R11 Độc Cô Cầu Bại
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,793
Thanks: 7,446
Thanked 47,149 Times in 13,135 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
|
Cảnh giác với 5 bệnh trẻ nhỏ hay mắc vào mùa hè
Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui ḷng đọc thêm tại đây.
Tài trợ bởi
Tác giả: Ngân Phạm
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
.
Cảnh giác với 5 bệnh trẻ nhỏ hay mắc vào mùa hè
Mùa hè nắng nóng là thời điểm trẻ hay mắc các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng… Ngay từ hôm nay, bạn hăy giúp trẻ pḥng tránh các bệnh hay gặp mùa hè bằng cách thực hiện các phương pháp tăng sức đề kháng để giúp trẻ có một mùa hè vui khỏe.
Hè là khoảng thời gian trẻ nhỏ tạm xa rời việc học tập để tự do vui chơi, khám phá thế giới. Thế nhưng, là cha mẹ, bạn lại vô cùng lo lắng bởi đây là thời điểm mà rất nhiều dịch bệnh bùng phát và hoành hành. Làm thế nào để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, vui tươi trong mùa hè là nỗi trăn trở của nhiều bậc cha mẹ mỗi khi hè đến. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về điều này, những chia sẻ sau của Hello Bacsi chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.
5 “nỗi lo” thường gặp của các bậc cha mẹ trong mùa hè
1. Cảm cúm thông thường
Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn sinh sôi, trong đó virus cúm hoạt động mạnh nhất là từ tháng 7 đến tháng 12 hằng năm. Trẻ nhỏ là mục tiêu mà virus cúm dễ tấn công nhất bởi hệ miễn dịch của bé vẫn c̣n non nớt, chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng c̣n yếu. Bên cạnh đó, khi con bị bệnh, nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ rằng con chỉ bị sốt nhẹ, có thể khỏi nếu uống thuốc nên vô t́nh khiến bệnh của con ngày một nặng và kéo dài.
T́nh trạng sốt nhẹ, nghẹt mũi, ho, đau đầu và đau họng là những triệu chứng thường gặp của chứng cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt kéo dài hơn 5 ngày hoặc có thêm các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, bạn hăy đi đưa trẻ đi khám. Theo các bác sĩ, mặc dù bệnh cảm cúm thông thường hiếm khi gây ra những biến chứng nghiêm trọng nhưng vẫn có trường hợp người bệnh rơi vào t́nh huống nguy hiểm. Do đó, để chắc chắn, cha mẹ nên đưa con đi khám ngay nếu thấy con có những triệu chứng bất thường.
2. Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh tiêu hóa mà trẻ nhỏ rất dễ gặp phải trong mùa hè. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn dễ bị ôi thiu tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus sinh sôi, tấn công cơ thể. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi do trong độ tuổi này, cơ thể con vẫn chưa đủ sức để “chiến đấu” với các tác nhân gây hại.
Dấu hiệu của tiêu chảy thường bắt đầu bằng những cơn đau bụng, sau đó bé sẽ đi phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Trong một số trường hợp, trẻ c̣n có thể gặp phải các triệu chứng như sốt, nôn, sút cân, mất nước. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Một trong những mối đe dọa lớn nhất là t́nh trạng mất nước. Khi bị mất nước, cơ thể sẽ yếu dần, dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, thậm chí, nếu nghiêm trọng c̣n có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, tiêu chảy cấp c̣n có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch.
Trẻ mắc bệnh mùa hè
3. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lây nhiễm rất nguy hiểm với trẻ nhỏ, thường xuất hiện chủ yếu vào mùa hè, đặc biệt là từ tháng 4 đến tháng 11. Đây là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn Aedes Aegypti mang virus Dengue gây ra. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người lớn do trẻ thường thích chạy nhảy, t́m ṭi, khám phá, chơi đùa trong các góc khuất, tối nên dễ bị muỗi đốt. Không những vậy, do sức đề kháng c̣n yếu nên khi bị muỗi đốt, trẻ sẽ dễ mắc bệnh và gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Trong khi đốt, những con muỗi mang mầm bệnh sẽ truyền vào cơ thể trẻ virus Dengue. Từ 4 – 6 ngày sau, trẻ mới bắt đầu phát bệnh với các triệu chứng như sốt cao liên tục, dưới da xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng, gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và thậm chí dẫn đến tử vong.
4. Thủy đậu
Thủy đậu hay c̣n gọi là trái rạ là bệnh lư có tính lây nhiễm rất cao trong cộng đồng, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất do sức đề kháng c̣n yếu. Căn bệnh này do một loại virus có tên khoa học là Varicella – Zoster gây ra. Theo thống kê hàng năm của ngành y tế, ở bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Bởi đây là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh thủy đậu phát tán và lây bệnh.
Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể từ 10 – 20 ngày, trẻ mới xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, uể oải, chán ăn. Lúc này, trên da có thể xuất hiện những nốt hồng ban có đường kính vài milimét, vài ngày sau các nốt mụn nước sẽ bắt đầu hiện lên. Những mụn nước có kích thước từ 1 – 3mm, chứa dịch trong suốt. Tuy nhiên, có những trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hoặc nếu bị nhiễm khuẩn, mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Thông thường, sau 7 – 10 ngày, các nốt mụn nước sẽ khô dần, bong vảy, da trở nên thâm và không để lại sẹo. Trong những ngày mắc bệnh, bạn nên nhắc nhở trẻ hạn chế việc găi, cào nốt mụn nước để tránh gây trầy xước, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn nên chú ư vệ sinh cơ thể trẻ mỗi ngày bằng nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh là mụn nước bị vỡ gây rát, dễ nhiễm khuẩn và để lại sẹo sau này.
|