Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đă từ chức Chủ tịch công ty khí đốt nhà nước Nga Rosneft vào ngày 20.5 trong bối cảnh có nguy cơ chịu các lệnh trừng phạt Nga.
Công ty khí đốt Nga Rosneft cho biết, ông Schröder đă thông báo rằng "không thể" tiếp tục đảm nhiệm vai tṛ này. Công ty Nga nêu trong thông cáo rằng, cựu Thủ tướng Đức đảm nhận vai tṛ lớn trong việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn Nga và Đức. Ông đă đảm nhận cương vị tại Rosneft với mức thu nhập 600.000 USD vào năm 2017.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder vẫn đảm nhận vị trí trong hội đồng quản trị với Nord Stream 2 - công ty xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nga và Đức - cũng như công ty mẹ của đường ống khí đốt này.
Là Thủ tướng Đức từ 1998 đến 2005, ông Schröder là đồng minh lâu năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin và là thành viên của đảng Dân chủ Xă hội cầm quyền của Thủ tướng Đức đương nhiệm Olaf Scholz. Chính trị gia 78 tuổi có vai tṛ đáng chú ư trong việc làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc năng lượng của Đức vào Nga.
Quyết định từ chức của ông Gerhard Schröder tại Rosneft được đưa ra một ngày sau khi Nghị viện Châu Âu thông qua nghị quyết không ràng buộc hối thúc Liên minh Châu Âu (EU) mở rộng các biện pháp trừng phạt với “các thành viên Châu Âu trong hội đồng quản trị của các công ty lớn của Nga và các chính trị gia tiếp tục nhận tiền của Nga”.
Nghị quyết của nghị viện cũng kêu gọi cựu Ngoại trưởng Áo Karin Kneissl từ chức ở ban giám sát của Rosneft.
Markus Ferber, một trong những nhà lập pháp soạn thảo nghị quyết của Nghị viện Châu Âu chia sẻ với Reuters rằng sự can thiệp này cũng nhằm ngăn ông Schröder đảm nhận vị trí trong hội đồng quản trị tại Gazprom, công ty năng lượng quan trọng khác của Nga.
Hồi tháng 2, Gazprom thông báo ông Schröder đă được đề cử vào hội đồng quản trị của công ty, một quyết định dự kiến đưa ra tại cuộc họp cổ đông thường niên vào ngày 30.6.
Cựu Thủ tướng Đức Schröder là người đóng vai tṛ quan trọng trong việc thúc đẩy thỏa thuận Nord Stream 2, đường ống dẫn khí đốt trị giá 11 tỉ USD và kết nối trực tiếp khí đốt của Nga với Đức.
__________________
|