pḥng Trung Cộng, cuộc tập trận mang tên “Marching Shoulder to Shoulder 2025” diễn ra từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 7, Sự kiện nầy về phía đảng csVN chỉ loan tin trên một vài cơ quan do Tuyên giáo quản trị. Điển h́nh như Trang Báo Đảng TP.HCM và Báo Nhân Dân/Cơ quan nhân dân nhật báo ghi rơ: “Vào giữa đến cuối tháng 7, Trung Quốc và Việt Nam sẽ tổ chức huấn luyện liên hợp lục quân ‘Chung tay đồng hành tại Quảng Tây”,với các nội dung: ngụy trang, thực hành bắn súng, sử dụng UAV…
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại hai bên tập trận bộ binh chung, khác với các cuộc tuần tra biên giới hay tập trận hải quân/trinh sát trước đây. Phía Việt Nam cử 70 sĩ quan và binh sĩ thuộc lực lượng bộ binh Quân khu 1, đă làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị để sang Trung Quốc. Phía Trung Quốc tổ chức lễ đón chính thức và phối hợp tổ chức huấn luyện.
Hành động này diễn ra trong bối cảnh cả hai t́m cách tăng cường quan hệ quân sự giữa lúc căng thẳng chiến tranh thương mại với Mỹ. Hiện nayTrung Quốc đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ Mỹ và phương Tây tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Việc “kéo” csVN, quốc gia có vị trí chiến lược trọng yếu, tham gia tập trận là cách Bắc Kinh muốn chứng minh ảnh hưởng mềm và cứng tại Đông Nam Á vẫn đang gia tăng. Đồng thời gửi thông điệp tới Mỹ rằng: "Ngay cả một nước có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cũng đang hợp tác quân sự với chúng tôi."
Trong khi đó, ư đồ của chính quyền Hà Nội dưới thời Tô Lâm là mưa đồ nhằm xoa dịu Bắc Kinh, mua “b́nh yên chính trị”. Từ sau Đại hội 13 và đặc biệt dưới thời Tô Lâm, có dấu hiệu csVN dịch chuyển mạnh sang trục Trung Quốc, đặc biệt sau chuyến thăm Bắc Kinh ngay khi nhậm chức Tổng Bí thư “de facto” tháng 8/2024. Việc tập trận chung là món quà chính trị để xoa dịu “Thiên triều”, đổi lại sự ủng hộ ngầm của Trung Nam Hải trong bối cảnh nội bộ đảng csVN đang có dấu hiệu phân ră, đấu đá hậu trường.
Chính quyền csVN đang cố tạo thế cân bằng với phương Tây bằng cách ngả về Trung Quốc (theo thế cây tre) dù tăng cường hợp tác với Mỹ (tham gia IPG, kư kết nhiều hiệp định kinh tế), nhưng cũng không thể mất ḷng Bắc Kinh. Tập trận chung là cách Hà Nội gửi tín hiệu rằng: “Chúng tôi vẫn ở trong vùng ảnh hưởng của các anh, nhưng đang chơi đa phương hóa.” Lấy ḷng cả hai bên để tối đa hóa lợi ích và tránh đối đầu công khai.
Cuộc tập trận lục quân Trung - Việt tại Quảng Tây không đơn thuần là một động thái quân sự. Mà thực ra là biểu tượng chính trị rơ ràng cho sự dịch chuyển chiến lược của Hà Nội dưới thời Tô Lâm. Một nước cờ khéo léo của Bắc Kinh nhằm neo giữ Việt Nam trong vùng ảnh hưởng giữa lúc căng thẳng toàn cầu gia tăng. Đồng thời cũng là một tín hiệu gây quan ngại cho khu vực và cả khối phương Tây, về nguy cơ “trục Hà Nội – Bắc Kinh” đang h́nh thành trở lại với vai tṛ chư hầu – thiên triều.
Lăo Thất
Bộ Xây dựng, EVN, giờ tới lượt Bộ nông nghiệp môi trường tuyên bố câu như tát vào mặt Thủ Chính.
Mới đây, chính quyền Hà Nội nói ô nhiễm không khí 60% do giao thông, tuy nhiên Bộ Nông nghiệp và Môi trường nói chỉ 12%.
