Mỹ đặt mục tiêu đạt được 90 thỏa thuận thương mại trong ṿng 90 ngày, nhưng những trở ngại đă sớm bộc lộ.
Ông Maros Sefcovic, ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu (EU), nằm trong số những quan chức nước ngoài đầu tiên đến Mỹ để tiến hành các cuộc đàm phán khẩn cấp về mức thuế cao mà ông Trump công bố hôm 2/4.
Tuy nhiên, khi ông Sefcovid đặt chân tới Washington để đàm phán vào ngày 14/4 giờ địa phương, người đứng đầu đàm phán về thuế quan của ông Trump – Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent – sẽ lại đang ở Buenos Aires để bày tỏ sự ủng hộ đối với các cải cách kinh tế của Argentina.
Việc này diễn ra dù EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, với kim ngạch thương mại hai chiều lên tới gần 1.000 tỷ USD trong năm ngoái, c̣n Argentina chỉ chiếm khoảng 16,3 tỷ USD trong tổng kim ngạch thương mại hàng năm của nước này.
Việc ông Bessent vắng mặt vào thứ Hai làm dấy lên nghi ngại từ phía các chuyên gia thương mại về khả năng quản lư hiệu quả hàng loạt cuộc đàm phán diễn ra cùng lúc của chính quyền Mỹ, cũng như triển vọng thực tế của việc đạt được 90 thỏa thuận trong ṿng 90 ngày.
“Để khởi động cho các quyết định như thế này, cần phải có những cuộc đàm phán thực sự nghiêm túc,” Reuters dẫn lời bà Wendy Cutler, cựu trưởng đoàn đàm phán của Văn pḥng Đại diện Thương mại Mỹ, hiện đứng đầu Viện Chính sách Xă hội châu Á.
“Trong khoảng thời gian ngắn như vậy, không có cách nào để đạt được một thỏa thuận toàn diện với bất kỳ quốc gia nào.”
Việt Nam cũng đang chạy đua để đàm phán với chính quyền Mỹ.
Hôm 12/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đă kư quyết định thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ về thỏa thuận thương mại đối ứng với Mỹ. Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên làm trưởng đoàn này.
Liệu Việt Nam có kịp thời đàm phán trước mức thuế 46% có hiệu lực, dự kiến vào tháng Bảy tới?
VietBF@sưu tập