V́ sao chính quyền Trung Quốc lại chọn hăng Boeing làm mục tiêu trả đũa cuộc chiến thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump vào thời điểm này, sau khi chính quyền chủ tịch Tập cận b́nh mới đây yêu cầu các công ty hàng không ngừng tiếp nhận máy bay của tập đoàn Boeing, nhà xuất khẩu số một của nước Mỹ, khiến cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng thêm một nấc. Trong lúc tổng thống Donald Trump khẳng định «bóng đang bên sân Trung Quốc», và chờ đợi Bắc Kinh tỏ thiện chí để bước vào đàm phán về một thỏa thuận kinh tế song phương mới.

Ảnh minh họa : Máy bay Boeing 737 Max chuẩn bị cất cánh bay thử tại Boeing Field, Seattle, Mỹ, ngày 30/09/2020. AP - Elaine Thompson
Bắc Kinh ra tay trước
Quyết định của chính quyền Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh giao thương Mỹ - Trung gần như hoàn toàn đ́nh trệ với việc Trump tăng thuế 145% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và Bắc Kinh trả đũa với 125%. Xét thuần túy về mặt tính toán kinh tế, không chỉ ngành hàng không Trung Quốc phải xét lại các đơn đặt hàng, mà hàng không châu Âu, cho dù không bị đánh thuế đến mức như Trung Quốc, cũng ở trong t́nh trạng tương tự. Ngày hôm qua, 15/05, theo AFP, Michael O’Leary, chủ nhân Ryanair - công ty hàng không dân dụng đứng đầu châu Âu về lượng hành khách - cho biết tập đoàn sẽ phải tính đến việc hoăn tiếp nhận vào tháng 8/2025 tới 25 phi cơ Boeing đă đặt mua, nếu như chính sách tăng thuế quan của Mỹ dẫn đến việc tăng giá.
Quyết định của Trung Quốc đối với Boeing có thể nói là hành động đi trước một bước vào lúc các công ty Trung Quốc trước sau ǵ cũng sẽ phải đưa ra một quyết định tương tự trong bối cảnh xung đột thương mại Trung - Mỹ không hề có dấu hiệu xuống thang. Hồi tuần trước, theo Bloomberg, công ty Trung Quốc Juneyao Airlines, đă phải hoăn việc nhận máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, do thuế quan tăng.
Đ̣n khốc liệt với Boeing, nhà xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ
Một số chuyên gia cho rằng quyết định của Bắc Kinh sẽ làm cho ngành hàng không Trung Quốc hứng chịu các tổn thất, t́nh trạng thiếu hụt máy bay thêm trầm trọng. Tuy nhiên, thiệt hại đối với Boeing sẽ rất lớn. Trả lời RFI, ông Loïc Tribot, phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và dự báo chiến lược CEPS, nhận định : « Trung Quốc đă giáng một đ̣n khủng khiếp vào một doanh nghiệp có vị thế hàng đầu tại Mỹ. Nếu Trung Quốc khẳng định là việc mua Boeing không c̣n phù hợp nữa, và xem xét lại các đơn đặt hàng đă có, điều này có nguy cơ khiến cho t́nh h́nh trầm trọng hơn một nấc đối với Boeing. Boeing vốn đă trong t́nh cảnh khó khăn, và khó mà đáp ứng các đơn đặt hàng hiện có, và gặp rất nhiều thách thức trong việc thu hút trở lại các nhân tài đă rời hăng trong thời gian Covid. Việc Trung Quốc giáng một đ̣n tàn nhẫn này có nguy cơ gây một không khí hỗn loạn tại tập đoàn. »
Boeing là tập đoàn xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ, đóng góp 84 tỉ đô la cho nền kinh tế Mỹ, sử dụng đến hơn 1,8 triệu nhân công. Cuộc khủng hoảng phi cơ 737MAX của Boeing hồi 2019, sau hai tai nạn khiến hơn 340 người chết, từng có nguy cơ khiến tăng trưởng kinh tế Mỹ sụt đến 0,5%.
Gia tăng áp lực chống Trump tại Mỹ, khẳng định Trung Quốc không sợ Trump
Tổng thống Trump có thể tung ra chính sách miễn tăng thuế nhập khẩu với các hàng hóa công nghệ cao do các tập đoàn Mỹ sản xuất tại Trung Quốc để hạn chế thiệt hại cho các công ty Mỹ, như Apple (do chính sách của chính nước Mỹ), nhưng với đ̣n đánh của Bắc Kinh nhắm vào Boeing, Trump không có cách hóa giải.
Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm 20% thị phần phi cơ thương mại trong hai thập niên tới. Theo một số nhà quan sát, quyết định của Trung Quốc đối với Boeing cho thấy Bắc Kinh quyết tâm sử dụng thị trường nội địa khổng lồ của ḿnh làm lợi thế trong đàm phán với Mỹ. Không những thế, Trung Quốc c̣n muốn chứng minh là nước Mỹ sẽ phải trả giá rất đắt về kinh tế và chính trị do chính sách đơn phương áp « thuế đối ứng ».
Chiến thuật này củaTrung Quốc một mặt có thể làm gia tăng các áp lực nội bộ trong nước Mỹ buộc Donald Trump thay đổi chính sách, mặt khác, thể hiện trước thế giới là Bắc Kinh không sợ Mỹ, và sẵn sàng đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại hành xử độc đoán của chính quyền Trump. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà quyết định của Bắc Kinh được tung ra đúng vào lúc lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh đang trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, kể từ khi Mỹ tung ra cuộc chiến tăng thuế chống lại toàn thế giới : Một trong các mục tiêu chủ yếu của ông Tập là vận động các nước hợp lực chống cuộc chiến thuế của Donald Trump.