Cô bé nửa đêm nhờ cảnh sát t́m bà ngoại, nghe lư do, nhiều người "nổi da gà": Đồng cảm quá!
Tại Tô Châu, Giang Tô (Trung Quốc) vừa xảy ra một trường hợp khá hi hữu.
Được biết, một bà lăo đang ở nhà kèm cháu gái làm bài tập th́ tức đến mức... bỏ nhà ra đi.
Tới tận nửa đêm vẫn chưa thấy bà quay về, cô bé quá hoảng hốt, gọi điện báo cảnh sát.
Sau đó, nhờ trích xuất camera an ninh quanh khu vực, người ta mới t́m thấy người bà đang ngồi gần một cửa hàng tiện lợi.
Th́ ra, cô bé này vốn nghịch ngợm, ham chơi. Khi được kèm học, bé không chịu nghiêm túc làm bài, c̣n dám căi lại lời bà. Không ḱm được cơn tức, người bà buông một câu "bà không quay lại nữa đâu!" rồi dập cửa bỏ đi.
Tối đến, cô bé biết lỗi, gọi điện hỏi thăm nhưng bà ngoại lại tắt máy. Cuối cùng, bé vừa khóc vừa gọi điện cầu cứu.
Không ḱm được cơn tức, người bà buông một câu "bà không quay lại nữa đâu!" rồi dập cửa bỏ đi.
Câu chuyện nhận nhiều sự đồng cảm của cư dân mạng, nhất là những người làm cha mẹ:
Một cư dân mạng kể: "Lúc tôi kèm con, mẹ chồng tôi bảo tôi phải nhẹ nhàng, rồi bà vào bếp nấu cơm. Đến lượt bà kèm, tiếng c̣n to hơn tôi!". Người khác b́nh luận: "Không nói quá đâu, tôi cũng từng tức đến mức bỏ ra ngoài mấy lần rồi".
Thực tế, chuyện cha mẹ, ông bà sụp đổ tinh thần khi kèm con học không hề hiếm. Trẻ con lề mề, mất tập trung, "giảng th́ hiểu mà làm th́ sai" – những điều đó khiến người lớn phát điên.
Theo các chuyên gia tâm lư, việc người lớn dễ "bùng nổ" khi dạy trẻ học xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự kỳ vọng quá mức - cha mẹ thường vô thức đặt tiêu chuẩn của người lớn lên trẻ nhỏ, quên rằng khả năng tập trung của trẻ chỉ khoảng 15-20 phút. Thứ hai là áp lực thành tích từ nhà trường và xă hội khiến phụ huynh lo lắng con thua kém bạn bè. Thứ ba chính là sự bất đồng trong phương pháp - trong khi trẻ tiếp thu kiến thức theo cách trực quan, sinh động th́ người lớn lại dạy theo lối truyền thống, khô cứng.
Hậu quả của những cơn nóng giận này thường nghiêm trọng hơn ta tưởng: Trẻ h́nh thành nỗi sợ học tập, xem việc học như cực h́nh. Mối quan hệ gia đ́nh rạn nứt, trẻ dần xa cách cha mẹ. Bản thân phụ huynh cũng chịu tổn thương về thể chất lẫn tinh thần.
Giải pháp nào cho vấn đề nan giải này?
Hiểu tâm lư lứa tuổi: Trẻ 6-12 tuổi cần học qua tṛ chơi, h́nh ảnh. Thay v́ bắt ngồi bàn học hàng giờ, hăy chia nhỏ thời gian học kèm tṛ chơi giáo dục.
Tạo không gian học tập tích cực: Ánh sáng đủ, bàn ghế thoải mái, ít tiếng ồn giúp trẻ dễ tập trung hơn.
Phương pháp "3 không": Không quát mắng, không so sánh, không ép buộc. Khi cảm thấy căng thẳng, hăy tạm dừng 5 phút thay v́ cố dạy tiếp.
Kết hợp với nhà trường: Thường xuyên trao đổi với giáo viên để thống nhất phương pháp dạy.
Một số phụ huynh cũng rút kinh nghiệm, chia việc kèm cặp theo ca, hoặc đơn giản là thuê gia sư – để vừa giữ ḥa khí, vừa bảo toàn sức khỏe tinh thần cho cả hai bên. Nhất là những người nóng tính, tốt nhất là tránh xa chuyện kèm bài tập!
VietBF@ sưu tập
|