R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jan 2005
Posts: 35,193
Thanks: 29,948
Thanked 20,443 Times in 9,369 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 812 Post(s)
Rep Power: 85
|
Hắn như thấy có lư, và gọi lớn: “Mấy anh kia, lại đây.” Trong lúc đợi những người lính bị bắt tới, tôi nói với tên VC “Anh cho tôi xin chút nước.”
Hắn nói: “Anh bị thương uống nước chết đấy.” Tôi nói: “Tôi biết, cứ cho tôi hớp một chút thôi.” Hắn bảo: “Anh giữ đúng nhé, chỉ một chút nhé.” Tôi cũng giữ đúng lời v́ cũng biết uống nhiều sẽ loăng máu, tiếp tục ra máu, nên tôi hớp chỉ một hớp nước rồi trả lại cái bi đông cho hắn.
Khi mấy người lính Trung Đoàn 47 bị bắt đến, hắn nói lớn: “Các anh khiêng anh này đi ra chỗ tập trung.” Trời đă mờ mờ sáng, ngày đầu tiên của tháng 4 khí hậu lành lạnh, cơi ḷng tan nát, tuyệt vọng, tôi chính thức trở thành tù binh VC từ lúc này. Tôi nhớ lại chuyện bắt tù binh trên mặt trận Tân Cảnh năm 1972, Mùa Hè Đỏ Lửa mà tôi tham dự trận chiến. Nhớ lại cảnh trao trả tù binh năm 1973 trong lúc người ta khiêng tôi ra đặt trên nền xi măng của phi đạo cùng với tất cả những người bị bắt.
Không nh́n thấy mọi người, nhưng tôi biết chắc những người xung quanh bây giờ là lính Trung Đoàn 47 Bộ Binh, thế nào cũng có Pháo Binh của tôi trong ấy. Tôi cứ nhắm mắt lại mặc cho thế sự đẩy đưa.
Có tiếng nói lớn phán rằng: “Ai “nà” người biết “nái” xe bước ra một bên. Các anh giờ đă bị bắt, các anh hăy “nập” công với “Cách Mạng”, “nái” xe giúp “Cách Mạng” dọn dẹp sân bay “lày.” Trong phút im lặng, tôi nghe tiếng lục đục từng tiếng động đứng lên và bước đi.
Kế tiếp vẫn tên nói ngọng ấy: “Ai “nà” Sĩ Quan bước qua bên “lày.”
Tôi nghe tiếng th́ thầm rất nhỏ chỉ trong đám ngồi gần nghe được: “Có ông Đại Uư Pháo Binh, có ông Đại Uư Pháo Binh”. Tôi hiểu ai cũng biết mặt tôi trong Trung Đoàn 47 này, dù tôi có ngụy trang mặc áo đen của Xây Dựng Nông Thôn. Họ lo lắng cho số phận sắp tới của tôi đang bị thương chứ không là tố cáo tôi.
Tôi quyết định rất nhanh: “Ḿnh cứ giả như không nghe không thấy không biết ǵ hết về lời kêu gọi “Sĩ Quan bước qua bên này”, nếu vế sau chúng nó phát giác th́ cứ bảo tôi bị thương làm sao nghe được. Tôi hiểu họ đang phân loại và đưa riêng các cấp vào rừng sâu để nhốt. Mà tôi đi theo chúng th́ chỉ chết ngay ngày hôm sau.
Tôi cứ nằm nguyên không nhúc nhích, có tiếng động từng người bước ra khỏi hàng. Sau cùng là tiếng nói lớn: “Ai nà binh sĩ bước qua chỗ lày.” Vậy là c̣n một ḿnh tôi duy nhất nắm trên vơng có cái đ̣n cây, trên đầu trên bụng, trên tay, trên đùi và ống quyển chi chit nhiều miếng băng đầy máu cái đă khô, cái c̣n ướt trông rất ghê tởm. Có lẽ chúng nó biết đem tôi đi là một của nợ, nên lờ đi bỏ mặc tôi nằm đó.
Tất cả đều được áp giải ra đi, tôi ở lại một ḿnh với hai tên VC miền Bắc trẻ như con nít c̣n búng ra sữa. Một đứa mang máy truyến tin, đứa c̣n lại chộp được chiếc xe Honda 67 màu đen ở đâu đó tập chạy.
Cứ mỗi lần hắn đạp nổ máy, sang số, rồ ga, chiếc xe lồng lên, hắn té xuống, và xe tắt máy v́ lần đầu tiên từ Bắc vào cỡi xe đâu biết sang số ra sao (có lẽ nhấn số lớn và vô ga mạnh nên xe lồng lên và té triền miên) tôi cũng mắc cười. Tên c̣n lại cứ chừng năm phút một, liên lạc theo định kỳ với đơn vị bạn. Tôi cố lắng nghe mà không hiểu nó nói ǵ, v́ toàn một tràng số.
Nắng buổi sáng đă chói chang phi đạo, tôi nh́n xa xa cuối phi đạo, thấy mờ mờ bóng dáng những người dân, nhiều màu áo băng qua phi đạo, tôi nghĩ họ cũng đang bị xung công vào thu dọn phi trường.
Thỉnh thoảng tôi hỏi hai tên VC con: “Sao không khiêng tôi đi.” Một câu trả lời dù mấy lần vẫn giống nhau rằng: “Chờ có bộ phận khác tới khiêng.” Tôi nghĩ: “Có lẽ ban y tá đến sau.”
