EU cho rằng Litva có nghĩa vụ thông quan hàng hóa, trừ vũ khí, bằng đường sắt từ Nga đến vùng lănh thổ Kaliningrad.
"Vận tải hàng hóa bằng đường bộ bị cấm, nhưng không có hạn chế nào như vậy được áp dụng với đường sắt từ Nga đến vùng lănh thổ Kaliningrad. Tuyến vận tải này không thể bị cấm cản như vậy", Liên minh châu Âu (EU) cho biết trong tài liệu hướng dẫn pháp lư được công bố hôm 13/7, thêm rằng Litva có nghĩa vụ cho phép hàng hóa của Nga được vận chuyển qua nước này, trừ vũ khí.
"Chúng tôi không đàm phán ǵ với Nga. Litva có trách nhiệm ngăn chặn mọi h́nh thức lách lệnh hạn chế của EU. Điều này cần thực hiện thông qua những biện pháp phù hợp, có trọng điểm và hiệu quả", phát ngôn viên EU Eric Mamer cho hay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moskva sẽ theo dơi sát t́nh h́nh. "Thông báo của EU về vấn đề vận tải đường sắt cho thấy tính thực tế và hợp lư", bà nói.
Bộ Ngoại giao Litva khẳng định sẽ "tuân thủ chính sách cấm vận thống nhất của EU", bảo đảm những biện pháp trừng phạt được áp dụng bằng cách "cẩn trọng theo dơi và xác định Nga có lạm dụng hoạt động vận tải hay không". Tuy nhiên, Vilnius cảnh báo vẫn bảo lưu quyền đơn phương ngăn cản những động thái lách lệnh cấm vận để bảo đảm an ninh quốc gia.
Litva hồi giữa tháng 6 tuyên bố ngừng vận chuyển qua đường sắt một số hàng hóa cơ bản gồm vật liệu xây dựng, kim loại và than từ Nga đến Kaliningrad, với lư do chúng nằm trong danh sách trừng phạt của EU với Moskva. Vilnius hôm 11/7 bổ sung thêm bê tông, gỗ, cồn và hóa chất công nghiệp chứa cồn vào danh sách này.
Nga từng cảnh báo sẽ có biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia nếu Litva không dỡ bỏ lệnh cấm. "Nếu t́nh h́nh không ổn định trở lại trong vài ngày tới, Nga sẽ có biện pháp cứng rắn với Litva và EU. Vấn đề này đă mất quá nhiều thời gian để giải quyết", người phát ngôn Zakharova nói hôm 8/7.
Tổng thống Litva Gitanas Nauseda hôm 22/6 cho biết đă chuẩn bị cho các kịch bản Nga đáp trả, trong đó có cả việc Nga ngắt kết nối nước này khỏi lưới điện khu vực. Tuy nhiên, ông Nauseda cho rằng sẽ không có cuộc đối đầu quân sự nào với Moskva. Các nước phương Tây như Mỹ và Đức khẳng định sẽ sát cánh cùng Litva, đồng thời cảnh báo Nga không đáp trả quốc gia Baltic này.
Kaliningrad là vùng lănh thổ hải ngoại của Nga, có diện tích hơn 220 km2, nằm giữa hai thành viên NATO là Litva và Ba Lan, cũng là nơi đặt tổng hành dinh Hạm đội Baltic hải quân Nga. Với vị trí chiến lược nằm lọt giữa ḷng NATO, Kaliningrad được xem như chốt chặn của Nga trong trường hợp nổ ra xung đột. Vùng lănh thổ này chủ yếu nhận nguồn cung từ Nga thông qua hệ thống đường sắt và đường ống dẫn khí đốt qua Litva.
|