Vĩnh biệt nhạc sĩ Phạm Tịnh - người nhạc sĩ của núi rừng. Sau một thời gian lâm bệnh, ngày 07/7/2025, nhạc sĩ Phạm Tịnh đă trút hơi thở cuối cùng tại Hà Nội, nơi ông đang sinh sống. Tôi có may mắn được gặp nhạc sĩ Phạm Tịnh lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tại Hà Nội, trong căn pḥng đầy ắp nhạc cụ và những thiết bị thu âm.
Nơi gắn bó thành quê hương
Như lệ thường, tôi bắt đầu buổi tṛ chuyện với nhạc sĩ Phạm Tịnh bằng câu hỏi, rằng nơi ông sinh ra là đâu? Nhạc sĩ bỗng lặng đi, trong ánh mắt, trên khuôn mặt lộ rơ niềm xúc động tột cùng. Hồi lâu ông mới nói: “Tôi sinh ra trên đường… chạy đói! Trận đói lịch sử làm chết hai triệu người ở Việt Nam năm Ất Dậu…”
Câu chuyện đưa chúng tôi trở về những năm tháng tang thương của lịch sử, khi các nước phương Tây thực hiện cuộc chiến tranh ở Đông Dương, Việt Nam là thuộc địa của Pháp, rồi bị Nhật nhảy vào chiếm đóng. V́ mục đích phục vụ chiến tranh, nền nông nghiệp của Việt Nam vốn đă lạc hậu, đói kém lại bị lạm dụng và khai thác quá sức.
Nhạc sĩ Phạm Tịnh quê ở Duy Tiên, Hà Nam, ông sinh tháng Sáu năm 1944, “trên đường chạy đói” như lời ông nói. Khi ông vừa tṛn tám tháng tuổi, theo con đường Thiên lư ngược về phương Bắc, gia đ́nh ông lên đến Lạng Sơn và đă chọn mảnh đất này neo lại, lấy nghề làm đậu phụ để mưu sinh. Ấy thế mà thành gắn bó, thành quê hương.
“Người thân của tôi vẫn sinh sống ở đó. Mộ cha, mẹ tôi hiện giờ vẫn ở Lạng Sơn…” - Phạm Tịnh nh́n tôi, ánh mắt rưng rưng.
Nhạc sỹ Phạm Tịnh luôn coi Lạng Sơn là quê hương của ḿnh.
Năm 1963, vừa tṛn mười chín tuổi, đang là học sinh của trường cấp 3 Việt Bắc (Lạng Sơn), Phạm Tịnh xung phong đi bộ đội, trở thành chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang, đóng quân ở Thủ đô Hà Nội. Thời kỳ này, ông bắt đầu sáng tác ca khúc và bước đầu có những thành công đáng kể với bài hát được nhắc đến nhiều nhất là Tuổi trẻ trên đường biên giới.
Sau khi tham gia một lớp sáng tác ca khúc do Bộ Công An mở, Phạm Tịnh có thêm Bên cầu Long Biên; Ta gác cho Người - Người gác cho cả non sông (lời thơ Nguyễn Ngọc Châu, Chủ nhiệm Chính trị Công an nhân dân vũ trang). Ông bắt đầu tham gia và gắn bó với phong trào văn nghệ quần chúng ở Hà Nội và có nhiều tác phẩm về đề tài chống Mỹ.
Năm 1970, cùng với Phó Đức Phương, Đoàn Bổng… Phạm Tịnh thi đỗ và theo học chuyên ngành sáng tác hệ đại học chính quy tại Nhạc viện Hà Nội. Tốt nghiệp Nhạc viện, năm 1974, ông về Đoàn Nghệ thuật Công an nhân dân vũ trang. Năm 1975, ông chuyển về công tác tại Cục Chính trị Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên pḥng, thực hiện nhiệm vụ sáng tác cho các phong trào văn nghệ và tham gia biên tập chương tŕnh ca nhạc dành cho chiến sĩ nơi biên cương và hải đảo của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Năm 1989, Phạm Tịnh chuyển sang làm việc tại Ban Văn nghệ Đài Truyền h́nh Việt Nam. Bắt đầu từ đây, ông tràn đầy cảm hứng và thăng hoa trong sáng tác. Gắn bó với những hội thi, hội diễn văn nghệ, ông nhận ra rằng cuộc sống muôn màu, đầy sống động của nhân dân là chất liệu không bao giờ vơi cạn và t́nh yêu đất nước, quê hương chính là “vũ khí” tối thượng của người nghệ sĩ.
Và ông đă viết Lạng Sơn quê tôi từ những cảm thức thuở ấu thơ, khi ông c̣n nằm trong nôi, lắng nghe lời ru của mẹ - những câu ca dao xưa cũ mà ông vẫn c̣n nhớ cho tới tận bây giờ: “Gánh vàng đi đổ sông Ngô/ Đêm nằm tơ tưởng đi ṃ sông Thương/Vào chùa thắp một tuần hương/Tay khấn miệng vái bốn phương chùa này/Chùa này có một ông thầy/Có ḥn đá tảng, có cây ngô đồng/Cây ngô đồng không trồng mà mọc/Cây ngô đồng rễ dọc rễ ngang/Quả dưa gang trong vàng ngoài trắng/Quả mướp đắng trong trắng ngoài xanh/Ai lên Xứ Lạng cùng anh/Bơ công bác mẹ sinh thành ra em…”.