Có nhiều điều xui khiến cho tôi ứng xử và quyết định , mà tôi tưởng không phải tôi, có ai đó đang nói thầm trong đầu, thúc đẩy tôi phải hành động hay nói nhiều điều mà tôi không nghĩ ra, v́ tâm trí tôi mơ mơ
màng không tỉnh táo. Tự nhiên tôi bảo hai chàng VC con: “Dân đi đâu hết rồi ?” Một trong hai đứa trả lời “Đi hết rồi.” Tôi nói tiếp: “Vậy anh cho tôi theo với dân nhen.” Nó đáp: “Ừ anh đi đi.”
Tôi hoạt động vùng Bắc B́nh Định, cũng như Quận Phù Cát này có đến gần 8 năm, trong khi thời gian quân ngũ chỉ hơn 9 năm một chút xíu . Tôi rành địa thế, dân t́nh ở đây. Tôi biết hướng nào để lết ra cổng phi trường. Thế là với bản năng sinh tồn, tôi cố lết đi bằng hai bàn tay và cái mông, nhưng vẫn cố kéo theo cái đ̣n khiêng có chiếc vơng là bùa hộ mạng về sau này, nếu có ai muốn cứu tôi.
Tôi lết được vài mét là tối đa rồi phải nghỉ cho đỡ mệt. Trời đang nắng bỗng tối sầm lại sắp sửa trút mưa, tôi vội đổi hướng cố t́m một chỗ trú mưa. Tôi lết vào tới chỗ dùng để sửa máy bay, nằm co ro trong đó v́ mưa ướt và lạnh quá, có một đống cỏ khô trong chiếc ghế của Mỹ bị bể ra, tôi kéo lấy đắp lên người cho đỡ lạnh. Tôi bị đói, khát nước, tưởng như không c̣n cử động được, nó mệt lă ra. Đang co ro người h́nh số 4, bỗng có tiếng hỏi: “Sao nằm đây?” Tôi nói: “Tôi bị thương và lạnh quá trú đỡ ở đây.” Tên VC này có vẻ là cấp lớn hơn bọn thường v́ chỉ có cây súng ngắn và cái xắc cốt lủng lẳng. Hắn nói: “Ừ lạnh th́ nằm đó đi.” Rồi hắn bỏ đi.
Tôi sợ hắn kêu người tới bắt dẫn đi vào mật khu Vĩnh Thạnh như sáng nay họ đă làm th́ bỏ mạng. Tôi thấy đă bị lộ, nên quyết định rời chỗ này ngay dù trời c̣n mưa lất phất. Tôi tiếp tục lết ra và nhắm về hướng cổng phi trường.
Khi ra đến giữa đường lớn, khoảng trống rộng mênh mông, phía trước mặt có ba người con trai, chừng muời bảy mười sáu tuổi mặc áo dân dă, tay cầm ba cây súng Carbin đang tiến về phía tôi. Tôi mừng trong bụng, chắc đám này có thể cứu được ḿnh đây. Không ngờ, c̣n cách chừng trên năm mươi mét cả ba đều đưa ba cây súng lên nhắm vào tôi mà cùng bắn một lúc.
Tôi phát giác kịp khi nh́n thấy chúng vừa đưa súng lên ngắm, tôi đă bật ngữa người ra sau nằm ngữa xuống tránh lằn đạn của chúng. Bắn xong có lẽ chúng nghĩ tôi đă trúng đạn hay sao mà vẫn c̣n nằm ngữa. Chúng chạy lại, vừa chạy vừa nói với nhau: “Khoá an toàn làm sao mày.” Tôi biết ngay là đồ gà mờ mới lượm súng đi hôi của. Chúng chạy đến thấy tôi c̣n sống và băng đầy vết thương, tôi vội nghi binh nói nhanh: “Trong kia nhiều xe Honda lắm vô trong đó mà lấy.” Tôi cố t́nh chỉ về hướng hai tên bộ đội hồi năy. Chúng mừng lắm cùng hỏi: “Ở đâu? Ở đâu?” rồi chạy đi.
Bây giờ th́ không thể câu giờ được nữa, phải rời khỏi chỗ này để ra gặp dân th́ c̣n hy vọng sống. Tôi lết tiếp tục, chỉ vài mét phải ngừng lại để nghỉ lấy sức.
Đến hơn sáu giờ chiều, cũng ra tới cổng phi trường Phù Cát, tôi đoán giờ như vậy v́ trời nhá nhem tối rồi. Khi đến c̣n cách cổng chừng mười thước, tôi ngă lăn ra nằm ngữa vừa để nghỉ mệt vừa ăn vạ bọn gác cổng phi trường.
Một đám đông bọn VC gác cổng, cửa đóng kín. Có hai ba người lăm le cây AK chạy lại hỏi tôi, nhưng không gắt gỏng: “Tại sao bị thương? Tại sao không đầu hàng để bị thương?” Tôi hiểu mấy người này nghĩ tôi là lính Không Quân, cố tử thủ nên không ra hàng. Tôi nói: “Tôi là tài xế xe Daihasu, bị thương hôm qua ở Phù Mỹ, mấy anh lính Trung Đoàn thấy tội nghiệp mang tôi vào phi trường đêm qua.”
