Chăm sóc da bé khỏe mạnh với những mẹo hữu ích
Tác giả: Bich Ngan
Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên
Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Chia sẻ trên Skype (Opens in new window)
Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Opens in new window)
Chăm sóc da bé khỏe mạnh với những mẹo hữu ích
Trẻ sơ sinh có làn da mỏng và dễ bị tổn thương nên nhiều bậc cha mẹ thường rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc da bé khỏe mạnh.
Khi còn nhỏ, làn da của con yêu cực kỳ nhạy cảm, có thể bị phát ban và dị ứng nhiều lần nếu không được chăm sóc đúng cách. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu cách chăm sóc da cho con yêu nhé.
Chăm sóc da bé
Các bậc phụ huynh nên dùng các sản phẩm tự nhiên và không có bất kỳ chất phụ gia hóa học nào gây hại cho làn da bé, bởi vì da của bé có những đặc điểm sau:
•Rất mỏng và dễ tổn thương;
•Cần thời gian để thích nghi với môi trường xung quanh;
•Da của bé đối mặt với nhiều vấn đề như phát ban tã, chất hóa học trong xà phòng và dầu gội đầu;
•Dễ bị dị ứng da trong vài tháng đầu.
Chăm sóc đúng cách sẽ giúp bé có được làn da khỏe mạnh. Sau đây là một vài phương pháp:
Tắm
Bố mẹ nên sử dụng dầu gội đầu và sữa tắm không gây dị ứng. Hãy rửa mặt bé bằng nước ấm và tắm bé ở nơi ấm áp. Bạn nên tắt điều hòa và quạt để con yêu không thấy lạnh.
Hãy nhớ là không dùng thử bất kỳ sản phẩm mới nào trên da của bé hoặc sử dụng xà phòng kháng khuẩn vì chúng quá mạnh. Tốt nhất là bạn nên lau người bé bằng khăn bông một cách nhẹ nhàng để hạn chế những vết xước.
Phấn
Bạn cần phải cẩn thận khi lựa chọn phấn rôm. Hãy chọn các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh, tránh sử dụng các loại phấn rơm có mùi thơm và các hóa chất khác vì chúng có thể gây kích ứng da. Tốt nhất là bạn nên tránh dùng phấn rôm ở vị trí mặc tã vì có thể dẫn đến các biến chứng trong tương lai hoặc nhiễm trùng.
Nệm và tã
Tã là vật dụng không thể thiếu dành cho trẻ vào ban đêm hay khi đi chơi. Tuy nhiên, có một số loại tã có thể gây kích ứng da và phát ban hoặc nhiễm trùng nên tốt nhất là bạn nên thay tã ngay khi đầy.
Nếu bạn thấy da có dấu hiệu bị kích ứng, hãy chọn một loại tã khác. Nhớ thay đổi ngay khi tã của bé bẩn, bởi vì để quá lâu quá có thể gây nhiễm trùng.
Phát ban tã thường xảy ra do bé mang tã ướt quá lâu, quá chặt hoặc do sử dụng bột giặt không thích hợp. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có xu hướng phát ban, do đó bạn cần phải thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng này:
•Thay tã lót ngay khi ướt. Sau khi dùng khăn lau, bạn hãy rắc một ít phấn để giữ cho da bé khô và sạch;
•Hầu hết các trường hợp phát ban da ở trẻ không phải là vấn đề nghiêm trọng, rất ít trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng và cần phải chăm sóc đặc biệt. Nếu bạn thấy tình trạng phát ban quá nghiêm trọng, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để được điều trị ngay.
Các vấn đề về da
Nhiều trẻ sơ sinh có vết bớt (vùng da có sự đổi màu nhẹ) và tình trạng này không phải là di truyền. Bố mẹ không cần phải lo lắng về các vết bớt vì chúng hoàn toàn không gây hại cho bé và không cần điều trị.
•Bệnh chàm là một dạng phát ban ngứa và đỏ, xảy ra do nhiều nguyên nhân. Nó thường xuất hiện trên khuôn mặt của bé, khuỷu tay, cánh tay hoặc phía sau đầu gối, ngực. Nếu gia đình có người bị dị ứng, hen xuyễn hoặc viêm da dị ứng, bé có nguy cơ mắc bệnh này. Bạn chỉ cần sử dụng sữa tắm nhẹ nhàng để tắm rửa cho bé.
•Một số trẻ sơ sinh bị nổi mụn trứng cá. Tuy nhiên, chúng không giống như mụn trứng cá tuổi dậy thì. Nếu điều này vẫn tiếp diễn, hãy đưa bé đến bác sĩ
|