
Đây là khuôn mặt của nhân vật ăn ḅ dát vàng, bắt người xuyên biên giới và đàn áp dân chủ khi biết tin Quốc hội bổ sung chương tŕnh "miễn nhiệm" chức danh Bộ trưởng BCA trước khi được bầu làm chủ tịch nước.
Theo Điều 86 của Hiến pháp 2013, th́ khuôn mặt này sẽ đại diện cho "Nhà nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại". Tiếc rằng, đây chỉ là một vị trí h́nh thức mà không có thực quyền.
Việc bị miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng BCA đă đặt ông vào vị trí của một con hổ bị tước hết nanh vuốt, trước khi ngồi vào chiếc ghế nóng đang bị "ma ám".
Ls Lê Quốc Quân
Sau đề nghị của thủ tướng, Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm
Cư dân mạng đang bàn tán xôn xao về vụ "một đít mà muốn ngồi hai ghế", th́ đến chiều 21-5 lại có tin bất ngờ khác xảy ra: "Quốc hội chuẩn bị miễn nhiệm bộ trưởng Bộ Công an đối với đại tướng Tô Lâm". Phạm Minh Chính ép Tô Lâm rời ghế bộ trưởng bộ công an nếu muốn lên chủ tịch nước. 468/469 đại biểu bỏ phiếu kín tán thành. C̣n 1 phiếu th́ mọi người biết là của ai rồi đó.
Ông Trọng đă không tham dự phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội lần này, cũng như không có mặt tại các phiên họp ở Quốc hội những ngày sau đó, làm cho đối thủ của ông mất cảnh giác. Lúc đầu người của ông Trọng thông báo, vẫn để ông Tô Lâm nắm ghế Bộ trưởng Công an, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an khi ông ta đă nắm ghế Chủ tịch nước, nhưng sau đó ông đột ngột dùng quyền hành Tổng Bí thư, thường trực Ban Bí thư, yêu cầu ông Phạm Minh Chính đề nghị Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an, tước bỏ quyền hành của ông Tô Lâm.
Đây là lần thứ hai ông Trọng "giả chết bắt quạ"! Ai sẽ ngồi vào ghế Bộ trưởng Bộ Công an? Có khả năng v́ sao "tinh Tú" nào đó sẽ nắm giữ ghế này chăng?
"Cô Gái Đồ Long" bật mí:
Sau khi đại diện của CLB Hưng Yên rời ghế nóng, fan hâm mộ đang nóng ḷng chờ xem ai sẽ thay thế vị trí quan trọng này
Đây là chức danh quyền lực, nếu không có chân trong ban chấp hành Liên Đoàn và hội đồng nhân dân, sẽ không thể tham gia các cuộc họp trọng đại đối với nội bộ của tổ chức và t́nh h́nh an ninh, trật tự bóng đá quốc gia. Như vậy, ứng cử viên phải là một trong 16 lănh đạo cao cấp của Liên Đoàn hiện nay, khả năng đang rơi vào các đại diện:
1/ Ngôi sao CLB Nghệ An, cầu thủ từng mang băng đội trưởng đội bóng tỉnh nhà.
2/ Đại diện Hương Sơn, Hà Tĩnh có nhiều lợi thế tuổi tác, người đứng sau các báo cáo xử lư một số cán bộ cấp cao gần đây của tổ chức.
3/ Ngôi sao CLB Tây Ninh đang đá thuê cho tuyển Sài G̣n, từng hoạt động trong lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên, tiền vệ này không có chân trong Hội đồng nhân dân.
Phiếu bầu tính đến 21/5 đang nghiêng về số 2, với tiền lệ trước đây từng có với cầu thủ ÚT Anh đội Kiên Giang
Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, có nhiệm vụ bầu chọn các nhân sự “chủ chốt”. Đây được cho là việc khắc phục hậu quả, sau vụ nổi loạn của Tô Lâm và Ban lănh đạo Bộ Công an, trong việc lạm dụng quyền lực chống tham nhũng, để loại bỏ một lượng không nhỏ cán bộ cấp cao.