Họ không tin nhưng không nói ǵ, và trả lời: “Anh nằm đây chờ có bộ phận khác tới chở đi.” Đúng là con vẹt, bọn nó chỉ nói giống nhau mà không hề biết có làm được không.
Bên ngoài cổng phi trường, có cả hàng trăm người dân tụ tập dọc theo hàng rào sát cổng để đón chờ con, chồng của họ từ trong phi trường bỏ ngũ chạy ra. Họ nhôn nháo khi thấy tôi lết gần tới cổng và nằm xuống. Họ hy vọng là chồng hay con họ, v́ trời tối, không thấy rơ tôi, v́ khoảng cách c̣n xa.
Chờ một lúc lâu tôi chẳng thấy ai tới chở tôi đi, trong giờ phút giao thời ai muốn nói sao cũng cứ nói. Tôi bèn ra dấu vẫy tay gọi một tên VC gác cổng chạy lại: “Không có ai chở tôi, anh cho tôi ra cho dân cứu vết thương của tôi.” Anh chàng này nghe hợp lư v́ để tôi nằm đây chỉ có vạ lây chăng, hắn nói: “Ừ anh đi đi.” Tôi lại bảo: “Anh khiêng tôi ra ngoài cổng giùm.”
Tôi được đặt xuống chỗ đất trống trước cổng chừng mười thước, tức th́ vô số người dân vây quanh tôi và hỏi liên tục, tựu trung chỉ có ư nghĩa: “Sao không đầu hàng đi mà để bị thương chi nặng quá vậy?” Tôi trả lời cũng y như từ sáng tới giờ trả lời cho VC, v́ tôi đâu thể tin ai với ai. Dân cũng có thể giết ḿnh trong lúc này. B́nh Định là xứ “Ai theo CS là theo chết bỏ, trung thành triệt để. Ai chống Cộng Sản là chống cũng triệt để, v́ là vùng Liên Khu Năm nổi tiếng từ ngày xưa.”
Đa số những người đang vây quanh tôi đều không tin tôi là tài xế xe Daihasu, trong cách nói tôi hiểu họ ám chỉ tôi là phi công lái máy bay trong phi trường. Hiện đến giờ này vẫn c̣n nhiều đơn vị khác nhau chống cự quyết liệt trong và ngoài phi trường, hoặc tử thủ trong các ống cống lớn nằm xung quanh phi trường.
Mọi người cứ nói trống không: “Sao không đầu hàng để khỏi bị thương quá nặng như thế này?” Họ nh́n tôi với cặp mắt thương hại của người cùng chiến tuyến. Họ thấy tôi mà ḷng đang mong đợi những người chồng, hay con trai của họ giờ này chưa thấy mặt. Mọi người dường như theo tôi nghĩ: “Họ là những người cùng chiến tuyến với tôi lúc này.”
Có một chiếc xe Honda Dame từ hướng Ngă Ba G̣ Găng chạy tới, thấy tôi nằm dài với nhiều vết băng c̣n dính, có cái ḷng tḥng. Anh chàng thanh niên mặc sơ mi trắng bỏ ra ngoài quần, dáng có vẻ có chút đi học trông sáng sủa, không có ǵ là nông dân, anh cũng ṭ ṃ muốn nh́n cho biết. Khi đến gần tôi thấy anh chàng đeo cây súng Carbin M1. Tôi đoán ngay rằng chắc mới a dua theo.
Anh chàng cũng hỏi tôi: “Sao bị thương vậy?” Tôi cũng trả lời giống như trước, chắc là không tin. Thôi kệ tôi cứ giữ vững một mực như vậy để thoát qua giai đoạn khó khăn cái đă.
Tôi nghĩ cơ hội may đă đến. Từ đây ra Ngă Ba G̣ Găng có đến trên ba cây số, đâu có ai khiêng ḿnh được. Chỉ có Ngă Ba G̣ Găng mới là chỗ dân chúng ở có nhà thuơng, may ra mới cứu ḿnh trong đêm nay. Chỉ có chiếc xe Honda này mới chở đi đường xa như vậy, tôi liều mạng nói: “Anh làm ơn cứu tôi, chở tôi ra Ngă Ba G̣ Găng bỏ tôi đó rồi anh đi về nhà anh.” Anh lắc đầu lia lịa, không nhận mà cũng không nói lư do. Tôi thấy anh có cây súng, nên đoán là “phe địch” không muốn cứu phe ta. Tôi thất vọng và buồn hiu.
Những người vây quanh, nhất là đàn bà nhiều t́nh cảm, yếu ḷng, cứ chắc lưỡi tỏ vẻ tội nghiệp t́nh cảnh tôi. Họ cũng góp lời liên tục năn nỉ anh chàng Honda chở tôi đi. Anh vẫn từ chối. Khi anh ấy rời ra xa hơn một chút để quan sát cổng phi trường, th́ có tiếng nói nhỏ cho mọi người cùng nghe rằng: “Anh ta chở anh này đi sợ địa phương thấy làm khó dễ là bao che lính ngụy.”
Th́ ra là vậy, th́ ra không có ai tin tôi là tài xế xe Daihasu. Như có một quyền năng vô h́nh nào đó thúc dục tôi lên tiếng, tự nhiên tôi cảm nhận trong đầu lúc bấy giờ, như có tiếng nói th́ thầm bên tai tôi bảo tôi hăy nói với những người xung quanh. Tôi chợt nhớ ra, và tôi nói: “Xin các bác, các anh chị năn nỉ giúp tôi cho anh ấy chở tôi ra G̣ Găng để may ra tôi c̣n sống.”