Trước đó Bộ Xây dựng kêu hạ tầng điện không đủ đáp ứng sạc xe c̣n Trưởng pḥng tài chính Bộ Xây dựng nói đă là thời điểm chín muồi để chuyển đổi. Để chờ xem được mấy tiếng phải quay xe như Bộ Xây dựng. Giữa một bên chuyên ngành quản lư về môi trường với một bên không có chuyên môn th́ liệu dân nghĩ ai đúng? Bùa số liệu cho lắm vào rồi các lănh đạo vả nhau đôm đốp.
Trống đánh xuôi rồi kèn thổi ngược, có vẻ các ban ngành cũng vừa cay vừa sợ chẳng may bị đấu tố nên là nói toẹt ra rồi, vỗ mặt các bên chút nhưng đến lúc có ǵ th́ c̣n có cái mà đỡ đạn kiểu tôi làm đúng trách nhiệm của ḿnh là đo lường thống kê rồi c̣n ai quyết th́ đi mà chịu trách nhiệm.
HN
TÔ LÂM GI-Ế-T GÀ DOẠ KHỈ
Như vậy là một tiền lệ mới nữa đă được tạo ra: Nguyên tứ trụ đă bị cách chức. Tổng Trọng là người phá vỡ đầu tiên nên giờ đến tứ trụ là b́nh thường: Bắt Đinh La Thăng phe Nguyễn Tấn Dũng. Các tiền lệ lần lượt bị phá: khởi tố uỷ viên Bộ Chính trị (Đinh La Thăng), kỷ luật tứ trụ, cách chức tứ trụ (đồng nghĩa không được làm quốc tang). C̣n 2 tiền lệ nữa thôi: khởi tố tứ trụ và kỷ luật Tổng Bí thư.
Vậy là xóa hết tứ trụ theo phe tổng Trọng. Kỷ nguyên cũ chính thức khép lại. Tô Lâm quyết tâm xử hết dàn đệ tử phe ông ta. 4 cột cũ chính thức găy th́ Tô Lâm sẽ xây lại cột mới. Và tất nhiên, một khi đă mở đường kỷ luật Chủ tịch nước th́ ngày kỷ luật Tổng Bí thư cũng không c̣n xa!
HN
Thay v́ chăm lo đời sống sát sườn của người dân, đầu tư phát triển nội lực nền kinh tế th́ cứ chạy theo những con số sáo rỗng, hô hào hoành tráng. Chính quyền cộng sản vĩ cuồng nặng quá rồi!
Mới đây báo chí trong nước đưa tin, Kỷ nguyên vươn ḿnh của dân tộc: Hạ tầng hiện đại - Lực đẩy cho khát vọng hóa rồng của Việt Nam.
Nói về cường quốc khẩu hiệu chắc không quốc gia nào qua được lănh đạo nhà ta. Trung Quốc nội lực mạnh mẽ ẩn ḿnh bao năm cũng không thấy dùng cụm từ này. Muốn phát triển mạnh mẽ theo quan điểm cá nhân quan trọng nhất là phải có và làm chủ hoàn toàn vài công nghệ hiện đại trừ phân lô bán nền, phải có vài tập đoàn đa quốc gia tạo ra vô số việc làm và hút ngoại tệ về nước.
Nhà ga T3 dột, đường sắt Cát Linh - Hà Đông bong tróc nham nhở, cao tốc kẹt xe, quốc lộ kẹt xe, nội thành kẹt xe. Lănh đạo ngồi trong pḥng máy lạnh suốt ngày rửng mỡ, ra đường th́ có quân áo vàng mở đường cho rồi cứ nghĩ là đường phố thông thoáng lắm.
HN
Ông Mai Hoàng - Giám đốc Công an TP.HCM, đă được thăng hàm từ thiếu tướng lên trung tướng từ ngày 12/7/2025, chỉ hơn một tháng sau khi ông nhận chức vào ngày 8/6.
Truyền thông giữ im lặng về sự kiện này gần 2 tuần nay nhưng đến tối ngày 23/7, báo Dân trí bất ngờ đăng tải bài viết: “Giám đốc Công an TPHCM Mai Hoàng được thăng hàm Trung tướng”, kèm những h́nh ảnh trong buổi lễ, nhưng bài viết đă bị gỡ bỏ trong ít phút.
