HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Phim-Online

News-Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ấn Độ - Pakistan căng như dây đàn v́ 'cuộc chiến nguồn sống': Nước không chỉ là tài nguyên, mà là vũ khí
Cuộc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan không chỉ diễn ra bằng súng đạn hay tên lửa. Đôi khi, vũ khí lại chính là nước.

Tháng này, Ấn Độ đă cho thế giới thấy sức mạnh của “vũ khí nước” khi giảm lưu lượng một nhánh sông chảy vào sông Indus (sông Ấn) - nguồn sống cho an ninh lương thực của Pakistan.

Trước đó vài tuần, New Delhi đă đ́nh chỉ hiệp ước chia sẻ nguồn nước tồn tại nhiều thập kỷ với quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân, nhằm đáp trả vụ tấn công du khách ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

“Ḍng nước của Ấn Độ sẽ chảy v́ lợi ích của Ấn Độ, được bảo tồn cho Ấn Độ và phục vụ cho sự phát triển của Ấn Độ”, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố hôm 6/5.

Chỉ một ngày sau, Ấn Độ tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào lănh thổ Pakistan. Hai bên tiếp tục đấu pháo, phóng tên lửa và điều máy bay không người lái xâm phạm không phận lẫn nhau, khiến gần 50 người thiệt mạng.

Với Pakistan - một quốc gia hạ lưu phụ thuộc hơn 75% nguồn nước tái tạo từ bên ngoài – thông điệp vài tuần qua rất rơ ràng: nước là quyền lực, và quyền lực có thể bị khai thác như một vũ khí chiến lược, theo SCMP.


Người dân kiểm tra đống đổ nát của một ṭa nhà bị phá hủy bởi cuộc tấn công bằng tên lửa của Ấn Độ ở Muridke, một thị trấn gần Lahore, Pakistan, vào ngày 8/5. Ảnh: Xinhua.
Vũ khí hóa nguồn nước
Việc Ấn Độ sử dụng nước như một công cụ gây sức ép không phải là trường hợp cá biệt. Theo Viện Thái B́nh Dương, một tổ chức nghiên cứu tại California chuyên về bảo tồn nước, số vụ tranh chấp liên quan đến nước đă vượt xa số thỏa thuận chia sẻ kể từ năm 2017.

Từ sông Nile ở châu Phi, Euphrates-Tigris ở Trung Đông đến Mekong ở Đông Nam Á, các ḍng sông đang trở thành “chiến trường” mới của địa chính trị. Các chuyên gia cảnh báo, nhu cầu sử dụng nước tăng cao sẽ kéo theo làn sóng xung đột gia tăng trong thập kỷ tới.

“Khoảng cách giữa nhu cầu và nguồn cung nước càng lớn, quốc gia kiểm soát nguồn nước càng nắm lợi thế chiến lược”, David Michel, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định.

Ông cũng cảnh báo rằng các quốc gia thượng nguồn sẽ ngày càng sử dụng nước không chỉ để giải quyết các vấn đề tài nguyên mà c̣n để mặc cả trong các cuộc đàm phán kinh tế và chính trị.

Tại Afghanistan, các dự án đập nước và kênh đào dọc các sông Harirud, Helmand, Kabul và Kunar đang làm dấy lên căng thẳng với Iran, Pakistan và Turkmenistan - những nước cáo buộc chính quyền Taliban đang biến nước thành con bài thương lượng.

T́nh trạng tương tự cũng diễn ra tại khu vực Trung Á, nơi các dự án tưới tiêu trên sông Amu Darya khiến quan hệ giữa Afghanistan và các quốc gia hạ lưu như Uzbekistan và Turkmenistan trở nên căng thẳng.

Ấn Độ cũng không nằm ngoài nỗi lo thiếu nước. Một siêu đập của Trung Quốc đang được xây dựng trên sông Yarlung Tsangpo ở Tây Tạng (phía hạ lưu là sông Brahmaputra ở Ấn Độ) có nguy cơ làm gián đoạn ḍng chảy. C̣n đập Farakka của Ấn Độ trên sông Hằng lâu nay vẫn là điểm nóng trong quan hệ với Bangladesh.

Sự thiếu vắng các hiệp định vững chắc như Hiệp ước Nước sông Indus do Ngân hàng Thế giới làm trung gian - nay đă bị Ấn Độ đ́nh chỉ - đang khiến căng thẳng leo thang trên khắp châu Á.

Trên sông Mekong, Trung Quốc nhiều lần gây tranh căi với các quốc gia hạ lưu như Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Tại Trung Đông, các đập nước của Thổ Nhĩ Kỳ trên sông Euphrates và Tigris làm giảm lưu lượng nước đến Iraq và Syria. Ở châu Phi, đập Đại Phục Hưng của Ethiopia trên sông Nile cũng gây mâu thuẫn gay gắt với Ai Cập và Sudan.

Pakistan: Khủng hoảng hiện hữu
Tại Pakistan, cuộc khủng hoảng nước không c̣n là giả định mà đă trở thành hiện thực. Hệ thống nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc nặng nề vào tưới tiêu, khiến quốc gia này đặc biệt dễ tổn thương trước các gián đoạn nguồn nước.