Đó là lư do v́ sao, nhiều ư kiến cho rằng, mục tiêu cao nhất của Hội nghị Trung ương 9 là phải đẩy Tô Lâm ra khỏi chiếc ghế Bộ trưởng Công an đầy quyền lực, bằng mọi giá.
Ngày 18/5, khi Hội nghị Trung ương 9 bế mạc, truyền thông nhà nước ngay lập tức đưa tin:
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Ban Chấp hành Trung ương đă thống nhất cao, về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20/5/2024.”
Phát biểu của ông Trọng đă chứng minh điều vừa kể.
Dẫu rằng, ông Tô Lâm – một chính khách Việt Nam được đánh giá là có quyền lực vô đối, với lợi thế có một kho “tàng thư”, đầy đủ các tội trạng, những chuyện nhúng chàm, của tất cả các quan chức lănh đạo, từ cấp cao đến cấp trung. Đây vừa là thế mạnh, nhưng cũng trở thành một điểm yếu của Tô Lâm. Yếu điểm trầm trọng của Bộ trưởng Tô Lâm là ỷ thế, nên đă quá lạm quyền, luôn t́m mọi cách để bành trướng thế lực của Bộ Công an một cách quá mức.
Do đó, đa số các lănh đạo cấp cao, ngoài mặt th́ tỏ ra kiêng dè, nhưng bên trong, họ vẫn t́m cách tập hợp nhau lại, để chống lại Bộ trưởng Công an. Mục tiêu cao nhất của họ là cùng nhau đánh bật Tô Lâm ra khỏi chiếc ghế Bộ trưởng đầy quyền lực.
Điều đó đă khiến cho Tô Lâm không nhận được sự ủng hộ của số đông thành viên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, cũng như số đông đại biểu Quốc hội. Trong đợt bỏ phiếu tín nhiệm đối với lănh đạo nhà nước, ông Tô Lâm đă đội sổ trong danh sách 6 uỷ viên Bộ Chính trị được Quốc hội bầu và phê chuẩn.
Cho nên, thế mạnh của Tô Lâm được đánh giá là nằm ở thực quyền, chứ không phải do phe cánh mang lại. Cho nên, việc Tô Lâm phải thất bại trong cuộc đấu với Tổng Bí thư, là lẽ tất yếu.
Điều đáng nói là, Tổng Trọng và các đồng chí thân cận của ông, đă hoàn toàn bất ngờ trước các động thái của Tô Lâm, được cho là “vuốt mặt không nể mũi” bất kỳ ai, kể cả Ban lănh đạo Bắc Kinh. V́ thế mới có những t́nh huống nước sôi lửa bỏng, tới mức, “ḷ lửa” trong cuộc tấn công của Tô Lâm đă suưt “xém râu bác Trọng”.
Rất may mắn, trận tiến công cuối cùng của Bộ Công an vào hang ổ của Tổng Bí thư đă bị chặn đứng. V́ một Nghị quyết tập thể của Bộ Chính trị, đă ép Tô Lâm phải ngồi vào ghế Chủ tịch nước, đồng thời chặn đứng sự thao túng quyền lực của ông tại Bộ Công an. Nghĩa là, phải nhốt Tô Lâm vào trong chiếc “lồng quyền lực”.
Với kinh nghiệm lăo luyện của một ông già tuổi đă ngoại 80, ông Trọng đă được ví là một con “cáo già đă thành tinh”, nhanh chóng hóa giải và vô hiệu hóa thành công của Tô Lâm. Kết quả, ông Tô Lâm buộc phải rời ghế Bộ trưởng Công an, để sang ngồi ghế Chủ tịch nước đầy rủi ro, và có “dớp” rất xấu.
Trà My
Báo chí Việt Nam đưa tin, đầu giờ chiều 21/5, với 468/469 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đă đồng ư bổ sung thêm một nội dung nữa vào chương tŕnh kỳ họp 7 Quốc hội 15. Việc bỏ phiếu kín, thông qua nghị quyết của Quốc hội và nghi lễ tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước th́ sẽ được tiến hành vào sáng ngày 22/5. Như vậy, ông Tô Lâm sẽ rời ghế bộ trưởng Công an trước khi vào "Tứ Trụ".
