Theo như các thách thức chồng chất từ trong nước Pháp lẫn quốc tế đang làm lung lay nền móng thể chế Đệ ngũ Cộng ḥa, đặt ra bài toán hóc búa cho Tổng thống Emmanuel Macron, v́ khủng hoảng chính trị, kinh tế và sự suy giảm niềm tin công chúng được cho là đang đẩy ông Emmanuel Macron vào thế bế tắc chưa từng có kể từ khi lên nắm quyền. Nước Pháp được cho là đang trải qua một trong những giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử hiện đại.
Nước Pháp được cho là đang trải qua một trong những giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử hiện đại. Các thách thức chồng chất từ trong nước lẫn quốc tế đang làm lung lay nền móng thể chế Đệ ngũ Cộng ḥa, đặt ra bài toán hóc búa cho Tổng thống Emmanuel Macron, tờ Politico nhận định.
Căng thẳng chính trị trong nước leo thang trong bối cảnh nền kinh tế chao đảo và niềm tin của người dân vào nền dân chủ sụt giảm nghiêm trọng. Những chuyển biến gần đây, từ khủng hoảng nhân sự tại chính phủ cho tới phán quyết tư pháp gây tranh căi với bà Marine Le Pen, đă khiến t́nh h́nh thêm phần rối ren.
Khủng hoảng sâu sắc
Chính trường Pháp hiện rơi vào thế bế tắc nghiêm trọng. Không liên minh nào giành được đa số trong Quốc hội, khiến các chính sách của Tổng thống Macron liên tục bị cản trở.
Bên cạnh đó, ông Macron cũng đă phải bổ nhiệm ông François Bayrou làm thủ tướng thứ tư của Pháp trong ṿng 18 tháng sau khi chính phủ của ông Michel Barnier bị lật đổ thông qua một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Tuy nhiên, vị trí của ông Bayrou đang lung lay khi các đảng đối lập lên kế hoạch bỏ phiếu bất tín nhiệm. Trong bối cảnh đó, phương án được cân nhắc là tổ chức tổng tuyển cử sớm. Song, đây là lựa chọn nhiều rủi ro khi tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Macron sụt giảm chỉ c̣n 25%, theo khảo sát của Cluster17.
Các quyết định cứng rắn từ điện Élysée được cho là đang có xu hướng làm công chúng bất măn. Đặc biệt, việc ông Macron bất chấp phản đối mạnh mẽ để thông qua cải cách nâng tuổi nghỉ hưu đă châm ng̣i cho nhiều cuộc biểu t́nh quy mô lớn, kéo dài suốt nhiều tháng.
“T́nh h́nh hiện nay rất tồi tệ. Đây không c̣n là một cuộc khủng hoảng cục bộ mà là sự rạn nứt hệ thống”, nhà phân tích chính trị Bruno Cautrès từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp nhận định.

Chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đang đối phó với khó khăn bủa vây nhiều mặt. Ảnh: Reuters.
Thái độ cứng rắn của Tổng thống Macron trước đề xuất để liên minh cánh tả, hiện là khối lớn nhất trong Quốc hội, đứng ra điều hành đất nước cũng làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm tính dân chủ trong thể chế hiện hành, tờ Politico nhận định.
Khủng hoảng chính trị tại Pháp càng thêm trầm trọng sau khi bà Marine Le Pen, lănh đạo đảng Mặt trận Quốc gia, bị cấm tranh cử trong 5 năm do liên quan đến việc sử dụng sai quỹ Nghị viện châu Âu. Phán quyết này được thi hành ngay cả khi quá tŕnh kháng cáo c̣n đang diễn ra, một điều hiếm gặp trong hệ thống tư pháp Pháp.
Quyết định gây chấn động chính trường Pháp, đặc biệt khi bà Le Pen được xem là ứng viên sáng giá cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2027.
“Hệ thống tư pháp và chính trị Pháp thiên vị một cách trắng trợn. Đây không chỉ là đ̣n tấn công vào cá nhân tôi mà c̣n là sự xúc phạm đến quyền lựa chọn của cử tri”, bà Le Pen nói trong một tuyên bố.