Trận “siêu lũ” năm 2022 từng nhấn ch́m một phần ba lănh thổ, đă gây thiệt hại nặng nề cho nông dân ở tỉnh Sindh. Nhiều người vẫn chưa thể phục hồi sau thảm họa này. Trước đó, trận lũ năm 2010 từng khiến sản lượng lúa ở Sindh giảm gần 30%, cho thấy tác động nghiêm trọng của các biến động thủy văn.

T́nh trạng hạn hán kéo dài sau mùa mưa năm ngoái tiếp tục tàn phá các vụ mùa quan trọng như lúa ḿ và cà chua, đồng thời làm chậm tiến độ gieo trồng lúa và mía.

Tỉnh Sindh - khu vực sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai của Pakistan - đang chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Ngay cả trước khi Ấn Độ đ́nh chỉ chia sẻ nước, năng suất cây trồng ở Sindh đă thấp hơn 20-40% so với Punjab, vùng thượng lưu giàu nước.

Theo Hiệp ước Nước sông Indus năm 1960, Pakistan được quyền sử dụng nguồn nước từ ba con sông phía tây (Indus, Jhelum và Chenab), trong khi Ấn Độ khai thác từ các sông phía đông (Ravi, Sutlej và Beas). Tuy nhiên, việc Ấn Độ kiểm soát ḍng chảy các nhánh sông đang đe dọa trực tiếp đến sinh kế của hàng triệu nông dân Pakistan.

“Với các hộ nông dân sống nhờ vào ḍng sông, bất kỳ sự gián đoạn nào cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng: mất mùa, mất thu nhập, mất an ninh lương thực”, Birkman nhấn mạnh. Đa phần họ không đủ tài chính hay công nghệ để thích nghi, và hậu quả là nhiều người buộc phải rời bỏ quê hương.

Sau siêu lũ năm 2022, nhiều người ở nam Punjab và bắc Sindh đă tham gia các băng nhóm tội phạm hoạt động dọc sông Indus - thường được gọi là “cướp sông Indus”. T́nh trạng này khiến việc di chuyển gần sông vào ban đêm trở nên nguy hiểm, phản ánh sự tuyệt vọng của người dân trước áp lực của biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, các phản ứng của chính phủ Pakistan bị đánh giá là chưa tương xứng với quy mô khủng hoảng. Dù nước này đang triển khai các dự án nông nghiệp quy mô lớn trên đất quân đội với sự hỗ trợ từ Trung Quốc, các chuyên gia cảnh báo rằng chừng đó là chưa đủ.

Tái cấu trúc hay sụp đổ?
“Pakistan cần điều chỉnh toàn bộ chiến lược an ninh lương thực, từ bỏ ảo tưởng về ḍng nước ổn định”, chuyên gia Ehab Ansari từ Dubai nhận định, lưu ư nguy cơ Ấn Độ xây thêm các đập trữ nước trên sông Chenab và Jhelum - những địa điểm mà nước này đă khai thác khoảng 20% lưu lượng.

Theo Ansari, Pakistan chỉ c̣n chưa đầy một thập kỷ để cải tổ hệ sinh thái nông nghiệp - khí hậu một cách toàn diện bao gồm: hiện đại hóa kênh mương, thúc đẩy nông nghiệp chính xác, xây dựng chuỗi bảo quản lạnh quốc gia và định h́nh lại thói quen tiêu dùng.

“Nếu bỏ lỡ cơ hội này, mọi sự thích nghi chỉ c̣n là đối phó khủng hoảng. Và sống sót sẽ là cuộc chơi của kẻ mạnh”, ông cảnh báo.

Ansari kết luận: nền kinh tế nông nghiệp của Pakistan đang tiến gần điểm găy. Khả năng thích ứng của nước này với biến đổi khí hậu và sự bất ổn thủy văn sẽ không theo tuyến tính, mà sẽ là những cú sốc, những điều chỉnh bất đắc dĩ và sự hoảng loạn trong giới tinh hoa.

Nếu không có những điều chỉnh chính sách đáng kể cả ở cấp quốc gia lẫn toàn cầu các tác động domino sẽ lan rộng.

“T́nh trạng bất ổn khu vực, khủng hoảng nhân đạo và căng thẳng địa chính trị sẽ gia tăng”, Birkman nói, đồng thời viện dẫn báo cáo của Ngân hàng Thế giới dự đoán Nam Á có thể có tới 40 triệu người di cư v́ khí hậu vào năm 2050.

Dù phần lớn di cư hiện tại là nội địa, Birkman cho rằng xu hướng này sẽ mang tính xuyên biên giới khi áp lực trong nước gia tăng, đ̣i hỏi các quốc gia như Ấn Độ và Pakistan xây dựng cơ chế hợp tác để quản lư cả di cư nội địa lẫn xuyên quốc gia.

Và bài toán này không chỉ của riêng Nam Á. Châu Âu và châu Phi, Mỹ và Trung Mỹ - cũng cần bắt tay để đối phó làn sóng di cư do áp lực khí hậu.

“Cuối cùng, chỉ khi hợp tác, các quốc gia mới có thể vượt qua thách thức này”, Birkman nhấn mạnh.

VietBF@ sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay


pizza
R11 Tuyệt Thế Thiên Hạ
Release: 05-12-2025
Reputation: 236940


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 102,273
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	381.jpg
Views:	0
Size:	186.8 KB
ID:	2524056  
pizza_is_offline
Thanks: 7
Thanked 7,999 Times in 7,116 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 41 Post(s)
Rep Power: 124 pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

VN News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 11:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05998 seconds with 14 queries