Tổng Thư kư Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo rằng, việc thêm vào lịch tŕnh khâu miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an là ư kiến của cơ quan có thẩm quyền và đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Công an và dự kiến bố trí Quốc hội tiến hành nội dung này cùng với nội dung về công tác nhân sự tại phiên họp chiều 21/5 và sáng 22/5,” ông Cường báo cáo Quốc hội.
Khác với trước đó, vào ngày 19/5, Tổng thư kư Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết Quốc hội sẽ không thực hiện quy tŕnh miễn nhiệm chức danh bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm trong kỳ họp này.
Những thay đổi đột ngột nói trên dường như gợi ư rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc bố trí nhân sự, hoặc có sự bất đồng ở nhóm lănh đạo cấp cao. Bởi lẽ, chương tŕnh họp Quốc hội vốn đă được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt nội dung từ trước.
So với thông báo vào trước khi khai mạc kỳ họp, th́ nay Quốc hội chỉ bổ sung duy nhất nội dung miễn nhiệm chức danh bộ trưởng của ông Tô Lâm, c̣n việc xem xét nhân sự để bổ nhiệm bộ trưởng Công an không thấy thêm vào chương tŕnh họp.
Như vậy, có thể hiểu vị trí bộ trưởng Công an vẫn chưa được giới thiệu Quốc hội phê chuẩn.
Và có thể sẽ phải "vẫn chờ cơ quan có thẩm quyền, Bộ Chính trị xem xét, quyết định" như lời ông Bùi Văn Cường nói ngày 19/5.
Hiện Quốc hội đă tán thành việc miễn nhiệm đối với ông Tô Lâm nhưng chưa xem xét nhân sự bộ trưởng Công an, như vậy, có khả năng thủ tướng sẽ chỉ định người làm quyền bộ trưởng hoặc làm thứ trưởng phụ trách bộ này, theo Điều 28 Luật tổ chức chính phủ.
T́nh huống tạm thời này cho thấy có nhiều vấn đề trong công tác nhân sự.
Theo các chuyên gia, việc bà Trương Thị Mai từ chức đă tạo thêm áp lực lên Đại tướng Tô Lâm theo hướng ông rời bộ Công an để làm chủ tịch nước.
Nhưng việc Đảng Cộng sản chưa chọn được người thay thế ông Tô Lâm ở vị trí bộ trưởng Công an mà đă giới thiệu ông để bầu chủ tịch nước cho thấy nhiều khả năng.
Một là có thể Đảng đang lúng túng trong vấn đề chọn nhân sự, nhất là khi Bộ Chính trị khóa 13 đă có sáu người bị loại khỏi hàng ngũ. Hai trong số đó là hai chức danh trong "Tứ Trụ" - chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội.
Hai là có thể ông Tô Lâm không muốn rời chức vụ bộ trưởng bộ Công an, một vị trí có thực quyền, có thẩm quyền điều tra sâu rộng - để giữ chức chủ tịch nước, một vị trí mang tính lễ nghi nhiều hơn là thực quyền.
Cụ thể, một khi làm chủ tịch nước th́ ông Tô Lâm không c̣n nắm bộ Công an nữa, cũng có nghĩa là ông sẽ mất quyền điều hành trực tiếp bộ máy điều tra khổng lồ, vốn là công cụ chính của chiến dịch “đốt ḷ”. Đây hẳn là điều ông Tô Lâm ít mong muốn nhất.
Trong trường hợp giải pháp thay thế tạm thời, tức làm quyền bộ trưởng hoặc "thứ trưởng phụ trách bộ" th́ một số nhân vật có thể đảm đương trọng trách là các thứ trưởng.
Bộ Công an có sáu thứ trưởng gồm: ba thượng tướng là ông Trần Quốc Tỏ, ông Lương Tam Quang, ông Nguyễn Duy Ngọc; ba trung tướng là ông Lê Quốc Hùng, ông Nguyễn Văn Long và ông Lê Văn Tuyến.
Ở đây, nếu xét theo cấp bậc hàm th́ ba thượng tướng nói trên "có suất" hơn.