Bà Marine Le Pen, lănh đạo đảng Mặt trận Nhân dân Pháp. Ảnh: Reuters.
Ngay cả những đối thủ chính trị của bà cũng thể hiện sự nghi ngờ về tính hợp lư của phán quyết. “Cuối cùng, nên để người dân quyết định tại pḥng phiếu”, một nghị sĩ cánh trung nhận định trên đài France 2.
Khảo sát của viện nghiên cứu Cluster17 cho thấy 43% người dân Pháp không đồng t́nh với việc loại bà Le Pen khỏi cuộc đua tổng thống. Tỷ lệ này tương đương với số cử tri từng ủng hộ bà trong năm 2022.
“Chúng ta đang chứng kiến cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong lịch sử Đệ ngũ Cộng ḥa. Không chỉ về nhân sự hay chiến lược, mà là một sự khủng hoảng niềm tin sâu sắc”, nhà b́nh luận chính trị Alain Duhamel nhận định trên kênh BFM TV.
Vụ việc với bà Le Pen được xem là giọt nước tràn ly, càng làm tăng sự chia rẽ xă hội giữa các nhóm cử tri vốn đă bất măn với hệ thống hiện tại, đặc biệt ở các vùng nông thôn và tầng lớp lao động.
Kinh tế suy yếu, niềm tin suy giảm
Không chỉ chính trị, t́nh h́nh kinh tế Pháp cũng đang phát đi nhiều tín hiệu đáng lo ngại. Sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế mới lên hàng hóa châu Âu, chỉ số chứng khoán CAC40 của Pháp lập tức lao dốc. Giới đầu tư lo ngại về nguy cơ một cuộc chiến thương mại mới ảnh hưởng tới doanh nghiệp Pháp, vốn đang phục hồi chậm sau đại dịch.
Song song đó, nợ công của Pháp đă vượt ngưỡng 110% GDP. Dự kiến, chi phí trả lăi vay hàng năm sẽ lên tới 100 tỷ EUR, mức cao chưa từng có và là gánh nặng lớn đối với ngân sách quốc gia. Khả năng Pháp bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ bậc đang hiện hữu.
T́nh trạng này khiến chính phủ gần như không c̣n dư địa tài chính để đưa ra các gói kích thích kinh tế hay hỗ trợ người dân trong bối cảnh giá cả leo thang và lạm phát tăng trở lại.
Tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh niên dưới 25 tuổi vẫn ở mức cao, gây ra làn sóng bất măn trong giới trẻ, những người vốn đă hoài nghi về tương lai nghề nghiệp và ổn định xă hội.

Phần lớn người dân Pháp tham gia khảo sát đang không hài ḷng với cách vận hành của chính phủ. Ảnh: Reuters.
Theo khảo sát của Pew Research, chỉ 28% người Pháp tin rằng nền dân chủ của họ đang vận hành tốt. Con số này thấp hơn nhiều so với Italy (42%), Hà Lan (56%) hay Đức (65%).
Trong khi đó, những cải cách kinh tế mà Tổng thống Macron từng cam kết như đơn giản hóa thuế hay giảm chi tiêu công vẫn chưa mang lại hiệu quả rơ rệt.
Nước Pháp đang bước vào giai đoạn mang tính bản lề. Sự kết hợp giữa bất ổn chính trị, khó khăn kinh tế và niềm tin công chúng bị xói ṃn đă đẩy nền Đệ ngũ Cộng ḥa vào thế nguy hiểm. Câu hỏi đặt ra lúc này không chỉ là ai sẽ lănh đạo, mà là liệu thể chế hiện hành có đủ sức để vượt qua cuộc khủng hoảng toàn diện này.
Tổng thống Macron, người từng được xem là biểu tượng của cải cách và ổn định, giờ đây đang phải vật lộn để duy tŕ quyền lực trong khi bị vây hăm từ mọi phía. Những lựa chọn khả thi cho ông ngày càng thu hẹp.
Các nhà phân tích cho rằng nếu không có sự điều chỉnh chính sách sâu rộng và một chiến lược lắng nghe công chúng hiệu quả, nước Pháp có thể đối mặt với một chu kỳ bất ổn kéo dài, mà hậu quả là sự suy yếu không chỉ về kinh tế - xă hội mà c̣n ảnh hưởng đến vị thế toàn cầu của đất nước h́nh lục lăng.
Kể từ năm 1958, nền Đệ ngũ Cộng ḥa đă vượt qua nhiều thử thách. Nhưng như nhà b́nh luận Alain Duhamel cảnh báo: “Chưa bao giờ nền cộng ḥa lại đứng trước một thách thức toàn diện đến thế - từ thể chế, kinh tế, tới niềm tin công dân”.