Và rồi lời hát hiện ra, tự nhiên như lời ru của mẹ: Quê tôi từ thuở nằm nôi, đă nghe lời ru hoài, cho con cả tương lai… Lời ru ngọt lành, ai lên Xứ Lạng cùng anh. Quê tôi, thơm ngát hương hồi… (Lạng Sơn quê tôi); Ṇn đắc, ṇn đí, mẻ nhằng pây nà quây lai… (Ngủ ngon, ngủ say, mẹ c̣n thăm ruộng xa xa…- Ṇn đắc, ṇn đí); Đứng... em đứng t́m ai, ngàn năm hóa đá rêu phong. Câu sli chợ phiên vẫn vang hàng ngày khúc hát giao duyên... Tô Thị ngàn năm hóa đá chờ chồng… (Huyền thoại nàng Tô Thị)... Những ca khúc khai thác chất liệu dân gian của Phạm Tịnh được chào đón nồng nhiệt, được các ca sĩ nổi tiếng như Ái Vân, Vi Hoa, Hà My, Đàm Vĩnh Hưng… thể hiện. Sli lượn t́m nhau, Đi chợ vùng cao, Bức tranh thổ cẩm và nhiều tác phẩm khác lần lượt giành Huy chương Vàng hội diễn toàn quốc, toàn quân và Huy chương Vàng Liên hoan Âm nhạc ASEAN…
Thành công từ những ca khúc theo “đơn đặt hàng”
Phạm Tịnh có duyên với các hội diễn, được các ca sĩ, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đặt hàng. “V́ tôi viết theo “đơn đặt hàng” nên nhiều người bảo tôi là nhạc sĩ viết nhạc theo mùa. Nhưng viết theo đặt hàng nó có cái thú của nó, nó tạo áp lực cho ḿnh phải lao động cật lực, nghiêm túc. Và “phần thưởng” xứng đáng là tác phẩm viết ra được sử dụng ngay chứ không nằm trong ngăn kéo, sử dụng xong th́ có kinh phí chi trả ngay, dù ít dù nhiều… Nếu không có sự “đặt hàng” ấy th́ sẽ không có một nhạc sĩ Phạm Tịnh ngày hôm nay và tôi cũng không có cơ hội tri ân mảnh đất, con người miền núi, tri ân quê hương Lạng Sơn đă cưu mang, đùm bọc gia đ́nh tôi…” - Nhạc sĩ Phạm Tịnh chia sẻ.

Người nhạc sĩ của núi rừng đă về với núi rừng, say giấc ngàn thu.
Khoảng năm 1998, 1999 cũng là theo “đơn đặt hàng”, Phạm Tịnh lên ư tưởng về một ca khúc với chất liệu dân gian dân tộc Dao. Ông dành cả buổi tṛ chuyện với một người bạn, vốn là người Dao bản địa của Lạng Sơn, ông Đặng Tăng Phúc, Trưởng Ban Định canh định cư của tỉnh Lạng Sơn. Được biết trong quá tŕnh phát triển, văn hoá dân tộc Dao đă h́nh thành nên hệ thống chữ viết của riêng ḿnh, xuất phát từ Hán ngữ. Phạm Tịnh nói với người bạn: “Tôi cần vài cuốn sách của người Dao”. Đặng Tăng Phúc suy tư một hồi rồi lắc đầu: “Không có! Không có! Người Dao chỉ có sách ghi chép những bài cúng thôi”. Phạm Tịnh đành yêu cầu ông Phúc đọc lên một đoạn trong bài cúng.
Mặc dù không hiểu nhiều về ngữ nghĩa nhưng những âm thanh rủ rỉ, thâm u như lời của đại ngàn cùng với tiếng chuông, tiếng trống, tiếng thanh la xập xọe… đă gây ấn tượng rất mạnh với nhạc sĩ. Nhưng trên nền chất liệu ấy, ta đưa ư tưởng ǵ vào nốt nhạc để cho bài hát có linh hồn đây? Ông trở về nhà và nằm thao thức măi. Ông hồi nhớ lại những năm trước đây, khi nạn phá rừng diễn ra nghiêm trọng, mà một trong những nguyên nhân là tập quán du canh du cư của người Dao. Mùa khô, vào ban đêm, nh́n lên dăy núi Mẫu Sơn sẽ thấy từng đám lửa đỏ rực. Lửa của người Dao đốt rừng làm nương, có những đám lửa lớn cháy tới mấy ngày đêm, làm trơ ra những mảng núi đen ś, nhem nhuốc.
