Những vệt sáng và tối bí ẩn trên các sườn dốc Sao Hỏa từ lâu đă gây nhiều hoài nghi và hy vọng, liên quan đến khả năng sự sống tồn tại.
Theo Science Alert, một nghiên cứu thực hiện bởi nhóm tác giả từ Đại học Bern (Thụy Sĩ) và Đại học Brown (Mỹ) đă đưa ra các bằng chứng mới giải thích sự thật về các vệt sáng và tối kỳ lạ mà các tàu vũ trụ đă chụp lại nơi các sườn dốc của Sao Hỏa.
H́nh ảnh từ tàu quỹ đạo của NASA cho thấy các vệt tối xuất hiện ở khu vực Palikir Crater của Sao Hỏa - Ảnh: NASA/JPL-Caltech
Nhiều năm trước, các h́nh ảnh đầu tiên về các vệt tối do tàu quỹ đạo của NASA gửi về Trái Đất đă gây chú ư lớn.
Các nhà khoa học đă làm việc chăm chỉ để t́m ra chúng là ǵ. Một số người cho rằng chúng là những vệt băng mặn theo mùa, tan chảy khi mùa hè yếu ớt của Sao Hỏa đến.
Đó là một giả thuyết cực kỳ hấp dẫn. Liệu đây có phải là tàn tích của nước cổ xưa trên Sao Hỏa, thấm lên bề mặt từ nơi nó được cô lập dưới ḷng đất? Liệu hồ chứa ngầm tiềm năng này có thể cung cấp môi trường sống cho sự sống đơn giản không?
Câu trả lời cuối cùng vẫn chưa được t́m ra. Các vệt này được gọi là các đường dốc định kỳ (RSL). Chúng xuất hiện và tái xuất hiện ở cùng một vị trí và có thể kéo dài hàng trăm mét xuống dốc.
Bản đồ phân bố các vệt sáng và tối trên Sao Hỏa - Ảnh: Nature Communications
Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Nature Communications, đă xem xét hơn 500.000 vệt lạ trên Sao Hỏa, trong đó có hơn 13.000 vệt sáng, c̣n lại là vệt tối.
Không có sự phân định rơ ràng tuyệt đối giữa sáng và tối, nhưng các vệt tối th́ trẻ hơn và xuất hiện gần đây hơn, trong khi các vệt sáng th́ già hơn.
Sau khi xem xét dữ liệu, họ loại bỏ 3 cơ chế h́nh thành vệt khô được đề xuất trước đó: Lốc bụi, đá rơi và chu kỳ nhiệt dường như không đóng vai tṛ quan trọng trên toàn cầu trong việc kích hoạt vệt dốc.
Họ cũng phát hiện ra rằng quan sát sẵn có cũng không ủng hộ bất kỳ kịch bản h́nh thành ướt nào. Các vệt không có hướng dốc cụ thể nào, thách thức ư tưởng rằng băng giá CO2 là tác nhân kích hoạt.
Nh́n chung, dữ liệu chỉ ra con đường h́nh thành khô khả dĩ: Quần thể vệt bụi nằm gần các tác động mới hơn một chút, chịu vận tốc gió bề mặt cao hơn mức trung b́nh và cũng có tốc độ lắng đọng bụi cao hơn mức trung b́nh vào mùa đông ở phía Bắc.
Tin buồn là theo phương án này, các vệt lạ dường như không liên quan đến khả năng tồn tại sinh vật sống.
Mặc dù vậy, hiểu về chúng sẽ giúp các nhà khoa học tinh chỉnh các mô h́nh liên quan đến cách Sao Hỏa h́nh thành, điều có thể giúp t́m kiếm những nơi phù hợp hơn để sinh vật ngoài hành tinh trú ẩn.