Trông có vẻ "ngớ ngẩn" nhưng thật ra người Nhật đă đặt những chai nước này một cách có chủ đích.
Những chai nước "bí ẩn" xếp dọc đường phố và hàng rào
Nếu bạn từng đến Nhật hoặc có dịp xem các video về đường phố nơi đây, có thể bạn sẽ nhận ra điều ǵ đó khác lạ tại các con hẻm yên tĩnh trong khu dân cư. Dọc theo hàng rào, góc vườn, bên cạnh chậu cây hay mép tường, thường có những chai nước nhựa trong suốt được xếp ngay ngắn.
Thoạt nh́n, có thể bạn nghĩ ai đó quên cất đi hoặc quên dọn sau buổi dă ngoại, nhưng thực chất chúng được đặt có chủ đích – và lư do thật sự khá bất ngờ. Những chai này không phải nước để uống, mà được gọi là "nekoyoke" – tức công cụ để "xua đuổi mèo".
Nhật Bản được biết đến với t́nh yêu đặc biệt dành cho các loài vật, đặc biệt là mèo. Các quán café mèo mọc lên ở khắp nơi. Đặc biệt hơn, người ta c̣n trao cho mèo những chức vụ quan trọng như hiệu trưởng, giám sát… Tuy nhiên, mèo hoang thường không được huấn luyện hay chăm sóc sức khỏe đúng cách, có thể tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh tật, phá hoại đồ đạc, cào hoặc cắn trẻ nhỏ, người già… Do đó, một số gia đ́nh vẫn t́m cách để pḥng tránh mèo hoang tiếp cận nhà ở của ḿnh. Các chai nước "nekoyoke" từ đó lan rộng.
Mèo hoang thường không được huấn luyện hay chăm sóc sức khỏe đúng cách, có thể tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh tật, phá hoại đồ đạc, cào hoặc cắn trẻ nhỏ, người già…
Thói quen này có thể gây khó hiểu với người nước ngoài, nhưng tại các đô thị Nhật Bản, đó lại là điều quen thuộc. Nó là sự kết hợp thú vị giữa logic đời thường, tín ngưỡng cũ và tính thực tiễn. Dù không gây hại cho động vật, người ta tin rằng những chai nước giúp ngăn mèo hoang xâm nhập và làm bẩn khu vực xung quanh.
Mặc dù lư do đằng sau phương pháp này nhiều lần bị nghi ngờ, truyền thống vẫn tiếp tục được duy tŕ qua nhiều thế hệ – như một sự kết hợp giữa niềm tin và thói quen. Nhưng câu hỏi đặt ra là: thói quen kỳ lạ này bắt đầu từ đâu và liệu nó có thực sự hiệu quả?
Nekoyoke bắt đầu từ đâu?
Theo Indiatimes, ư tưởng dùng chai nước để đuổi động vật thực ra không bắt nguồn từ Nhật. Nó xuất hiện ở phương Tây, có thể từ những năm 1980 tại một số vùng ở châu Âu và Mỹ, nơi người ta đặt chai nước lên băi cỏ để xua đuổi chó. Theo thời gian, cách làm này du nhập vào Nhật Bản nhưng lại được áp dụng cho mèo. V́ Nhật không có quá nhiều chó hoang, người dân bắt đầu dùng cách này để ngăn mèo hoang vào vườn, tường nhà hay trước hiên nhà.
Dù không gây hại cho động vật, người ta tin rằng những chai nước giúp ngăn mèo hoang xâm nhập và làm bẩn khu vực xung quanh.
Cơ chế hoạt động của nó là ǵ?
Có một vài giả thuyết phổ biến lư giải tại sao chai nước có thể xua đuổi mèo. Một số người tin rằng ánh nắng mặt trời hoặc ánh đèn đường buổi tối khi chiếu qua chai nước sẽ tạo ra những tia sáng bất ngờ làm mèo sợ.
Giả thuyết khác cho rằng mèo nh́n thấy h́nh ảnh méo mó phản chiếu trong chai nước và bị giật ḿnh.
Cũng có người cho rằng chai nước làm rối loạn cảm nhận khoảng cách của mèo. Dù chưa có giả thuyết nào được khoa học chứng minh, thói quen này vẫn được nhiều người duy tŕ.
Vậy, phương pháp này có hiệu quả thật không?
Thực tế là – không hẳn. Các nghiên cứu và chuyên gia về hành vi động vật cho rằng không có bằng chứng rơ ràng cho thấy chai nước giúp xua mèo. Vào những ngày nhiều mây hoặc nơi thiếu ánh sáng, hiệu ứng phản chiếu ánh sáng gần như không xảy ra.
Các nghiên cứu và chuyên gia về hành vi động vật cho rằng không có bằng chứng rơ ràng cho thấy chai nước giúp xua mèo.
Tuy vậy, nhiều người vẫn tiếp tục đặt chai nước, một phần v́ thói quen, một phần v́ hy vọng "có c̣n hơn không".
Dù không cản được một chú mèo ṭ ṃ, đó vẫn là một thói quen vô hại.
Ngày nay, việc đặt chai nước "nekoyoke" như một nét văn hóa hơn là biện pháp hiệu quả. Nó phần nào phản ánh sự ngăn nắp, trí sáng tạo và cách người Nhật t́m giải pháp đơn giản cho vấn đề thường nhật. Đồng thời, nó cũng là một trong những chi tiết thú vị khiến việc dạo quanh khu dân cư Nhật Bản trở nên đáng nhớ hơn.
VietBF@ Sưu tập