Bút kí Văn Chương
LÊ XUÂN QUANG
(Bài viết đă được tuần báo SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG đăng ở số xuân giáp Ngo 2014)
Câu chất vấn trên đây của cụ Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu, khi uống rượu với Thi sĩ Nguyễn Vĩ , v́ trong bài thơ Gửi Trương Tửu của ḿnh, Nguyễn Vĩ viết:
“Nhà văn An Nam khổ như chó” !
Tưởng rằng
“Thằng hâu bối”ngồi trước mặt vị Tiền bối đáng kinh sẽ ăn năn mà biện báo cho lỗi lầm của ḿnh. Ai ngờ, anh ta thản nhiên trả lời:
“Ví như vậy th́ chó xấu hổ chư chúng ta xấu hổ cái nỗi ǵ” ?
Chao ơi Nguyễn Vĩ – thi sĩ bất đắc chí của xứ Quảng đă làm giới nhà văn cả nước tư 70 năm trước (cả cho tới hôm nay) – ”sốc”, phải ”điên lên” v́ câu nói”vô tiền khoáng hậu”, kia!
xxx
Tôi biết tiếng Nguyễn Vỹ từ 50 năm trước nhân một lần dự sinh nhật của anh bạn viết văn trẻ Trần Qúy Thường. Khi rượu đă ngà ngà, Thường đọc cho cả bàn nghe 1 khổ thơ bài Gửi Trương Tửu của Nguyễn Vĩ mà ấn tượng nhất câu
‘’… nhà văn An Nam khổ như chó’’ .Mọi người nghe xong trầm trồ đề nghị anh đọc toàn bài. Thường lắc đầu: Tớ cũng chỉ nghe thằng bạn là sinh viên Khoa Văn trường đại học Tổng hợp đọc một lần, cả bài dài, chỉ nhớ nhất đoạn thơ này.
Dạo đó, dứơi mắt tôi: Vơ Huy Tâm tác giả tiểu thuyết Vùng Mỏ (ở Ḷ Thống nhất),Như Mai – tác giả truyện Thi Sĩ Máy – cây bút nổi danh trong phong trào Nhân văn giai phẩm (Báo Vùng Mỏ)), Vơ Khắc Nghiêm, Trần Qúy Thường đồng niên, cùng ở Mỏ cọc 6, Lư Biên Cương (Hồng Gai)… – là những’’cường nhân’’! Và cái chính – ‘’ma lực’’ của nghề viết đă mê hoặc đám trẻ thích Văn chương. Tôi bỏ công ra thư viện Cẩm Phả t́m hiểu thân thế sự nghiệp của Nguyễn Vỹ, nhưng không hề có sách báo nào nhắc đến ông dù chỉ một ḍng. Thời gian trôi đi, niềm hứng khởi tắt ngóm, đi vào quên lăng.
Cuộc đời đưa đẩy, tôi đến sinh sống ở nước Đức… Măi đến đầu thế kỉ 21, một lần t́nh cờ đến thư viện Quận Hellersdoft của thủ đô Berlin, t́m được ở ngăn tiếng Việt cuốn biên khảo của nhà phê b́nh văn học Nguyễn Tấn Long tựa đề Toàn Tập Thi Nhân Tiền Chiến Việt Nam, trong đó đầy đủ tư liệu về Nguyễn Vỹ cùng bài thơ Gửi Trương Tửu đính kèm với 14 câu thơ bị kiểm duyệt Pháp cắt bỏ.
Văn đàn Việt Nam ở những năm 30 của thế kỉ 20 có thể xem là ḍng văn chương rực rỡ của đất nước ở mọi thời đại, nhất là 3 năm (1936 – 1939) khi Mặt trận B́nh Dân lên năm quyền ở Pháp khiến chế độ kiểm duyệt Văn hoá – Văn nghệ của chính quyền thực dân ở Đông dương được nới lỏng… Nhờ đó văn đàn Việt Nam trở nên sôi động trong không khí t́m ṭi sáng tạo, nhiều tác phẩm Văn, Thơ, Nhạc, Hoạ có gía trị Nhân văn – Nghệ thuật ra đời, đánh dấu một thời đại mới của Văn học – Nghê thuật Việt Nam đương đại mà trước hết phải kể sự chuyển ḿnh của thi ca trong phong trào Thơ Mới!
Thơ – là ‘’Tiếng ḷng’’ của người nghệ sĩ khi cảm xúc đă đến điểm đỉnh, thi sĩ chắt lọc ngôn từ, chọn phương pháp tŕnh bầy để diễn đạt. Thơ Mới ra đời, bởi người viết hoàn toàn tự do, không bị các quy tắc g̣ bó, ảnh hưởng, ràng buộc (1). Nhờ vậy, đă mang lại cho Thi đàn Việt Nam luồng gió mới, sản sinh nhiều cây bút trở thành những ngôi sao sáng trên bầu trời Văn chương nước nhà. Thi sĩ Nguyễn Vỹ là một trong số những ngôi sao đó. Ông góp phần tô điểm diện mạo thi ca Việt trong buổi đầu chuyển ḿnh. Sự hiện diện của Nguyễn Vỹ đă in dấu ấn sâu đậm trong ḷng người đọc Việt Nam ở những năm 30 của thế kỉ 20 và tiếp tục trải dài cho đến hôm nay!
