Thanh toán không dùng tiền mặt đă phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
“Không nhận chuyển khoản” – sự lạc lơng giữa không gian chuyển đổi
Ngày cuối tuần, la cà ở khu vực phố cổ và dừng chân tại một quán cà phê trên con phố nổi tiếng với các quán cà phê ở trung tâm Hà Nội – phố Hàng Hành. Con phố tấp nập người xe qua lại, quán xá nhộn nhịp, khách trong hàng quán, người đi bộ trên đường có tây, ta đủ cả…
Ngồi nhâm nhi cà phê, ngắm đường phố và hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ sôi động trong ngày cuối tuần cũng tạo cảm giác nhẹ nhàng, vui vẻ. Nhưng khi lướt mắt qua mặt tiền từng cửa hàng, tôi bỗng có chút khựng lại với tấm biển không nhỏ treo trước cửa một quán ăn. Dù bị che lấp một vài kư tự, nhưng vẫn đọc rơ được nội dung: “Nhà hàng không nhận chuyển khoản, xin cảm ơn”…Thực sự, trong thời đại số, thời đại của công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, mà một quán ăn không nhỏ – chủ quán c̣n dùng từ “nhà hàng” – lại từ chối thanh toán bằng chuyển khoản và treo tấm biển với nội dung rơ ràng, rành mạch như vậy, thật khiến tôi cảm thấy tấm biển có phần lạc lơng giữa không gian trung tâm của con phố kinh doanh thương mại như thế.
Quan sát kỹ hơn, tôi nhận thấy quán kinh doanh điểm tâm sáng với nhiều món ngon Hà Nội như xôi gà, bún thang… Trong quán cũng có vài khách hàng đang ăn sáng. Dù không nh́n rơ, nhưng theo quan sát th́ người bán hàng trong quán có cả người già lẫn người trẻ. Hơn một tiếng đồng hồ để ư, tôi cũng thấy một hai trường hợp khách ghé xe dừng trước cửa quán nhưng lại đi tiếp…
Nh́n quán ăn ở khu vực trung tâm Hà Nội – quận Hoàn Kiếm – treo biển “không nhận chuyển khoản”, tôi lại nhớ đến quán cơm bụi gần cơ quan, thuộc quận Bắc Từ Liêm. Quán cơm b́nh dân, bàn ghế nhựa đơn giản, giá chỉ 30 – 35 ngh́n đồng/suất. Mọi người xếp hàng, chủ quán lấy cơm theo suất và báo số tiền, hoặc khách báo giá suất ăn trước… Sau đó, khách chủ động quét mă QR của quán dán ngay ở tủ đựng đồ ăn, khu vực chờ lấy cơm.
Mỗi lần khách chuyển khoản thành công là nghe tiếng loa phát: “Đă thanh toán thành công 35 ngh́n đồng”; “đă thanh toán thành công 70 ngh́n đồng”… Chủ quán vừa nghe, vừa tay gắp thức ăn – rất tiện lợi!Nhắc đến câu chuyện của hai quán ăn trên cho thấy rằng: Việc “thanh toán không dùng tiền mặt” là hết sức tiện lợi và không phụ thuộc vào điều kiện, kinh phí đầu tư, khu vực trung tâm, thành thị hay nông thôn. Có thể vẫn c̣n khó khăn với người già hay một số người không sử dụng thiết bị di động… Tuy nhiên, hiện nay việc thanh toán bằng chuyển khoản, không dùng tiền mặt đă rất phổ biến, trở thành xu thế và được khuyến khích.
Trong kỷ nguyên số, thanh toán không dùng tiền mặt không c̣n là điều mới mẻ. Từ ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng đến quét mă QR – mọi thứ đều trở nên nhanh gọn và thuận tiện chỉ trong vài thao tác trên điện thoại.
Việc một số quán ăn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản” như một biểu hiện của sự bảo thủ giữa thời đại số hóa. Tất nhiên, bất lợi sẽ nghiêng về phía quán…
Chậm chuyển đổi… sẽ mất khách!
Chuyển khoản, thanh toán QR hay dùng ví điện tử giờ đây không chỉ tiện lợi, mà c̣n minh bạch và an toàn hơn hẳn tiền mặt. Người dùng không cần mang theo ví cồng kềnh, tránh được rủi ro mất tiền hay nhận nhầm. Giao dịch nhanh chóng, dễ kiểm soát và được lưu trữ rơ ràng.Hơn thế nữa, các phương thức này thường đi kèm ưu đăi: hoàn tiền, tích điểm, giảm giá… Vừa tiết kiệm thời gian, vừa hưởng lợi – không ngạc nhiên khi thanh toán số trở thành xu hướng không thể đảo ngược.
Dù lợi ích rơ ràng, vẫn có những quán ăn cương quyết từ chối h́nh thức thanh toán hiện đại. Lư do? Ngại thay đổi, sợ hệ thống lỗi, hoặc đơn giản chỉ là... quen dùng tiền mặt.
Tuy nhiên, sự tŕ trệ này lại đẩy chính họ ra khỏi guồng quay hiện đại. Khi khách hàng – đặc biệt là giới trẻ – ngày càng quen với việc “cà thẻ, quét mă”… Trải nghiệm kém khiến khách dễ bỏ đi, thậm chí không quay lại.
Không chỉ bất tiện cho khách, việc “chỉ nhận tiền mặt” c̣n khiến hoạt động kinh doanh thiếu minh bạch. Doanh thu không rơ ràng, khó kiểm soát, dễ dẫn tới gian lận hoặc trốn thuế. Đây là lư do khiến cơ quan chức năng cũng khuyến khích doanh nghiệp chuyển sang giao dịch số.
Về phía người tiêu dùng, họ đang t́m kiếm sự thuận tiện và minh bạch trong mọi giao dịch. Nếu một quán ăn vẫn “bảo thủ”, khả năng mất khách là điều khó tránh khỏi.
Chuyển đổi số không dừng lại ở việc chấp nhận chuyển khoản. Đó c̣n là việc ứng dụng các phần mềm quản lư đơn hàng, đặt món online, kết nối giao hàng và xây dựng thương hiệu trên nền tảng số.
Dĩ nhiên, ban đầu có thể là thách thức – chi phí đầu tư, đào tạo nhân sự, thay đổi quy tŕnh. Nhưng nếu vượt qua, lợi ích dài hạn là rất lớn. Quán ăn không chỉ vận hành hiệu quả hơn mà c̣n tiếp cận được nhóm khách hàng trẻ, năng động và quen thuộc với công nghệ.
|
|