Vào những năm 60, báo chí Sài G̣n hao tốn rất nhiều giấy mực v́ phải đăng nhiều ḱ vụ ly dị giữa ca sĩ Khánh Ngọc và nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương. Ṭa án xét xử nhiều lần chưa xong, v́ thế vụ việc càng làm họ trở nên nổi tiếng hơn.
Lúc đó, chàng nhạc sĩ họ Phạm là thành viên chính trong ban hợp ca Thăng Long, ban nhạc đ́nh đám nhất cả nước lúc ấy bởi các thành viên của nhóm nhạc đều là những ngôi sao đương thời như: vợ chồng ca sĩ Thái Hằng – Phạm Duy, ca sĩ Thái Thanh, vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương – Khánh Ngọc…
Vợ của nhạc sĩ họ Phạm này là một ca sĩ được nhiều người biết đến với tên gọi “ngọn núi lửa” bởi cô có bộ ngực hấp dẫn và thường quyến rũ khán giả nam say đắm mỗi khi cô lên hát.
Trước khi đưa đơn ra ṭa, nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương đă nghe phong phanh vợ ḿnh ngoại t́nh. Nhưng v́ t́nh yêu nên ông vẫn tin tưởng vợ và bỏ ngoài tai tất cả những tin “lá cải” ấy. Chỉ đến khi một số người bạn hẹn ông đi bắt ghen tại Thủ Thiêm th́ sự việc mới đổ bể.
Chẳng hiểu sao báo chí biết rất nhanh và vụ “ăn chè Thủ Thiêm” được mọi người biết đến như một chuyện khôi hài đương thời. Kẻ trong cuộc gây ra đổ bể này không ai xa lạ hơn lại chính là người anh rể của ông. Nhạc sĩ nổi tiếng thuở ấy: Phạm Duy.
Người đau ḷng nhất: chàng nhạc sĩ. Anh rất yêu thương vợ, nhưng cả dư luận xă hội đều rơ tường tận nên đành phải gửi đơn xin li dị. Đây là quăng thời gian đau khổ, ông không c̣n tâm trí biểu diễn cùng các anh chị trong ban hợp ca nữa mà lui về trong bóng tối viết những t́nh ca buồn như để tâm sự với chính ḿnh trong gương.
Một loạt bài hát mang tâm trạng như thế ra đời:
“Đêm Cuối Cùng”,
“Người Đi Qua Đời Tôi”,
“Khi Cuộc T́nh Đă Chết”,
“Thuở Ban Đầu”,
“Khi Tôi Chết Hăy Đem Tôi Ra Biển”…
Sau ly dị, ông được quyền nuôi con trai khi ấy mới khoảng 4–5 tuổi, bắt đầu đi biểu diễn trở lại. Một lần, t́nh cờ ông gặp vợ ḿnh trên sân khấu của chương tŕnh nhạc hội. Cuối buổi diễn ông có nhă ư muốn được tiễn cô về v́ trời đang mưa nhưng Khánh Ngọc từ chối.
Ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm, nh́n qua màn mưa nhớ về những ngày hạnh phúc giờ trôi theo ḍng nước, tan vỡ như những bong bóng mưa. Một người vẫn c̣n đây, người c̣n lại đă rời xa. Trái tim yêu đă chia làm đôi. Lời thề vỡ vụn…
Chịu đựng không nổi nỗi đau dằn xé, ông dự định t́m đến cái chết nhưng đúng lúc ấy tiếng khóc con trẻ đ̣i mẹ trong đêm làm ông phải vụt ôm con vào ḷng dỗ dành mà nước mắt tuôn trào…
H́nh ảnh của đêm khốn cùng ấy đă đi vào từng lời của bài hát “Nửa Hồn Thương Đau” được ông viết trong đêm ră rời đó như lột tả từng mảng tâm trạng bị chà xát.
Nếu ai đă nghe một lần bài hát này và cũng đồng cảm với cuộc đời của nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương sẽ hiểu được tâm hồn con người chỉ có thể chịu đựng một giới hạn nhất định.
Dẫu là một bản t́nh ca, nhưng khi nhắc tới nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương, người ta lại nghĩ ngay đến “Nửa Hồn Thương Đau” bởi sự bất hủ của tuyệt t́nh ca và sự chung thủy trong t́nh yêu của một người đàn ông.
Sau này ông đă ở vậy nuôi con và ra đi lặng lẽ tại California năm 1991.
__________________
|