Theo như Mỹ và các đồng minh châu Âu ngày nay nói rằng mối quan ngại của Nga bị thổi phồng và không thể biện minh cho chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ukraine tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng để lấy lại hết đất của ḿnh, khiến Ngoại trưởng Nga Lavrov hy vọng Tổng thống Mỹ Biden ‘đủ khôn ngoan’ để xử lư khủng hoảng như năm 1962.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. (Ảnh: Reuters)
Ngày 30/10, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng ông hy vọng Tổng thống Mỹ đủ khôn ngoan để đối phó với một cuộc khủng hoảng toàn cầu giống như khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Cuộc xung đột ở Ukraine đă gây ra sự đối đầu căng thẳng nhất giữa Mátxcơva và phương Tây kể từ cuộc khủng hoảng Cuba, khi Liên Xô và Mỹ tiến gần đến chiến tranh hạt nhân .
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền h́nh Nga về khủng hoảng hiện nay, Ngoại trưởng Lavrov nói rằng có những điểm tương đồng với sự kiện năm 1962, chủ yếu v́ Nga hiện nay đang bị các vũ khí phương Tây đe doạ ở Ukraine.
“Tôi hy vọng trong t́nh huống hiện nay, Tổng thống Joe Biden sẽ có nhiều cơ hội hơn để hiểu ai là người ra lệnh và bằng cách nào. T́nh h́nh này rất đáng lo ngại”, ông nói.
“Điểm khác là năm 1962, (nhà lănh đạo Liên Xô Nikita) Khrushchev và (Tổng thống Mỹ John) Kennedy khi đó đă t́m thấy sức mạnh để thể hiện trách nhiệm và sự khôn ngoan, nhưng giờ chúng ta không thấy sự sẵn sàng như vậy ở phía Washington và các vệ tinh của họ”, ông Lavrov nói.
Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng từ chối b́nh luận về phát biểu của ông Lavrov, chỉ nhắc lại phát biểu trước đây về việc sẵn sàng duy tŕ liên lạc với Mátxcơva.
Các tướng lĩnh hàng đầu của Mỹ và Nga tuần trước có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ tháng 5, sau khi bộ trưởng quốc pḥng hai nước trao đổi về t́nh h́nh Ukraine.
Ngày 27/11/1962, thế giới tiến gần đến một cuộc chiến tranh hạt nhân khi một đô đốc tàu ngầm Liên Xô muốn phóng vũ khí hạt nhân để đáp trả việc Mỹ thả vật liệu bao quanh tàu ngầm.
Hôm sau, Tổng thống Kennedy khi đó bí mật chuyển hết tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lại việc nhà lănh đạo Liên Xô Khrushchev mang tên lửa khỏi Cuba. Cuộc khủng hoảng được tháo ng̣i, nhưng trở thành sự kiện biểu tượng cho sự đối đầu giữa hai siêu cường trong Chiến tranh Lạnh.
Mỹ và các đồng minh châu Âu ngày nay nói rằng mối quan ngại của Nga bị thổi phồng và không thể biện minh cho chiến dịch quân sự ở Ukraine. Ukraine tuyên bố sẽ chiến đấu đến cùng để lấy lại hết đất của ḿnh
Khi được hỏi Nga nên làm ǵ trong cuộc khủng hoảng hiện nay, ông Lavrov nói: “Sự sẵn sàng của Nga, bao gồm Tổng thống Vladimir Putin, đối với đàm phán là không thay đổi”.