Cả ba vị thượng tướng đều là ủy viên Trung ương Đảng, đủ tiêu chuẩn cho vị trí bộ trưởng, theo Quy định 214 QĐ/TW năm 2020 của Bộ Chính trị.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ sinh năm 1962, quê ở Ninh B́nh, ông là ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 12, 13 và là đại biểu Quốc hội khóa 14, 15.
Có nhiều ư kiến từng cho rằng ông Tỏ có thể trở thành bộ trưởng Công an chính thức thay thế ông Tô Lâm nếu được bầu vào Bộ Chính trị v́ ông là thượng tướng duy nhất có trên một nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, một điều kiện cần để trở thành ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Tỏ cũng là thứ trưởng thường trực và là phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương (ông Tô Lâm làm bí thư) nên khả năng ông làm quyền bộ trưởng là rất cao.
Hai vị thượng tướng c̣n lại là ông Lương Tam Quang và ông Nguyễn Duy Ngọc. Đáng chú ư, cả hai đều quê quán ở tỉnh Hưng Yên, là đồng hương của Đại tướng Tô Lâm.
Ông Lương Tam Quang trở thành thứ trưởng bộ Công an vào tháng 8/2019. Tới tháng 5/2020, ông Quang kiêm chức thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an và được thăng hàm thượng tướng vào năm 2022.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được thăng hàm thượng tướng vào tháng 12/2023. Khi là phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, ông Ngọc là người kư ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng.
Bên cạnh đó, có thể chức vụ bộ trưởng Công an sẽ tạm để trống cho đến khi Bộ Chính trị chọn được nhân sự.
Xét các đời bộ trưởng bộ Công an từ sau 1975 tới nay th́ có một đặc thù là tất cả những nhân vật này đều đă được bầu vào Bộ Chính trị trước, rồi sau đó mới lên làm bộ trưởng Công an.
Bộ trưởng Bộ Công an là chức danh quyền lực, nếu không có chân trong Bộ Chính trị th́ cũng sẽ không thể tham gia các cuộc họp vốn đưa ra những quyết định trọng đại đối với nội bộ của Đảng và của đất nước.
Ngành công an được coi là lĩnh vực trọng yếu nên việc bộ trưởng Bộ Công an phải có chân trong Bộ Chính trị c̣n để thực hiện các nhiệm vụ an ninh quốc gia.
V́ vậy, nếu bầu bộ trưởng Công an chính thức, khả năng cao Đảng sẽ chọn người trong Bộ Chính trị.
Trong Bộ Chính trị khóa 13, ngoài ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính th́ c̣n có một số ủy viên khác có xuất thân từ ngành công an, gồm: ông Phan Đ́nh Trạc, cựu Giám đốc Công an Nghệ An; ông Nguyễn Ḥa B́nh, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Bộ Công an và ông Nguyễn Văn Nên - người từng là cán bộ công an cấp huyện.
Ông Phan Đ́nh Trạc, sinh năm 1958, quê ở Nghệ An, từng làm giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, với cấp hàm đại tá. Ông cũng có chân trong Ban Bí thư và hiện là Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Pḥng, chống tham nhũng.
Một số ư kiến cho rằng nếu ông Tô Lâm vào “Tứ Trụ", khả năng cao ông Trạc sẽ là người thay thế ở vị trí Bộ trưởng Bộ Công an. Nếu ông Trạc vào vị trí bộ trưởng Công an, dự kiến chiến dịch đốt ḷ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục "nóng".
Bộ trưởng Công thường là cấp đại tướng, c̣n ông Trạc chỉ mới cấp đại tá. Tuy nhiên, xét tiền lệ trước đó th́ có ông Lê Hồng Anh - người được phong thẳng lên đại tướng sau khi ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng Công an.
Ông Nguyễn Ḥa B́nh sinh năm 1958, quê ở Quảng Ngăi. Hiện ông giữ chức Chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao. Ông tốt nghiệp trường Đại học An ninh Nhân dân và từng kinh qua các chức vụ trong Bộ Công an từ năm 1992 đến năm 2008.