Chức vụ Giám đốc Công an TP.HCM là một trong những vị trí quyền lực nhất hệ thống công an địa phương. Vậy mà cả lúc nhậm chức lẫn lúc thăng hàm, người dân không được thông báo chính thức. Cứ như thể đó là chuyện riêng trong một gia tộc chứ không phải đang bổ nhiệm một chức danh công khai phục vụ nhân dân.
Nếu ông Mai Hoàng thật sự xứng đáng, nếu việc thăng hàm là minh bạch, nếu không phải v́ hộ khẩu Hưng Yên mà được ưu ái, th́ cớ ǵ phải gỡ tin? Hay là chính quyền biết người dân đang bắt đầu đặt dấu hỏi về việc Mai Hoàng thăng hàm vượt niên hạn, nên họ phải nhanh tay xóa dấu vết?
Nếu một quyết định thăng hàm mà c̣n phải che đậy, th́ làm sao có thể bảo dân tin rằng cả bộ máy đang minh bạch và v́ dân?
Cô Ba
Việt Nam đang rầm rộ triển khai xe điện, chuẩn bị cấm xe xăng, thu phí khí thải. Nhưng vấn đề là: khi hạ tầng chưa kịp sẵn sàng, mà người dân đă bị ép đổi xe, th́ đó không phải là chuyển đổi xanh, mà là chuyển đổi liều lĩnh.
Tầng lớp bị ảnh hưởng đầu tiên đó là shipper, xe ôm công nghệ, bán hàng rong- những người sống bằng đồng bạc lẻ. Họ đâu có tiền để mua xe điện giá chục triệu, chất lượng th́ hên xui, bảo hành mập mờ. Một chiếc xe xăng là cả gia tài, nay ép họ đổi xe trong chưa đầy một năm, th́ đó là một chính sách tàn nhẫn đẩy dân nghèo vào chiếc bẫy vay nợ để mua xe điện.
Không chỉ mất tiền, người dân c̣n phải sống trong nguy cơ cháy nổ mỗi đêm. Ban ngày chạy xe mưu sinh, ban đêm tranh thủ cắm sạc. Nhưng chung cư, nhà trọ th́ hệ thống điện cũ kỹ, không đủ tải, dây điện nhằng nhịt, chỉ một tia lửa là cháy trọn cả dăy trọ.
Và c̣n vô số câu hỏi chưa được trả lời: Trạm sạc chưa đủ, xe hết pin giữa đường th́ ai cứu? Điện chưa đủ dùng cho dân, lấy ǵ sạc hàng triệu xe?Cháy nổ, tai nạn ai chịu trách nhiệm? Rác thải pin độc hại xử lư thế nào?
Thế nhưng lănh đạo vẫn vội vàng ban hành chính sách cấm, không cần kiểm chứng, không lộ tŕnh rơ ràng, không hỏi dân, không chịu trách nhiệm.
Xe điện không có lỗi. Môi trường không có lỗi. Nhưng ép người dân vay nợ, đánh đổi an toàn mạng sống chỉ để phục vụ một cuộc chuyển đổi cưỡng ép để làm lợi cho tư bản đỏ th́ đó là chính sách bẩn.
Chiếc bẫy đă được giăng sẵn trước mắt, nhưng nếu chúng ta im lặng th́ chính quyền sẽ coi đó là sự đồng thuận, đă đến lúc chúng ta cần lên tiếng phản đối.
Chúng ta không chống lại đổi mới. Nhưng chúng ta có quyền chất vấn.
Chúng ta không chống lại công nghệ. Nhưng chúng ta có quyền được lựa chọn.
Đừng để sự cam chịu âm thầm gi.ết ch.ết cuộc sống, an toàn và quyền lựa chọn của chính ḿnh.
Đừng để những chiếc xe điện trở thành quan tài di động cho người nghèo.
Lănh đạo có thể vô trách nhiệm nhưng chúng ta không thể vô cảm với chính tương lai của ḿnh.
Cô Ba
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.