R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,288
Thanks: 19,043
Thanked 64,869 Times in 16,419 Posts
Mentioned: 126 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 59
|
Chuyện kể của chồng.
Có lần ḿnh hỏi chồng: Lư do (bây giờ người ta hay gọi là “động cơ”) nào để anh quyết định tham gia đấu tranh?
Lăo trả lời: V́ 3 cô gái điếm người Việt ở Campuchia.
Thú thật, khi ấy ḿnh rất bất ngờ, có phần hụt hẫng và bối rối. Tưởng câu trả lời phải to tát, lư tưởng, chính trị ghê lắm chứ. Lăo cũng biết khi trả lời như thế sẽ khiến người đối diện tỏ ra khó hiểu. Từ khó hiểu sẽ dẫn đến thái độ ṭ ṃ. Câu chuyện về thân phận ba cô gái điếm được chồng ḿnh kể lại, quả là bi thương. Chồng ḿnh bảo “V́ chứng kiến những phận đời vỡ nát ấy mà anh muốn góp phần nhỏ bé vào cuộc đổi thay đất nước. Hy vọng đất nước ḿnh khá hơn, có dân chủ, có tự do để không c̣n những cô gái VN phải sang xứ người làm điếm. Không c̣n cảnh người Việt phải sống tha hương, chịu mọi khổ sở, thiệt tḥi, hoặc chết thảm nơi xứ người nữa. Đơn giản thế thôi”.
Ba cô gái ấy tên là Hương, Trầm và Yến, nhưng cũng có thể đó chỉ là những cái tên giả. Cả ba người đều có cha là những người lính từng phục vụ trong quân đội VNCH. Sau năm 1975, v́ gia cảnh éo le nên họ phải phiêu dạt sang Campuchia làm gái. Họ gặp nhau và kết nghĩa chị em. Cô Hương bằng tuổi anh Tú, sinh năm 1968. Vài năm sau ngày SG bị “giải phóng”, gia đ́nh cô Hương cả thảy 4 người lên tàu vượt biên. Chuyến tàu gặp cướp biển và Hương đă chứng kiến cảnh mẹ ḿnh bị hăm hiếp, ba và anh trai bị cướp biển dùng báng súng đập vào đầu cho đến chết rồi quăng xác xuống biển. Nhắc đến cuộc đời ba cô gái, có lúc hai vợ chồng hỏi nhau “Không biết trong ba người, ai có số phận khốn khổ, nghiệt ngă nhất?”.
Yến sinh năm 1972 quê Mộc Hóa, Long An. V́ hoàn cảnh gia đ́nh nghèo khó, năm 13 tuổi Yến đă phải theo mẹ đi “tải hàng lậu” thuê cho người ta từ biên giới Campuchia về Việt Nam. Ba Yến là một cựu quân nhân VNCH. Sau tháng 4/1975, ông bị bắt đi tù cải tạo. Khoảng một năm sau ông được thả. Ra tù, ba của Yến tham gia vào một tổ chức chống cộng và bị bắt năm 1979. Anh Tú nói rằng không biết ông tham gia tổ chức nào, bị kết án mấy năm nhưng đă ở tù 6 năm, từ 1979 đến 1985 th́ măn án, theo lời kể của Hương và Trầm. Một năm sau khi ra tù, ông qua đời vào tháng 4/1986. Kể từ khi ba qua đời, mẹ Yến ngày càng suy sụp tinh thần, có lúc hóa điên. Một ḿnh Yến tiếp tục công việc tải hàng lậu cho người ta để nuôi mẹ, nuôi thân. Một buổi chiều tháng 2/1987, sau khi đi làm về Yến không thấy mẹ đâu. Linh tính báo cho cô biết điều không lành xảy ra. Cả đêm Yến đi t́m mẹ nhưng không gặp. Sáng hôm sau, người quen báo tin đă t́m thấy mẹ cô nằm chết bên mộ của ba.