Khi người thanh niên quay lại chỗ tôi th́ cùng một lúc có nhiều người lên tiếng xin anh hăy làm phước cứu người lấy đức về sau. Tôi liếc thấy anh gật đầu và nói nhát gừng “Bỏ anh ta lên đi”. Có hai người đàn ông bế tôi đặt lên sau yên xe Honda. Tôi vội nói “Xin cho tôi đem cái đ̣n theo.” Một người vội cầm lấy cái đ̣n tre cột chung với cái vơng đưa cho tôi, tôi nói với anh thanh niên đi Honda: “Anh cầm giùm cái này , tay tôi bị thương không giữ được”. Người đứng dưới đất luồn cái đ̣n tre dọc theo hông anh tài xế và tôi. Anh ta đỡ lấy nó, c̣n lái xe chỉ một tay. Một tay tôi ôm thật chặt vào eo anh thanh niên, tay c̣n lại buông lỏng v́ vết thương. Tôi quay nh́n và cúi đầu chào tỏ ḷng biết ơn những người đứng dưới đất.
Chiếc xe chạy loạng quạng trong đêm tối trên đường từ phi trường đến Ngă Ba G̣ Găng dài hơn ba cây số, con đường có nhiều ổ gà làm xuưt tôi rớt xuống đất . Nếu mà có rớt chắc tôi bị bỏ lại, v́ làm sao anh ta bế tôi bỏ lên xe trở lại.
Khi đến ngay Ngă Ba G̣ Găng tôi muốn giữ đúng lời nên yêu cầu anh thanh niên: “Anh bỏ tôi xuống đây được rồi anh ạ!” Anh dừng xe hẳn lại nhưng lúng túng, không thể rời xe để ṿng ra sau bế tôi xuống, tôi không thể tự xuống được . Anh thấy có nhiều người xúm lại chiếc xe v́ ṭ ṃ từ trong hướng phi trường ra đây, anh gọi họ và nói: “Bác giúp cho anh này xuống xe giùm.”
Có hai người đàn ông cùng bế tôi rời khỏi xe và đặt vào vỉa hè cạnh một tiệm bán ǵ đó đă đóng cửa ngay ngă ba . Vừa đặt tôi nằm xuiống tức th́ có vô số người xúm lại, nh́n tôi với ánh mắt thương hại, Các băng vết thương ḷng tḥng, máu khô máu ướt vung văi . Tôi với cái quần đùi và chiếc áo Xây Dựng Nông Thôn màu đen, cả một ngày một đêm không ăn uống, bị ra máu, người tiều tuỵ hốc hác, thật t́nh giống y con chó ghẻ lở bị bỏ hoang.
Mọi người ngồi xuống cạnh tôi và hỏi tới tấp: “Sao con bị thương zậy? Sao anh để bị thương? Sao không đầu hàng để chi bị thương? Tội nghiệp quá!” Tôi vẫn một mực nói rằng: “Tài xế xe Daihasu bị thương từ hôm qua ngoài Phù Mỹ.” Không ai tin tôi và cứ nghĩ tôi từ trong phi trường ra là dân lái máy bay.
Bây giờ trong phi trường vẫn có có chỗ đang có tiếng súng v́ những người lính quốc gia tử thù không chịu đầu hàng. Dân đông nghẹt ngoài đường mặc dù trời đă tối. Họ đi t́m chồng, t́m con, t́m anh em là những người lính VNCH đóng trong phi trường. Họ thấy tôi tưởng như gặp được người thân của họ, có bà t́m con thấy tôi rồi ngồi khóc; có lẽ nh́n tôi mà liên tưởng đến con của bà. Tại địa danh này VC mới thực sự làm chủ có mấy giờ đồng hồ. T́nh h́nh không ổn định, nháo nhác lộn xộn nhiều.
Đám người ngồi một lúc lâu, hỏi han đủ thứ rồi cũng dần giải tá. Có một chị tuổi c̣n rất trẻ, chắc đi t́m chồng, mà không gặp, cũng ngồi xuống cạnh tôi và khóc nức nở. Sau khi biết tôi từ phi trường được chở ra đây, chị đi t́m chồng có lẽ lo cho chồng và xúc động trước h́nh ảnh bê bết máu của tôi mà ngồi khóc. Ai đi ngang cũng tưởng vợ của tôi, được một lúc chị cũng bỏ đi.
Tôi mệt quá nhắm mắt liên tục, chừng nghe tiếng nói: “Trời ơi! Sao con nằm đây?” Tôi mở mắt ra thấy một người đàn bà bằng tuổi Mẹ tôi, mặc áo nâu, đầu đội nón lá, tôi trả lời là “Con bị thương từ hôm qua ngoài Phù Mỹ.” Bà cũng hỏi nhiều thứ, trong đó có nhà cửa của tôi. Bà rất xúc động nh́n thấy tôi co ro lạnh và bẩn thỉu. Bà hỏi “Con có đói không?” Tôi trúng ư trong bụng và mừng lắm vội nói: “Dạ con đói lắm.” Bà nói: “Con nằm đây để bác vào trong xóm này xin chút gạo nấu cháo con ăn.” Tôi chợt nhớ ra, và cũng nghĩ nếu nấu cháo th́ biết bao giờ mới chín, nên tôi vội nói: “Bác ơi! Bác làm ơn xin cho con chút sữa ḅ, con thèm sữa lắm, ra máu nhiều nên thèm ngọt.”