Theo Tuyển tập của Nguyễn Tấn Long (nhà xuất bản VH, năm 1998): Nguyễn Vỹ sinh năm 1912 (2) tại Đức Phổ, Quảng Ngăi. Thời thanh niên đă từng cắt tóc đi tu, tu không thành, phá giới đi gánh cát thuê ở băi sông, bán kẹo ở Hà Nội, bán báo ở Sài G̣n… Sau thời gian lăn lộn trong mội trường thực tế đầy khắc nghiệt, lam lũ… khi cảm thấy đă đủ ‘’vốn sống’’, Nguyễn Vỹ quyết định về Hà Nội, hành nghề viết văn, làm báo cùng bạn văn đất Hà Thành. Ông đă cùng họa sĩ Nguyệt Hồ, thi sĩ Nguyễn Bính – thành lập nhóm Việt – Pháp, ra tờ báo tiếng Pháp Le Cygne, nhằm truyền bá tư tưởng tiến bộ góp phần nâng cao Dân trí cho nhân dân. Le Cygne có rất nhiều bài viết công kích chính sách, đường lối cai trị hà khắc, độc tài của Thực dân Pháp. Cơ quan An ninh Văn hoá của chúng nhận ra đây là mối họa tiềm ẩn đối với chế độ. Chúng’’dàn dựng’’ để bắt chủ báo Nguyễn Vĩ , đóng cửa vĩnh viễn tờ Le Cygne – kết án tù 6 tháng và phạt 3000 quan tiền (sách đă dẫn). Hết hạn, ra tù, trở về, ông lại viết báo chống quân phiệt Nhật – lại bị Nhật bắt, tù đầy…lần này khi được thả, ông quyết định vào Sài G̣n, làm báo Tổ Quốc, rồi báo Dân chủ, Dân ta, tiếp tục đấu tranh, bảo vệ quyền lợi cho dân cần lao. Kết cục: Tất cả các tờ báo ông tham gia đều bị đóng cửa. Suốt thời gian dài, liên tục, Nguyễn Vỹ dùng cây bút để phản kháng, phê phán, đấu tranh với bất công của chế độ thực dân toàn trị… Ngày 7,2.1971 trên đường từ Sài g̣n đi Tiền giang , NV mất trong một tai nạn xe hơi (3).
Ông Đỗ Đ́nh Thọ kể lại trong cuốn Nguyễn Bính – Thơ và Đời (nxb Văn học 2000): Nguyễn Vỹ rất giỏi tiếng Pháp, làm thơ tiếng Việt khá hay. Một giai thoại văn chương rất thú vị, thời đó lưu truyền thể hiện thi tài, cá tính của Thi sĩ: Một lần Trưởng pḥng Kiểm duyệt báo chí của sở Mật Thám Bắc Ḱ – René Creyssac (RC) – ‘’tạ sự’’ đến ‘’thăm’’ nhóm Việt – Pháp do 2 nhà thơ Nguyễn Vỹ, Nguyễn Bính và Họa sĩ Nguyệt Hồ, sáng lập, chủ trương. Theo tin của mật vụ Văn hóa – Văn nghệ cung cấp: Nhóm Việt – Pháp có xu hướng
‘’Dân chủ – Tự do – Bác ái’’ – mà bọn cai trị thực dân lại rất sợ dân chúng đ̣i được hưởng các quyền này. 3 người quyết định t́m cách đánh tan ấn tượng xấu về Le Cygne của R. Creyssac. Họ bàn bạc đi đến thống nhất: Rủ RC đi nhậu rồi ‘’chiêu đăi’’ thuốc Phiện ở tiệm thuốc nổi tiếng Hà Thành thời đó – Tiệm Phi Yến Thu Lâm ở phố Mă Mây.
Để quảng bá cho thương hiệu ḿnh, chủ tiệm hút cho kẻ trên bảng hiệu chữ Phi Yến Thu Lâm – Yến bay trong rừng Thu. (Thời đó, chữ viết trên bảng hiệu thường không đánh dấu , khách hút, tán: Phiện Thú Lắm (Phi Yến = Phiện. Thu Lâm = Thú Lắm).