Năm 16 tuổi, Yến yêu Hùng, con trai của một trong những chủ buôn lậu mà Yến làm thuê. Hùng lừa Yến sang Nam Vang và bán cô cho một mụ tú bà người Việt. Yến t́m cách trốn khỏi nhà chứa nhưng bị bắt lại, bị đánh đập tàn nhẫn. Khoảng 1 năm sau Hùng lại ṃ đến nhà trọ của Yến ở Nam Vang. Hắn khóc lóc, van xin và lại thề thốt. Mủi ḷng v́ thấy Hùng bây giờ đă thành người tàn tạ (hắn chống nạng v́ bị găy một chân), Yến lại tha thứ và cưu mang Hùng. Vài tháng sau Yến báo tin cô có bầu, Hùng lại một lần nữa ruồng bỏ, phụ bạc người yêu. Suốt thời gian Yến mang bầu và sinh con, đều do một tay Hương (đi làm gái) nuôi nấng. Đến khi thằng Hên lên 1 tuổi, mẹ con Yến và Hương dắt díu nhau lên Koh Kong. Phận làm gái vẫn đeo đuổi họ. Ở đây, họ gặp Trầm. V́ thương cảm hoàn cảnh của nhau, ho kết nghĩa chị em, lo cho nhau như người thân ruột thịt.
Yến chết, một cái chết thảm thương và đau đớn. Suốt ba ngày không thấy Yến về pḥng trọ, Trầm và Hương phải bỏ tiền thuê người đi t́m. Để có thêm tiền chi trả việc t́m bạn, tất nhiên Hương và Trầm phải “làm thêm”, tức là tiếp khách nhiều hơn ngày thường. Người ta t́m thấy xác của Yến (khi ấy đă không c̣n nguyên vẹn do thương tích, do côn trùng bâu kín thân thể) bị vứt ở chân núi Mô Păng (1). V́ chủ chứa- một mụ đàn bà người Việt có nước da bợt như xác chết, không cho làm tang ở đấy, thành ra mấy người thợ mộc hàng xóm phải đi kiếm gỗ, dựng tạm cho cái cḥi tại khu đất trống để có chỗ kê quan tài. Đám tang lèo tèo vài ba người hàng xóm thất nghiệp ngồi dự cho đỡ tủi. Anh Tú kể đoạn thằng bé Hên 4 tuổi vừa khóc, vừa chửi, vừa kể lể bằng cả ba thứ tiếng Việt, Khmer và Thái, vừa lấy tay đạp đổ bát nhang và di ảnh của mẹ khiến tôi chảy nước mắt. Nó cho là mẹ Yến đă lừa nó, không đưa nó về thăm ngoại mà đă vội chui vào ḥm nằm trốn. Rồi một gă người Việt đưa mấy tên lính Campuchia đến phạt vạ v́ dám tổ chức tang lễ ở nơi không được phép. Trầm và Hương lại phải giàn xếp bằng cách hứa ngủ với mấy thằng lính để “trừ nợ”, để đám tang của Yến được suôn sẻ. Hôm sau, đưa tro cốt của Yến lên chùa xong, cả hai người chị kết nghĩa của Yến là Trầm và Hương phải ngủ với mấy tên lính Campuchia như đă hứa.
Hồi tưởng lại chuyện xưa, chồng tôi bùi ngùi: “Năm 1993, Yến chết thảm ở tuổi 21. Khi sống, Yến không có nổi một ngày vui, vậy mà định mệnh nỡ ḷng nào vẫn ném cho cô một cái chết đầy bi thảm. Với anh, Yến chỉ là một người quen như bao người quen khác đă đi ngang qua cuộc đời. Và cuộc đời cô cũng ngắn ngủi hơn những cuộc đời anh đă gặp. Nhưng đến hôm nay, dù đă bao nhiêu thay đổi, dù đă gần 30 năm trôi qua, anh vẫn không thể quên được mảnh đời tàn tạ của Yến, không quên được đám tang buồn tủi của Yến ở xứ người”. Nói chuyện với vợ mà như tự nói với ḿnh vậy.
Kết thúc câu chuyện về ba cô gái điếm, chồng tôi bảo: “Đấy, giờ em hiểu v́ sao anh rất thương và tôn trọng phụ nữ. Cho nên dù em có bắt nạt anh đến mấy anh cũng nhường. Nhường thôi chứ đừng tưởng là anh sợ nhá”.
Câu chuyện cảm động như thế mà vẫn cài thêm một ư đe vợ vào được.
Phạm Thanh Nghiên
(Tác giả và chồng đều là cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam)
|