Bà hiểu ư tôi nên nói ngay: “Ừ để bác vào xin thử.” Sau một lúc tôi nghe bà ta nói: “Có sữa đây con, người c̣n có chút hè, con uống đỡ, Bác ở xa đây lắm mà nhà nào cũng sợ đóng cửa hết.”
Tôi mừng lắm v́ đói và thèm ngọt quá chừng, tôi cầm hộp sữa chỉ c̣n gần sát đáy mà nút sữa sống. Tôi tưởng bà bỏ đi, không ngờ lúc sau bà bưng cho tôi một tô cháo trắng có muối. Bà nói trong giọng lật đật: “Đây đây có cháo nè con để bác đút con ăn, bác sợ con đói nên chắc chưa kịp chín tới.”
Tôi xúc động trước những tấm ḷng thương người mà từ chiều tới giờ tôi đă gặp. H́nh ảnh người đàn bà trẻ đi t́m chồng ngồi khóc lâu bên cạnh tôi làm tôi nhớ đến người vợ giờ đang ở Sài G̣n chắc không bao giờ biết rằng chồng của ḿnh đang như thế này. Đúng 15 ngày trước đây, trong lúc tôi đang c̣n trong thời gian nghỉ phép thường niên, hai vợ chồng tôi đang đi chơi Sở Thú cùng với gia đ́nh bên vợ, chiếc Taxi vừa ngừng trước nhà, ba vợ tôi vội chạy ra chỗ taxi đưa cho tôi cái điện tín và nói: “Đây con có điện tín từ Tiểu Đoàn gởi cho con.“
Tôi liếc vội nội dung bức điện tín “Nếu Đại Uư thấy không cần thiết những ngày phép c̣n lại và v́ Pháo đội nên trở lại Đơn vị, Pháo đội bị đánh tan một nữa.” Tôi bàng hoàng mệt mỏi, từng giọt mồ hôi lăn trên trán. Ngày tôi đi phép Đơn vị đang hành quân ở mật khu Vĩnh Thạnh gần đèo Mang Giang.
Sáng sớm hôm sau tôi thay đồ trận và vào Bộ chỉ Huy Pháo Binh lúc bây giờ đang trú tạm trong Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Sau khi làm các thủ tục tŕnh diện, một người đưa tôi vào pḥng thuyết tŕnh, Ông Thiếu Tá Pháo Binh tôi không quen, chỉ trên tấm bản đồ thuyết tŕnh cho tôi biết: “Pháo đội A/ 221 Pháo binh kéo vào tăng cường hoả lực cho Trung Đoàn th́ bị pháo binh địch dập nát và tấn công bằng biển người. Quân số và quân dụng bị thiệt hại một nửa.
Tôi trở về nhà, nóng ruột quá, bảo đứa em vợ đi mua gấp vé máy bay dân sự, ngày hôm sau tôi phải ra đơn vị mặc dù tôi vẫn c̣n bảy ngày phép nữa. Ba vợ tôi cản, khuyên tôi không nên ra sớm, vợ tôi khóc nắm tay giữ lại. Ba tôi cũng khóc làm như đi là lần vĩnh biệt không bằng.
Tôi không hề ân hận chút nào về việc ra đơn vị sớm để rồi bị thương như thế này. Và chắc giờ này vợ tôi không bao giờ biết tôi đang nằm đây như một con chó ghẻ, rất thê thảm; khắp người đầy màu trắng của những chiếc băng. Một người đàn bà bằng tuổi Mẹ tôi không quen biết tôi đang ngồi đút từng muỗng cháo cho tôi. Chắc Mẹ tôi cũng chỉ có làm được như thế này không hơn.
Giữa chiến trận, náo loạn như hôm qua và trong ngày hôm nay, ngày mùng một tháng Tư, tôi được may mắn có nhiều người đă cứu tôi, trong đó có người phải chết. Tôi biết rất rơ đă có một phép nhiệm mầu nào đó, một bàn tay khuất mặt đă luôn theo tôi và cứu tôi. Cũng như tôi được hưởng cái Đức của Mẹ tôi, v́ con trai nhờ Đức của Mẹ mà.
Tôi ăn xong cháo, nhắm mắt lại, người đàn bà đút cháo cũng đi từ lúc nào tôi không biết. Tôi nghe tiếng nói của một trong hai người đàn ông có giọng khàn khàn v́ đă già rồi: “Trời sao cậu nằm đây?”
Cũng bổn cũ tôi soạn lại, tôi trả lời cho hai ông già như từ trước, v́ đâu thể tin ai trong giữa lúc tranh tối tranh sáng. Trời tối như mực, tôi không thấy rơ nét mặt của hai người đàn ông đang ngồi cḥm hổm bên cạnh tôi. Tôi trả lời: “Dạ con bị thương từ hôm qua” . Một ông khác hỏi: “Bị thương làm sao?”
— “Dạ con là tài xế xe Daihasu, hai bên đánh nhau con bị thương và được lính Trung Đoàn khiêng con vào phi trường bỏ trong ấy. Con mới được người ta chở bỏ con ở đây.”
