Tổng thống Trump cho biết Ukraine sẽ có một ghế trong bất kỳ cuộc đàm phán ḥa b́nh nào với Nga về việc chấm dứt chiến tranh.
"Họ là một phần của nó. Chúng ta sẽ có Ukraine, chúng ta có Nga, và chúng ta sẽ có những người khác tham gia, rất nhiều người". Trước đó, Ukraine và EU đă thúc giục không bị loại khỏi bất kỳ cuộc đàm phán ḥa b́nh nào về cuộc xung đột, sau khi ông Trump có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và tuyên bố khởi động tiến tŕnh đàm phán.
Trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm 13/2, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha nhấn mạnh: "Không thể thảo luận bất cứ điều ǵ về Ukraine mà không có Ukraine, hay về châu Âu mà không có châu Âu".
Ông khẳng định Ukraine kiên định với con đường gia nhập NATO, coi đây là phương án đảm bảo an ninh hiệu quả nhất và không chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào ảnh hưởng đến toàn vẹn lănh thổ hay chủ quyền quốc gia.
Sau cuộc điện đàm kéo dài hơn một giờ giữa hai ông Trump và Putin vào ngày 12/2, Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ khởi động các cuộc đàm phán ngay lập tức, đồng thời bác bỏ khả năng Ukraine gia nhập NATO, một quan điểm gây chấn động trong giới lănh đạo châu Âu. Các nước này lo ngại rằng bất kỳ thỏa thuận nào về Ukraine cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của họ.
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cảnh báo: "Ḥa b́nh ở châu Âu đang bị đe dọa, đó là lư do chúng tôi, những người châu Âu, cần phải vào cuộc". Cùng quan điểm, Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Sebastien Lecornu nhấn mạnh rằng phương châm "ḥa b́nh thông qua sức mạnh" của châu Âu không thể bị thay thế bằng "ḥa b́nh thông qua sự yếu đuối".
Các bộ trưởng ngoại giao Anh, Pháp và Đức đă ra tuyên bố chung sau cuộc họp tại Paris, cũng khẳng định châu Âu phải tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến Ukraine.
Một nguồn tin ngoại giao châu Âu tiết lộ rằng tại Munich, các bộ trưởng sẽ tham gia vào một "cuộc đối thoại thẳng thắn và đầy thách thức" với các quan chức Mỹ. Châu Âu cũng đặc biệt quan tâm đến việc Mỹ mong đợi châu Âu cung cấp bảo đảm an ninh cho bất kỳ thỏa thuận nào đạt được, điều này có thể đồng nghĩa với việc triển khai quân đội châu Âu tới Ukraine.
Bộ trưởng Quốc pḥng Hà Lan Ruben Brekelmans khẳng định: "Không có lựa chọn nào khác ngoài việc chúng tôi phải có mặt tại bàn đàm phán, v́ châu Âu đóng vai tṛ then chốt trong việc thực hiện các đảm bảo an ninh đó".
Trong khi đó, Tổng thư kư NATO Mark Rutte cố gắng giảm nhẹ bất đồng trong nội bộ liên minh, nhấn mạnh rằng tất cả các bên đều mong muốn ḥa b́nh ở Ukraine sớm nhất có thể và một thỏa thuận ḥa b́nh bền vững.