Những điều cần biết về nhiễm trùng máu ở người lớn tuổi
Tác giả: Nguyễn Trần Tố Trân
.
Những điều cần biết về nhiễm trùng máu ở người lớn tuổi
Khi tình trạng nhiễm trùng kéo dài, người bệnh có nguy cơ mắc một hoặc nhiều triệu chứng nhiễm trùng máu như nhịp tim hoặc nhịp thở nhanh, thân nhiệt bất thường…
Nhiễm trùng máu, còn gọi là nhiễm trùng huyết, thường xảy ra khi cơ thể cố gắng chống lại tình trạng nhiễm trùng hay viêm. Khi vi sinh vật xâm nhập vào máu, cơ thể sẽ phải giải phóng rất nhiều chất để đào thải chúng ra, đồng thời chữa lành các thương tổn. Tại thời điểm đó, toàn bộ cơ thể đều bị viêm. Đây cũng là lý do vì sao triệu chứng nhiễm trùng máu lại nguy hiểm, ảnh hưởng đến suy nội tạng hay thậm chí gây tử vong.
Chính vì vậy, các chuyên gia đánh giá nhiễm trùng máu là một tình huống cực kỳ nguy hiểm, cần được điều trị khẩn cấp.
Vì sao người cao tuổi dễ bị nhiễm trùng máu?
Thực tế, nhiễm trùng máu có thể phát sinh ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy vậy, người cao tuổi lại là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Tỷ lệ nhiễm trùng máu ở người cao tuổi cao gấp 13 lần so với người trẻ. Điều này có thể giải thích bởi hệ miễn dịch của họ yếu, không đủ khả năng chống chọi với vấn đề nhiễm trùng. Từ đó, tình trạng này có thể lây lan đến máu.
Triệu chứng nhiễm trùng máu 1
Theo thống kê từ nhiều nhà nghiên cứu, ước tính mỗi năm có đến hơn một triệu ca nhiễm trùng ở Hoa Kỳ với 250.000 trường hợp tử vong. Cụ thể hơn, khoảng 90.000 người bệnh qua đời do sốc nhiễm trùng và 65% số đó là người cao tuổi.
Mặt khác, các chuyên gia cũng cho biết, mặc dù nguy hiểm nhưng nếu nhiễm trùng máu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả kịp thời, người bệnh vẫn có thể khỏi.
Làm thế nào để nhận biết triệu chứng nhiễm trùng máu?
Nếu bạn bị nhiễm trùng và cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, hãy nhanh chóng đến bệnh viện ngay lập tức, bao gồm:
1. Nhịp tim nhanh
Một trong các triệu chứng nhiễm trùng máu dễ nhận thấy nhất là nhịp tim tăng tốc bất thường. Đối với người cao tuổi, tim đập quá 90 nhịp trong một phút sẽ được đánh giá là nhịp tim nhanh.
Để đo nhịp tim, bạn sẽ cần ngồi yên một chỗ và thả lỏng vài phút trước khi bắt đầu đếm nhịp. Thiết bị hỗ trợ canh thời gian bao gồm đồng hồ bấm giờ hoặc đồng hồ kim.
2. Thay đổi nhiệt độ cơ thể
Thân nhiệt bình thường của một người khoảng 37ºC. Nhiệt độ cơ thể bất thường có thể:
•Quá cao: sốt trên 38ºC
•Quá thấp: hạ thân nhiệt dưới 36ºC
|