Trong thời gian này, ông B́nh làm Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng. Ông cũng là Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an và mang hàm thiếu tướng.
Ông Nguyễn Văn Nên sinh năm 1957, quê ở Tây Ninh. Trước khi vào Trung ương Đảng vào năm 2011, ông Nên từng là chủ tịch Ủy ban Nhân dân và bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh. Ông từng là Trưởng Công an huyện G̣ Dầu từ năm 1989 - 199.
Ông Nên được nhận định là một cán bộ mẫn cán, gần gũi dân. Trong đại dịch Covid 19, ông từng phát biểu “xin nhân dân lượng thứ” cho những lúng túng của chính quyền thành phố. Câu nói này của ông được nhiều người khen ngợi là chân thành.
Nhắc lại trường hợp của Đại tướng Lê Hồng Anh th́ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú cũng có thể là ứng cử viên thay ông Tô Lâm.
Trước khi giữ chức bộ trưởng Bộ Công an, ông Lê Hồng Anh không hoạt động trong ngành công an mà làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ông Trần Cẩm Tú cũng đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ông sinh năm 1961 và có lợi thế về tuổi tác khi là một trong ba ủy viên Bộ Chính trị sẽ chưa quá 65 tuổi vào thời điểm Đại hội 14. Ông cũng là người có chân trong Ban Bí thư.
Ông Trần Cẩm Tú quê ở Hà Tĩnh. Ông là ủy viên Trung ương Đảng khóa 11,12 và 13. Tháng 5/2018, ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa 12 và được bầu bổ sung vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa 12.
V́ sao chủ tịch nước không thể làm bộ trưởng?
Sau phát biểu của ông Bùi Văn Cường về việc chưa miễn nhiệm chức danh bộ trưởng mà tiến hành bầu chủ tịch nước với ông Tô Lâm, một số câu hỏi đă được đặt ra.
Bởi lẽ, nếu chưa miễn nhiệm bộ trưởng mà đă được bầu lên chủ tịch nước th́ ông Tô Lâm sẽ kiêm nhiệm cả hai chức vụ.
Điều này dẫn đến "sự xung đột thẩm quyền và vi phạm nguyên tắc phân công, phân nhiệm, phân quyền trong bộ máy nhà nước", theo chuyên gia phân tích với BBC.
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 19/5, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), phân tích:
"Theo quy định hiện hành, trường hợp chủ tịch nước kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an là không thể xảy ra trong hệ thống chính trị Việt Nam," ông Hợp nói.
Tiến sĩ Hợp cũng nhấn mạnh thêm rằng các chức vụ lănh đạo quan trọng này đều phải được tách bạch và bổ nhiệm cho các cá nhân khác nhau để đảm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Do chức chủ tịch nước độc lập với chính phủ nên trường hợp ông Tô Lâm kiêm nhiệm sẽ dẫn đến sự "tréo ngoe" trong việc điều hành bộ máy nhà nước và chính phủ.
Điều 88 Hiến pháp quy định chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn là "đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, băi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ".
Như vậy, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm có quyền miễn nhiệm, băi nhiệm chức vụ của thủ tướng là ông Phạm Minh Chính.
Nhưng đồng thời, với cương vị bộ trưởng th́ ông Tô Lâm lại dưới quyền Thủ tướng Chính. Ông Tô Lâm chịu trách nhiệm trước Quốc hội và ông Chính về lĩnh vực được phân công phụ trách.
Đáng chú ư, Hiến pháp cũng cho chủ tịch nước quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, băi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng; phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của chính phủ;
Như vậy, nếu ông Tô Lâm chính thức trở thành chủ tịch nước và không muốn rời ghế bộ trưởng Bộ Công an, ông chỉ cần không đề nghị Quốc hội miễn nhiệm chính ḿnh.
Một nhà quan sát khác th́ nói với BBC rằng, việc Quốc hội bổ sung nội dung miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an thể hiện rằng đă có những ư kiến phản ánh trong nội bộ về vấn đề ông Tô Lâm kiêm nhiệm hai chức vụ.
BBC