View Single Post
Old 02-25-2020   #1610
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default

V́ sao trẻ em cũng cần kiểm tra huyết áp thường xuyên?


Tác giả: Cẩm Quyên

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh











V́ sao trẻ em cũng cần kiểm tra huyết áp thường xuyên?



Tại Việt Nam, tỷ lệ bệnh cao huyết áp ở học sinh THPT là 17%, ở học sinh THCS là 15% và ở lứa tuổi tiểu học là 13%. Do quan niệm cao huyết áp là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già nên nhiều người vẫn rất thờ ơ với căn bệnh này ở trẻ nhỏ.

Việc xác định xem trẻ có bị tăng huyết áp hay không sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim cho trẻ sau này. Ngay khi phát hiện trẻ bị cao huyết áp, cha mẹ phải giúp trẻ thay đổi lối sống nhằm đem lại lợi ích sức khỏe cho chúng đến suốt đời.

Các nghiên cứu

Một số đánh giá cho thấy so với các trẻ em huyết áp b́nh thường, những trẻ được phân loại là tăng huyết áp hoặc cao huyết áp có nhiều khả năng phát triển huyết áp cao, dày thành cơ tim, hội chứng chuyển hóa và bệnh tim trong tương lai.

Các nghiên cứu này đă theo dơi 3.940 trẻ em trong 36 năm và cung cấp dữ liệu như sau:
•Có 11% người tham gia bị huyết áp cao vào năm 2017, so với 7% vào năm 2004.
•Có 19 % trẻ em bị huyết áp cao vào năm 2017 đă phát triển dày cơ tim.

Nghiên cứu cũng cho thấy không phải tất cả trẻ em được phân loại huyết áp cao sẽ phải cần dùng thuốc.

Theo một nghiên cứu khác vào năm 2018 do Trung tâm kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ công bố, nhiều trẻ em được chẩn đoán tăng huyết áp, nhưng có nhận thức về t́nh trạng sức khỏe kịp thời và quản lư tốt sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim sau này.

Tuy nhiên, các nghiên cứu này lại không ghi lại các cơn đau tim và đột quỵ khi những đứa trẻ đă ở tuổi trưởng thành. Những đứa trẻ được nghiên cứu cũng đến từ một cộng đồng ở một vùng nhỏ, v́ thế không phản ánh được t́nh trạng của toàn bộ quốc gia hay t́nh trạng chung trên thế giới.

Trẻ em cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên

huyết áp trẻ em

Đối với hầu hết trẻ em bị huyết áp cao, thay đổi lối sống là phương pháp điều trị hàng đầu, bao gồm tránh ăn nhiều muối, tập thể dục thường xuyên, ăn uống tốt và duy tŕ cân nặng khỏe mạnh.

Bạn có thể không bao giờ biết rằng con bạn có vấn đề về huyết áp trừ khi được đo. Do đó, nếu con bạn trên 3 tuổi, hăy yêu cầu bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của trẻ trong các lần khám sức khỏe định kỳ.

Trẻ em dưới 13 tuổi có ngưỡng huyết áp khác với người lớn. Đối với người lớn, huyết áp bằng hoặc dưới 120/80 mm/Hg là b́nh thường. C̣n ở một đứa trẻ, huyết áp lại phụ thuộc vào cân nặng, chiều cao, giới tính. V́ vậy, các bác sĩ phải tính toán cụ thể để đánh giá trẻ có huyết áp b́nh thường hay cao. Nh́n chung, trẻ em sẽ có huyết áp thấp hơn người lớn.

Huyết áp bao gồm 2 chỉ số. Huyết áp tối đa (c̣n được gọi là huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu (c̣n gọi là huyết áp tâm trương). Cao huyết áp ở trẻ em là t́nh trạng trẻ có chỉ số huyết áp cao hơn 95% những trẻ ở cùng độ tuổi, giới tính và chiều cao. Cụ thể, trẻ em được nhận định là cao huyết áp khi có các chỉ số huyết áp như sau:
•Từ 3 – 6 tuổi, chỉ số huyết áp cao là trên 116/76 mmHg.
•Từ 7 – 10 tuổi, chỉ số huyết áp cao là trên 122/78 mmHg.
•Từ 11 – 13 tuổi, chỉ số huyết áp cao là trên 126/82 mmHg.
•Từ 14 – 16 tuổi, chỉ số huyết áp cao là trên 136/86 mmHg.
•Từ 16 – 19 tuổi, chỉ số huyết áp cao là trên 120/81 mm/Hg.
florida80_is_offline  
 
Page generated in 0.04317 seconds with 9 queries