R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
9- Định mệnh: Đạo Phật có nói đến nghiệp, đến nhân quả nghiệp báo chứ không hề nói đến định mệnh. Theo đó, gây nhân xấu ác th́ gặt quả đau khổ, gây nhân lành tốt th́ gặt quả an vui - chứ không phải “cái tơ cái tóc cũng do trời định” như định mệnh thuyết của Khổng Nho hoặc định mệnh 4 giai cấp của Bà-la-môn giáo.
10- Siêu độ, siêu thoát: Không có bài kinh nào, không có uy lực của bất kỳ ông sư, ông thầy nào có thể tụng kinh siêu độ, siêu thoát cho hương linh, vong linh, chân linh cả. Thời Phật tại thế, nếu có đến nơi người mất, chư tăng chỉ đọc những bài kệ vô thường, khổ và vô ngă để thức tỉnh người sống; và hiện nay các nước Phật giáo Theravāda c̣n duy tŕ. Có thể có hai trường hợp:
- Nếu vừa chết lâm sàng th́ thần thức người chết vẫn c̣n. Vậy có thể đọc kinh, mở băng kinh, chuông mơ, hương trầm... để “thần thức người chết” hướng về điều lành... để thần thức tự tạo “cận tử nghiệp” tốt cho ḿnh.
- Nếu thần thức đă ĺa khỏi thân rồi – th́ họ đă tái sanh vào cơi khác rồi, ngay tức khắc. Khi ấy th́ gia đ́nh làm phước để chư tăng tụng kinh hồi hướng phước ấy cho người đă mất.
Cả hai trường hợp trên đều không hề mang ư nghĩa siêu độ, siêu thoát mà chỉ có ư nghĩa gia hộ, gia niệm, gia lực mà thôi. Tu dựa vào tha lực cũng tương tự như vậy, nhưng cuối cùng cũng phải tự lực: “Tự ḿnh thắp đuốc mà đi, tự ḿnh là ḥn đảo của chính ḿnh”.
Chư thiên chỉ có khả năng hoan hỷ phước và báo truyền thông tin ấy cho người quá văng mà thôi. Họ không có uy lực ban phước lành cho ai cả.
11- Huyền bí, bí mật: Giáo pháp của đức Phật không có cái ǵ được gọi là huyền bí, bí mật cả. Đức Phật luôn tuyên bố là “Như Lai thuyết pháp với bàn tay mở ra”; có nghĩa là ngài không có pháp nào bí mật để giấu kín cả!
12- Tâm linh: Ngày nay, người ta tràn lan lễ hội, tràn lan mọi loại điện thờ với những h́nh thức mê tín, dị đoan, sa đoạ văn hoá... mà ở đâu cũng rêu rao các giá trị tâm linh. Đạo Phật không hề có các kiểu tâm linh như vậy. Thuật ngữ tâm linh này được du nhập từ Trung Quốc. Và rất tiếc, tôi không hề t́m ra nguồn Phật học Pāli hay Sanskrit có từ nào tương thích với chữ “linh” này cả!
13- Niết-bàn: Nhiều người tưởng lầm Niết-bàn là ở một cơi nào đó, một nơi chốn nào đó; thậm chí là ở một thế giới ở ngoài thế gian này. Người nào t́m kiếm Niết-bàn kiểu ấy, thuật ngữ thiền tông có cụm từ “lông rùa, sừng thỏ” như ngài Huệ Năng đă nói rơ: “Phật pháp tại thế gian. Bất lư thế gian giác. Ly thế mịch bồ-đề. Cáp như tầm thố giác”. Thố giác là sừng thỏ. Và giác ngộ cũng vậy, chính ở trong khổ đau, phiền năo mới giác ngộ bài học được.
14- Bỏ khổ, t́m lạc: Tu Phật không phải là bỏ khổ, t́m lạc. Xin lưu ư cho: Khổ và Lạc chính là căn bản của phiền năo!
15- Tu để được cái ǵ! Có nhiều người nghĩ rằng, tu là để được cái ǵ đó. Xin thưa, được cái ǵ là sở đắc. Ai sở đắc? Chính là bản ngă sở đắc. Đạo Phật là vô ngă. Hăy xin đọc lại Bát-nhă tâm kinh.
16- Tu là sửa: Nếu tu là sửa th́ ḿnh đă từ “cái ta này” biến thành “cái ta khác”. Nếu tu là không sửa th́ cứ để nguyên trạng tham sân si như vậy hay sao? Xin thưa, sửa hay không sửa đều trật. Đạo Phật quan trọng ở Cái Thấy! Có Cái Thấy mới nói đến giác ngộ và giải thoát. Không có Cái Thấy này th́ tu kiểu ǵ cũng trệch hướng hoặc rơi vào phước báu nhân thiên
|