Tiếng chặc lưỡi thương cảm hoàn cảnh tôi, một ông nó với ông kia: “Giờ ḿnh làm sao cứu cậu ta chớ tội nghiệp quá.” Tôi chụp lấy thời cơ, nói th́ thào: “Hai Bác làm ơn cứu con, ở chỗ này có nhà thương không bác?”
Có tiếng ông kia nói: “Có chỗ này, mà khiêng tới nó đánh chết.” Tôi giật ḿnh và cũng ngạc nhiên: “Sao lại đánh chết, mà ai đánh?” Tôi liền nghĩ ra: “Có lẽ họ đánh hai ông già v́ dám cứu người phía bên kia.” Th́ ra “Chỗ đó ch́nh là ổ kiến lửa chăng?” Nhớ lại trưa hôm qua, lúc Loan đang cơng tôi đi bộ, th́ gặp Trung Uư Sinh, Sinh bảo để xuống đất và Sinh đi t́m lính và cái vơng cùng cây đ̣n tới khiêng.
Tôi biết ḿnh không c̣n sống nổi, muốn nhờ Sinh về Sài G̣n kể sự t́nh giờ phút cuối cho vợ tôi biết, cũng như cho Ba Má ruột tôi hay, v́ nhà tôi cách làng của Sinh chỉ một cái xă ngăn bởi con sông bên làng Xuân Phong. Tôi bảo Sinh lấy cái bóp trong túi áo của tôi có giấy tờ, hai tấm h́nh, và sáu ngàn đồng tiền riêng của tôi đem về làm chứng tích tôi đă chết.
Bây giờ trong người tôi không có tiền như một thây ma biết cử động. Tôi tiếc, phải chi có tiền th́ có thể chữa được vết thương. Nhưng tôi cũng liều mà nói khi nghe khiêng tới họ đánh chết: “Hai Bác ơi! Hiện giờ con không có tiền nhưng hai Bác cứ khiêng con tới đó cho người ta chữa, sau đó con nhắn gia đ́nh con mang tiền ra trả lại.”
Có một khoảng trống im lặng, có lẽ hai ông già suy nghĩ. Một ông liền nói: “Thôi ḿnh cứ liều cứu cậu ta để đức lại cho con cháu. Ḿnh khiêng tới đó để xuống rồi bỏ đi ngay.”
Hai ông già chắc khoảng trên 70, bỏ tôi nằm trên chiếc vơng và khiêng đi. Tôi chỉ nhận được hướng khiêng là về hướng Nam từ chỗ tôi nằm. Đến nơi, hai ông để xuống hơi mạnh tay, tôi nằm dài c̣n trên vơng. Nhà nào cũng thắp bằng đèn dầu không sáng đủ, dù chỗ này là Phố thị G̣ Găng, nơi rất sầm uất của quận Phù Cát, ngay cửa vào Phi Trường Phù Cát.
Có một người đàn bà độ tuổi năm mươi chạy lại chưa kịp hỏi ǵ, hai ông già nói vội: “Cậu này bị thương nặng nhờ tôi khiêng tới đây cứu giùm”. Người đàn bà nh́n tôi không hỏi lời nào, bà chỉ lắc đầu như có vẻ ngao ngán hay lo lắng, bà nói: “Không biết ổng có chịu không đây?” Hai ông già lật đật bỏ đi nhanh như tránh tai hoạ cho hai ông. Câu nói “Không biết ổng có chịu không đây” làm tôi nghĩ rằng: “Vậy là vào chỗ VC rồi c̣n ǵ, hèn chi hai ông già nói lúc năy khiêng tới họ đánh chết.”
Ôi thôi cứ mặc cho số phận đẩy đưa, nguời đàn bà không nói ǵ với tôi, gọi một cô gái:
— “Trâm ơi! Đem cậu này vào bên trong rửa vết thương thay băng và chích một mũi thuốc cầm máu.”
— “Anh Sơn ơi ra phụ với em.” Tiếng người con gái gọi vào trong kêu anh Sơn nào đó chắc để khiêng tôi vào bên trong. Thế là người đàn bà đă bị đặt vào thế bắt buộc phải chữa cho tôi.
Người con gái tên Trâm cởi chiếc áo cho tôi, loay hoay tháo những miếng băng của người y tá băng từ sáng hôm qua, rồi rửa vết thương, và băng tất cả lại, sau cùng chích thuốc cho tôi. Trâm nói:
— “Anh là Pilot hả? Sao không đầu hàng mà để bị thương nặng quá vậy? Tôi chán câu hỏi quen thuộc này lắm rồi, tôi lắc đầu:
— “Không phải, tôi là tài xế xe Daihasu. Họ đánh nhau giữa đường và tôi bị thương… Lính Trung Đoàn khiêng tôi bỏ trong phi trường.” Trâm có vẻ không tin chút nào, cô ta nói:
— “ Đáng lẽ em đi về nhà rồi, v́ hôm nay nhà hộ sanh vắng không có ai nhưng không hiểu sao c̣n nấn ná lại th́ có anh.”
