Theo quan chức Ukraine, Đức nên viện trợ cho Kiev 30% số khí tài của Bundeswehr (quân đội liên bang), bao gồm khoảng 45 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon.
Theo ông Andrey Melnik, Đại diện thường trực Ukraine tại Liên Hợp Quốc, Đức nên tặng 30% số xe bọc thép và máy bay quân sự hiện có cho Kiev.
Lời kêu gọi được vị quan chức đưa ra trong bối cảnh các nước EU đang t́m cách gia tăng hỗ trợ cho Kiev giữa lúc c̣n nhiều nghi vấn về việc liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có tiếp tục hậu thuẫn Ukraine hay không.
Ông Melnik, người từng là đại sứ tại Berlin từ năm 2015 đến 2022, đă đưa ra lời kêu gọi trong một bức thư ngỏ được đăng trên báo Welt am Sonntag, gửi tới ông Friedrich Merz, người dự kiến sẽ trở thành Thủ tướng Đức tiếp theo.
"Ḥa b́nh nằm trong tay các ngài, những người kiến tạo ḥa b́nh, để chấm dứt cuộc chiến này trước cuối năm 2025".
Nhà ngoại giao này đă vạch ra một loạt biện pháp mà ông cho rằng ông Merz cần thực hiện nhằm buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải kư thỏa thuận ḥa b́nh,
Theo ông Melnik, Đức nên viện trợ cho Kiev 30% số khí tài của Bundeswehr (quân đội liên bang), bao gồm khoảng 45 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, 30 máy bay Tornado, 100 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, cùng 115 xe chiến đấu bộ binh Puma và 130 xe Marder.
Vị quan chức đồng thời kêu gọi Berlin phớt lờ "những phản đối dự kiến" từ đảng Dân chủ Xă hội (SPD) và gửi 150 tên lửa hành tŕnh Taurus cho Ukraine.
Trước đó, Đảng SPD đă phản đối việc chuyển giao tên lửa Taurus, viện dẫn lo ngại về nguy cơ leo thang căng thẳng với Nga. Hiện SPD và đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của ông Merz đang tiến hành đàm phán thành lập liên minh cầm quyền.
Ông Melnik cũng kêu gọi Đức cam kết dành 0,5% GDP, tương đương khoảng 21,5 tỷ euro (24,5 tỷ USD) mỗi năm, cho viện trợ quân sự tới Ukraine đến năm 2029.
"Khoản tiền này nên được đầu tư vào việc sản xuất vũ khí hiện đại ngay tại Đức và Ukraine", ông Melnik viết. Đồng thời, ông kêu gọi toàn bộ EU cũng áp dụng mức chi 0,5% GDP này như một "tín hiệu cảnh báo nghiêm khắc" gửi tới Nga.
Phía Đức và ông Merz chưa b́nh luận về đề xuất này.
Gần đây, ông Merz đă thể hiện thái độ cởi mở với việc chuyển giao tên lửa Taurus được mệnh danh "mũi tên thần", động thái ngay lập tức vấp phải chỉ trích từ lănh đạo SPD Matthias Miersch và Bộ trưởng Quốc pḥng Boris Pistorius.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Đức Sergey Nechayev cảnh báo rằng những lô hàng vũ khí như vậy "sẽ không thay đổi cục diện chiến trường" nhưng sẽ khiến Đức bị lún sâu hơn vào cuộc xung đột.