R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
Ta cũng đừng quên rằng Phật đă biết rơ Vacchagotta từ lâu. Đây không phải dịp đầu tiên mà người du sĩ thắc mắc ấy đến thăm Phật. Đấng Đạo sư đầy trí tuệ và từ bi đă lưu tâm chú ư nhiều đến con người t́m kiếm hoang mang này. Có nhiều đoạn nói đến du sĩ Vacchagotta trong các bản kinh Pàli, ông đă từng t́m đến Phật và các môn đệ Ngài khá nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần cùng những câu hỏi ấy, rơ ràng ông rất băn khoăn, hầu như bị vấn đề kia ám ảnh[34]. Sự im lặng của Phật có lẽ đă có hiệu quả đối với Vacchagotta hơn bất cứ một sự trả lời hay thảo luận hùng hồn nào[35].
.
Một vài người xem ngă có nghĩa là cái ǵ thường được gọi là "tâm" hay "thức". Nhưng Phật dạy rằng chẳng thà người ta nên xem thân xác vật lư của ḿnh là "ngă" c̣n hơn xem tâm, ư hay thức (citta, mano,vinnàna) là ngă v́ tâm, ư hay thức th́ biến đổi không ngừng ngày cũng như đêm, thay đổi c̣n mau chóng hơn cả thể xác (kàya)[36].
.
Chính cảm giác mơ hồ "có tôi" đă phát sinh ư tưởng về ngă, vốn không có cái ǵ tương đương trong thực tại: và thấy được chân lư ấy tức là thực chứng Niết-bàn, một điều không phải dễ dàng cho lắm. Trong kinh Tương ưng bộ Samyuttanikàya[37], có một cuộc đàm thoại khá làm sáng tỏ vấn đề về điểm này giữa thầy Tỳ kheo tên Khemaka và một nhóm Tỳ kheo. Những vị này hỏi Khemaka có thấy trong Ngũ uẩn một cái "ngă" nào hay bất cứ ǵ thuộc về "ngă" không. Khemaka trả lời "không". Đoạn những Tỳ kheo bảo nếu thế th́ ông ta phải là một vị La hán đă thoát khỏi mọi ô nhiễm. Nhưng Khemaka thú thật rằng mặc dù ông không t́m thấy trong Ngũ uẩn một cái ngă nào hay bất cứ ǵ thuộc về ngă, "tôi vẫn không phải là một La hán (Arahant) đă thoát khỏi mọi ô nhiễm bất tịnh. Này chư hiền, đối với Ngũ thủ uẩn, tôi có cảm giác rằng "có tôi", nhưng không thấy rơ "cái này là cái tôi". Rồi Khemaka giải thích rằng cái ông ta gọi là "tôi" không phải sắc, không phải thọ, không phải tưởng, không phải hành, cũng không phải thức, cũng không phải bất cứ ǵ ngoài chúng. Nhưng ông vẫn có một cảm giác "có tôi" đối với 5 thủ uẩn, mặc dù ông không thể thấy rơ "Đây là cái tôi."[38]
.
Khemaka nói cũng giống như mùi thơm của một bông hoa: nó không phải là mùi thơm của các cánh hoa, không phải của màu hoa, không phải của đài hoa, nhưng là mùi thơm của hoa. Ông c̣n giải thích thêm rằng ngay cả một người đă đạt đến những giai đoạn đầu tiên của sự thực chứng vẫn c̣n có cảm giác "có tôi" ấy. Nhưng về sau, khi tiến xa hơn, cảm giác ấy hoàn toàn biến mất, hệt như mùi hóa học của một chiếc áo mới giặt sẽ bay mất một thời gian sau khi ra khỏi chiếc hộp đựng nó.
.
Cuộc thảo luận này ích lợi và làm sáng tỏ vấn đề đối với họ đến nỗi sau đó, như bản kinh ghi lại, tất cả mọi người, kể cả Khemaka, đều chứng quả A-la-hán, giải thoát mọi ô nhiễm, và thế là cuối cùng họ đă đánh tan được cảm giác "có tôi ".
.
Theo giáo lư Phật, chấp rằng "tôi không có ngă" (tức là thuyết đoạn diệt) cũng sai lầm như chấp rằng "tôi có ngă" (thuyết trường tồn), bởi v́ cả hai quan niệm đều trói buộc, đều phát sinh từ ư tưởng sai lầm "có tôi". Thái độ đúng đối với vấn đề vô ngă là không nắm giữ một quan điểm hay "kiến" nào, mà cố nh́n sự vật một cách khách quan, nh́n chúng như sự thật, không có những dự phóng của tâm thức. Phải thấy rằng cái mà ta gọi là "tôi" hay "ngă" chỉ là một kết hợp của các uẩn vật lư và tâm linh, hoạt động tương quan mật thiết lẫn nhau trong một ḍng biến chuyển từng sát na, chịu chi phối của luật nhân quả, và trong toàn thể hiện hữu, không có ǵ là trường cửu, vĩnh viễn bất biến.
.
Ở đây một câu hỏi tự nhiên đặt ra:
"Nếu không có ngă, th́ ai chịu những hậu quả của nghiệp (hành động)?"
Không ai có thể giải đáp câu hỏi này hơn Phật. Khi một Tỳ kheo hỏi Ngài câu đó, Phật dạy:
"Hỏi các Tỳ kheo, Ta đă dạy các ông thấy rơ tính duyên khởi trong mọi sự vật."[39]
.
Giáo lư Phật về Vô ngă không nên được xem như tiêu cực hay hủy diệt. Cũng như Niết-bàn, đấy là Chân lư, Thực tại, và Thực tại th́ không bao giờ là tiêu cực. Chính niềm tin sai lầm vào một cái ngă tưởng tượng không có thực mới là tiêu cực. Giáo lư Vô ngă xua tan bóng tối của tà tín và phát sinh ánh sáng trí tuệ. Nó không tiêu cực, như Vô Trước (Asanga) đă nói rất đúng:
"Có một thực tại là Vô ngă" (nairàtmyàstità) [40
|