Tôi nghĩ bụng: “Thế ḿnh cũng may mắn lắm.” Người con gái tên Trâm bỏ đi đâu một lúc, tôi nhắm mắt nằm im trên chiếc giường của mấy người sanh đang bỏ trống. Căn pḥng rộng h́nh vuông chứa cũng phải chục chiếc giường cho mấy bà đẻ, không ngăn vách từng pḥng, chỗ giường này kê sát giường kia trông thấy lẫn nhau.
Chiếc đèn dầu không đủ sáng cho cả pḥng đặt trên bàn cạnh giường tôi nằm. Cô Trâm trở lại và lên tiếng:
— “Để em nấu cháo cho anh ăn nhen, chắc anh đói lắm.” Tôi gật đầu.
Cô bưng chén cháo đặt trên bàn, rồi nói: “Anh ngồi dậy ăn cháo.” tôi nói: “Tôi không tự ngồi dậy được, cô đỡ giúp tôi.”
Trâm ḷn tay qua lưng tôi nhấc lưng tôi ngồi dậy. Trâm phát giác máu hay huyết tương vẫn chảy ra từ năy giờ làm ướt hết tấm Drap trắng của nhà Hộ Sinh. Trâm có vẻ bối rối v́ vết thương không cầm máu. Cô ta nói:
— “ Để em phải thay tấm Drap cho anh trước, chắc anh phải nằm bằng tấm nylon để khỏi bị ướt drap nữa nhen, em xin lỗi chuyện đó, anh chịu khó nhen!”
Trâm thay drap mà không cần đưa tôi qua giường khác rất là thành thạo. Sau đó nàng ngồi sát bên tôi, một tay đỡ sau lưng, một tay đút từng muỗng cháo trắng với muối. Tôi thấy cảm động vô cùng với tấm ḷng săn sóc của Trâm. H́nh ảnh này giống y hệt như một người vợ lo cho chồng. Trâm cũng trạc bằng tuổi vợ tôi.
Trong lúc đút cháo cho tôi, cô bé lại tiếp tục thuyết phục tôi nên khai thật: “Bây giờ “Cách Mạng” đă chiếm hết rồi, đâu có chém giết ǵ ai đâu, anh đừng sợ, như anh Sơn đó, ảnh cũng là Trung Uư Quốc Gia trong Tiểu Đoàn 63 An Ninh Phi Trường Phù Cát đó, ảnh cũng trở về hôm qua. Ba ảnh là ông Hiếu, Chủ tịch Xă đây, mới được bầu lên.”
Tôi vẫn giữ vững lập trường tài xế xe Daihasu, và tỏ ra không bối rối sau khi nghe cô ta nói. Th́ ra tôi được lọt vào nhà ông Chủ tịch Xă VC, hèn chi lúc năy vợ ông ta có nói: “Không biết ổng có chịu không đây.” Không có chịu tức là không chấp nhận chữa trị cho binh lính phía bên kia.
Đút cháo xong, Trâm hạ tay cho tôi nằm xuống, cô ta chạy đi đâu đó một lúc trở lại chỗ tôi. Tay vừa kéo chiếc giường khác kế bên đến sát giường tôi, cô lấy một cái “bô” đặt dưới chân giường rồi nói:
— “Đáng lẽ tối em về nhà, nhưng bữa nay v́ có anh bị thương nặng quá, em phải ở lại canh chừng anh. Em ngủ sát bên anh đây, để có ǵ em lo. Tối anh có mắc tiểu có cái “bô” đây và gọi em dậy đỡ cho anh.”
Tôi thực sự cảm động trước sự săn sóc này tôi nói:
— “Cám ơn cô nhiều lắm, tôi rất may mắn được gặp cô.” Tôi trả lời Trâm mà ḷng nghĩ rằng, mai mốt vết thương lành và khi tái chiếm lại vùng này, tôi sẽ đền ơn cô ta thật xứng đáng với tấm ḷng bác ái của cô dành cho tôi.
Cô ta kể, nhà cô ta cách đây chừng một cây số, cô là nhân viên y tá cho cái nhà Hộ Sinh tư này do ông Hiếu có bằng Diploma về ngành sản phụ và phía trước mở nhà thuốc tây Đồng Dụng , phía sau mở nhà Hộ Sinh tư. Ông Hiếu bấy lâu nay nằm vùng không ai biết. Ổng vừa được bầu lên làm Chủ tịch Xă sáng nay.
Tôi thắc mắc “Tại sao cô Trâm cứ lúc nào cũng thuyết phục tôi nói thật về chuyện tôi là Pilot trong Phi Trường. Cô không một mảy may tin tôi là dân sự, mà nói thật để làm ǵ?” Tôi có cảm tưởng cô là người yêu hay phải ḷng anh chàng Pilot nào trong Phi Trường Phù Cát. V́ lúc nào cô cũng khen ngợi, hay bày tỏ ḷng mến mộ với các chàng Không Quân. Và cô đă tưởng lầm tôi là Pilot, nên đă rất hết ḷng săn sóc cho tôi chăng hay cô đầy ḷng bác ái? Nhưng đồng thời cô vẫn cứ bảo tôi khai thiệt, đừng giấu diếm, v́ “Cách Mạng” không làm ǵ ḿnh hết. Ngày hôm sau buổi sáng sau khi đút cháo xong, cô nói:
— “Em phải đi về nhà em chút, anh nằm đây, có ǵ em sẽ về với anh.”