RC là con cáo ǵa trong nghề. Y rất sành thú chơi của giới Văn Nghệ Sĩ, giỏi tiếng Việt, tiếng Hán, thuộc Truyện Kiều am hiểu văn hóa Phương Đông. Cao hứng và cũng muốn thử tài văn sĩ Bắc Hà, khi hít xong một hơi, RC nói: Tôi ra một đề các bạn cùng làm thơ, nếu hay sẽ được thưởng.
Mọi người tán thành. RC chậm răi ề à đọc:
‘’Phi yến Thu Lâm… nghĩ cũng hay’’ – đoạn dơ tay làm điệu bộ – xin mời!
Nguyễn Bính nối ngay:
‘’Nằm trên giường tựa nằm trên mây’’
Nguyễn Vỹ nối bằng tiếng Pháp nhưng lại hợp cảnh, hợp t́nh đúng niêm luật của thơ Đường:
‘’Uyn, đơ, troa, cát – Ken- cờ- Píp’’ (quelques Pipes)
Nguyệt Hồ – kết:
‘’Quật ngă An Nam, ngă cả Tây’’!
Bài thất ngôn tứ tuyệt, liên hoàn – của cả 4 người – nói về cảnh hút thuốc Phiện và cái thú đi mây về gió:
Phi Yến Thu Lâm nghĩ cũng hay
Nằm trên giường tựa nằm trên mây
Uyn đơ, troa, cát – Ken cờ Píp (4)
Quật ngă A Nam, ngă cả Tây!
Quan Cẩm rất khó chịu câu thứ 4
‘’…quật… ngă cả Tây’’, nhưng Nguyễn Bính nhanh trí ‘’giải thích’’:
Chúng ta làm t́nh nàng ấy, th́ ai cũng bị quật ngă, chả cứ An Nam hay Tây!
Nguyễn Vỹ đế vào:
Ha ha…- Moa ngă , Toa ngă chúng ta đều bị’’Nàng tiên nâu’’ – quật ngă cả!
Quan Cẩm hậm hực, miễn cưỡng nhưng cũng phải gật gù đồng t́nh.
Tuy vậy, Y vẫn chưa chịu, muốn thử tiếp nên chậm răi lí giải :
Hay th́ có hay nhưng là của 4 người . Cần phải xác định thực tài của’’ thi sĩ Bắc Hà’’ – nghiă là chỉ từng người một, thôi!
- Nhưng nếu làm được bài thơ hay th́ sao – Nguyễn Vỹ hỏi?
- Nếu hay, nhanh sẽ thưởng 4 điếu (thuốc phiện)’’chính hiệu con nai vàng’’ – RC khẳng định.
- Vậy quan ra đề đi – Nuyệt Hồ, giục.
RC đọc:
Á phiến , Á phiện – xin mời!
HS Nguyệt Hồ nháy Nguyễn Bính:
Ông Bính chiều quan đi chứ?
– Xong ngay thôi – NB dứt lời, đọc:
Phảng phât hồn mơ nấm mộ đen
Tai nghe giọt nhựa khóc trên đèn
Mê li cả một trời đông Á
Nhè nhẹ tâm hồn, lỏng khóa then!
Nếu ai đă từng chứng kiến các con nghiện đang hút mới cảm thấy cái hay của bài thơ: Trong căn pḥng kín gió, mờ tối (người nghiện thuốc phiện rất sợ nước, sợ gió), khói thuốc mù mịt, ta cảm thấy như đang ở trong ngôi mộ’’đen’’.
Tai ta nghe thấy người’’bồi’’ thuốc đưa cục nhựa (cây thuốc phiên) hơ trên ngọn lửa của ngọn đèn đốt bằng dầu lạc, phát ra tiếng xèo xèo, rin rít… cứ như tiếng khóc nỉ non của’’hồn ma’’… rồi khi hít khói vào, con nghiện ‘’phê’’ thuốc, cảm thấy người như bay lượn trong không gian, rồi tâm hồn rạo rực, kích thích… cơ thể hưng phấn đến’’lỏng…khoá…then’ ’…
NV, NH, NB cười vang .
RC phải chịu tài của Nguyễn Bính và giữ đúng lời hứa.
xxx
Sự nghiệp Văn – Thơ và di sản của Nguyễn Vỹ để lại rất đồ sộ với nhiều tác phẩm gồm nhiều thể loại: Tiểu thuyết, Biên khảo, Thơ… Trong đó có 2 bài thơ rất gía trị: Gửi Trương Tửu và Sương Rơi. Đặc biệt là Bài Gửi Trương Tửu.
Đầu bài thơ đề tựa:
Viết trong lúc say…
Gửi Trương Tửu – viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên, độc vận. Toàn bài được Thi Nhân Việt Nam của Hài Thanh đăng tải, gồm 6 đoạn, 40 câu, mỗi đoạn nói về một vấn đề. Theo thông lệ của thơ Đường – Vào đề: Tác gỉa giải thích nguyên nhân có lá thư gửi cho bạn rượu – Trương Tửu: