PNO - Hành động nấu nướng quen thuộc hàng ngày cũng vô t́nh tạo cho bạn nhiều thói quen cả tốt lẫn xấu mà đôi khi bạn chẳng nhận ra. Cùng xem bạn cần bỏ thói quen nào sau đây nhé!
1. Làm nóng dầu ăn đến bốc khói
Nhiều món ăn thường được chế biến với công đoạn đầu tiên là làm nóng dầu ăn. Mất khoảng một ít phút cho ḷ nóng lên, v́ vậy bạn thường cho dầu ăn vào xoong/chảo xong quay đi tranh thủ làm vài thứ khác. Khi quay lại, bạn thấy khói bốc lên nên cho rằng dầu đă nóng và bắt đầu nấu. Điều này hoàn toàn sai v́ khi đó dầu ăn đă bắt đầu biến chất và nếu t́nh trạng đun nóng quá mức này lặp đi lặp lại (sử dụng dầu đă chiên nhiều lần) dầu ăn sẽ thay đổi thành phần hóa học, những chất chống oxy hóa có lợi trong dầu bị phá hủy và tạo ra những hợp chất có hại.

Tuy nhiên, do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính chất hóa học của dầu ăn nên nhiệt độ bốc khói của dầu ăn không phải là một con số tuyệt đối mà là một khoảng giới hạn. Chẳng hạn nhiệt độ an toàn của dầu ô-liu là từ 185-215 0 C. V́ vậy, hăy bảo vệ sức khỏe bằng cách đun nóng dầu ăn tới nhiệt độ vừa đủ.
2. Đảo thức ăn quá nhiều
Với một số món ăn, khuấy liên tục là việc cần thiết. Ngược lại, với nhiều món khác, khuấy nhiều quá cũng không tốt. Khuấy liên tục làm cho thực phẩm không chín vàng được, sẽ không dậy được mùi thơm và làm thực phẩm bị vụn. Nếu không thực sự cần thiết không nên khuấy liên tục.
3. Cho nhiều nguyên liệu một lúc

Nấu nướng cũng cần kiên nhẫn. Để tiết kiệm thời gian, bạn cho hết nguyên liệu vào một lúc nhưng hóa ra làm như vậy chỉ làm cho bạn mất thêm thời gian. Chẳng hạn nếu bạn muốn xào rau, cho vào chảo một lúc quá nhiều rau chỉ sẽ làm cho rau bị nát, mềm, mất độ gịn trong quá tŕnh bạn đảo rau. Thịt cũng vậy. Quá nhiều thịt một lúc khi chiên, hoặc xào trong chảo sẽ làm giảm nhiệt độ của chảo, miếng thịt sẽ bị dai. Tốt hơn là bạn nên thực hiện thành từng mẻ nguyên liệu vừa phải.
4. Làm nóng xoong/chảo chống dính ở nhiệt độ cao

Khi dùng xoong/chảo không dính, nên hạ bớt nhiệt độ v́ nhiệt độ cao khiến lớp chống dính giải phóng ra perfluorocarbon (PFCs) dưới dạng khói. PFCs là hợp chất hóa học được t́m thấy nhiều trong sản phẩm gia dụng như hộp đựng thức ăn, áo mưa.. cũng như trong đất, nước và cây trồng, nó liên quan đến những thương tổn cho gan.
5. Dùng dụng cụ kim loại cho xoong/chảo chống dính
Nếu sử dụng những đồ dùng nấu ăn bằng kim loại, bạn sẽ vô t́nh làm trầy xước mặt xoong/chảo và như vậy bạn cũng sẽ ăn luôn vào bụng ḿnh hợp chất PFCs. Hăy dùng dụng cụ bằng gỗ hoặc cao su chịu nhiệt.

Nên dùng dụng cụ bằng gỗ cho chảo không dính
6. Dùng thủy tinh chịu nhiệt trong ḷ nướng
Xoong/chảo thủy tinh chịu nhiệt rất phù hợp cho những món hầm, nhưng nếu thích nướng, dù nướng nhanh, bạn nên dùng những loại xoong/chảo kim loại. Thủy tinh chịu nhiệt không chịu nổi sức nóng của ḷ nướng, ở nhiệt độ cao, chúng sẽ vỡ.
KHẢ MINH
(Theo eatingwell.com)