Ông Đặng Tăng Phúc, Phó Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Trưởng Ban Định canh đinh cư của tỉnh chả phải đă dành cả cuộc đời ḿnh để chống lại hủ tục này của người Dao hay sao? Nhờ vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, người Dao không c̣n du canh du cư, và những cánh rừng đang ngày đêm xanh lại… Ư tưởng đây rồi! Phạm Tịnh bật dậy, sờ tay lên phím đàn, âm thanh ùa về, ca từ ùa về, ông viết như “ma làm” và Điều chưa thấy trong văn tự người Dao đă ra đời như thế.
Ngay lần đầu biểu diễn, tốp nam của Đoàn Nghệ thuật Quân khu II đă giành Huy chương Vàng hội diễn toàn quân (năm 1999). …Thời xa xưa từ Mẫu Sơn xanh thắm, mẹ ru lời ngọt ngào, người Dao sống chung thuận ḥa. Ai, ai đi lên nương vấn vương cây rừng, xin hăy dừng nghe sách nó nói: Rừng nuôi ḿnh chẳng khác mẹ hiền cho con bú đấy; chặt phá từng chẳng khác ǵ bầy quỷ dữ đă đến đấy. Nhiều trang rồi, ḿnh đă đọc mà không thấy chữ viết. Chỉ có Đảng cho sách vàng định hướng tới tương lai… (Điều chưa thấy trong văn tự người Dao). Ông cũng đă được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2017 với các ca khúc “Điều chưa thấy trong văn tự người Dao”, “Từ chân ruộng bậc thang”…
Thành công vang dội từ các hội diễn càng khiến nhạc sĩ Phạm Tịnh say mê sáng tác. Cho tới bây giờ, gia tài âm nhạc của ông có cả trăm ca khúc, trong số đó đa phần là các tác phẩm khai thác yếu tố dân gian, hiện vẫn được các Đoàn Nghệ thuật dàn dựng, biểu diễn. Riêng với Lạng Sơn, những ca khúc của ông đă chắp cánh, góp phần làm nên thành công và ghi dấu ấn trong sự nghiệp ca hát của các ca sĩ hàng đầu như Nghệ sĩ Nhân dân Triệu Thủy Tiên, Nghệ sĩ Nhân dân Hoàng Thu Hương, Nghệ sĩ ưu tú Phùng Văn Muộn... Trong gia đ́nh, vợ và các con của nhạc sĩ Phạm Tịnh cũng là nghệ sĩ hoặc làm những công việc liên quan đến âm nhạc. Đó là nguồn cổ vũ, động viên, chia sẻ rất lớn đối với ông trong sự nghiệp.
Gần đây, vào tháng Tư năm 2024, tại lễ Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn, chương tŕnh nghệ thuật với chủ đề “Nơi đầu nguồn sông Cầu”, trong đó phần âm nhạc là của Phạm Tịnh cùng với màn tŕnh diễn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia múa bát của một ngh́n nghệ nhân, diễn viên đă tạo nên dấu ấn vô cùng đặc sắc. Trong khuôn khổ chương tŕnh Lễ hội Thác Bản Giốc 2023 (ngày 07/10/2023), tỉnh Cao Bằng đă xác lập kỷ lục Việt Nam với màn tŕnh diễn hát then, đàn tính do một ngh́n người thực hiện ngay bên danh thắng thiên nhiên Bản Giốc. Chương tŕnh gồm tổ hợp ba ca khúc trong đó có “Ánh trăng Bản Giốc” của nhạc sĩ Phạm Tịnh.
“C̣n nhỏ, tôi nghe lời mẹ ru khi nằm trong cái nôi của mẹ. Lớn lên, trong cái nôi lớn Lạng Sơn, tôi nghe tiếng suối chảy, tiếng gió reo, tiếng chim hót trên những rặng cúc quỳ vàng rợp, trên những dăy núi xanh mờ xa… Mùa đông, gió Bắc thổi trên mái nhà sương muối. Mùa xuân, người Nùng Phàn Sĺnh từ các ngả đổ về phố chợ Kỳ Lừa, có cả người Nùng từ Bắc Giang theo tàu hỏa đi lên. Đông Cai, Bắc Cai, Nam Cai, Tây Cai (tên địa danh cũ ở phố chợ Kỳ Lừa - Lạng Sơn) tràn ngập sắc áo chàm. Sáng ra, họ vào các nhà ở phố, trong đó có nhà tôi để xin nước rửa mặt rồi mang lược, gương ra chải tóc, vấn khăn. Rồi họ hát sli trao t́nh bên phố chợ Kỳ Lừa, cả ngày dài cho tới đêm thâu… Những thanh âm ấy, nhưng t́nh cảm ấy tôi không bao giờ quên!...”
Và hôm nay, Lạng Sơn quê hương Ngát măi hương hồi (tên ca khúc của Phạm Tịnh) sẽ đón ông về yên nghỉ. Người nhạc sĩ của núi rừng về với núi rừng, say giấc ngàn thu.
VietBF@ sưu tập