Tôi gật đầu rồi nói rằng: “Cô ơi tôi thèm sữa lắm, cô có tiền làm ơn mua cho tôi một hộp sữa đặc, mai mốt tôi sẽ trả tiền lại cho cô, giờ tôi không có.”
Cử chỉ của Trâm không có ǵ bối rối ngập ngừng sau khi nghe tôi nói nhờ mua sữa: “ Được rồi em sẽ mua cho anh.”
Tôi nằm nhà chờ ṃn mỏi, nghĩ đến được uống sữa th́ sung sướng vô cùng, v́ ra máu quá nhiều sao mà thèm ngọt dữ vậy. Quá giờ trưa không thấy cô về trở lại. Hay là cô đă trốn tôi rồi khi tôi nhờ mua sữa mà không đưa tiền, tôi nghĩ oan cho cô ta không?
Chừng độ trưa, một người đàn ông xuất hiện đứng bên cạnh giường, nh́n tôi không bắt tôi kê khai lư lịch, và không hỏi tại sao bị thương như những người khá . Ông ta có vẻ là người có học chút chút, nước da trắng, tướng người cao ráo, dường như ông ta biết tổng ṭng tong tôi là ai rồi vậy. Ông nh́n thẳng vào tôi và nói:
— “Anh có nhà hay người bà con ǵ ở Quy Nhơn không? Ngày mai tôi có một chuyến xe Lam đi công tác vô Tỉnh, tôi sẽ gởi anh theo chuyến đó, vô trong ấy người ta chữa cho anh.”
Tôi giật ḿnh nghĩ rằng ông này đang gài tôi để biết lư lịch, nếu tôi nói rơ người quen có thể ổng sẽ cho điều tra và biết tôi là Đại Uư Pháo Binh th́ đem ra bắn chăng. Tôi đề pḥng t́nh huống xấu nhưng cũng muốn tôi phải rời khỏi chỗ này, nên nói:
— “Nhà tôi ở xa lắm, tôi chỉ có người quen ở Quy Nhơn.”
Ông nói: “Sáng mai chừng tám giờ, xe đến đón anh về Quy Nhơn.” Rồi ổng bỏ đi… Tôi mừng được tin ấy, mừng v́ không muốn trực tiếp để ông khai thác tôi thêm. Tôi biết ông chính là Chủ Tịch VC của Xă G̣ Găng.
Ngày hôm qua, ngày mùng một tháng Tư trời ở vùng này mưa lớn, tôi nghe cô Trâm nói ở đây đang bị lụt. Sau khi ông Hiếu, Chủ Tịch Xă đi rồi, có một toán khoảng mười người vác AK, mang dép râu, áo quần ướt sũng vào trong pḥng Hộ Sinh, giũ áo, và nói với nhau:
— “Trời ơi tôi dọn dẹp trong Phi Trường chỗ cái mả đá vôi có hai cái xác không có đầu ghê quá “
Tôi biết ngay là của Trung Uư Sinh và Trung Sĩ Khôi, mà tôi không dám lên tiếng hỏi rằng bác chôn ở chỗ nào. Tôi hiểu rơ tôi đang nằm trong ổ kiến lửa.
Khoảng hai giờ cô Trâm về, tôi không thấy cô cầm sữa. Tôi nói trong cơn giận lẫy: “Sao cô không mua sữa cho tôi? Bộ cô sợ tôi không trả tiền cho cô chăng?”
Trâm bối rối ra mặt nói lắp bắp: “Không có đâu, em nói thiệt đó, không có chỗ nào bán sữa hết, tất cả quán đều đóng cửa hết rồi.”
Cô tiếp tục ḷn tay đỡ lưng tôi dậy và đút cháo, ngày nào cũng đút cháo ba lần. Sao tôi thấy cô tận tâm quá. Trâm c̣n đổ ‘bô’ cho tôi mỗi ngày. Mỗi lần mắc tiểu là cô rất tận t́nh giúp tôi cởi quần để tiểu, cô không có vẻ ǵ mắc cỡ, mà tôi lại mắc cỡ.
Cả ngày hôm sau tôi không thấy xe Lam nào đến đón tôi về Quy Nhơn. Tôi nghĩ ông Hiếu đă lừa tôi chăng.
Sáng sớm ngày 4 tháng Tư tức là tôi đă ở trong nhà Hộ Sinh này được ba đêm, cô Trâm đến nói với tôi:
— “Anh ở nhà chờ em đi chợ mua cá về nấu cháo cá anh ăn nhen. Mấy bữa giờ chỉ ăn cháo muối, tội nghiệp anh quá!”
Tôi nghe mà ḷng cảm động vô cùng, thấy thương cô quá, tôi nói: “Cô tốt với tôi quá.”
Chừng muời lăm phút sau khi cô đi, có người con trai đến nói với tôi: “Anh chuẩn bị đi.” Anh ta không chào hỏi, chỉ một câu như ra lệnh. Tôi đoán anh là Sơn, Trung Uư Địa Phương Quân thuộc Tiểu Đoàn 63 giữ An Ninh Phi Trường, mới ră ngũ chạy về với người Cha nằm vùng vừa được bầu làm Chủ Tịch.
Tôi chấp nhận những sự kiện sắp xảy ra kế tiếp, dù t́nh huống xấu, không biết sẽ đi đâu, tôi không hỏi Sơn, mà chỉ nói:
— “Anh có bộ đồ cũ nào cho tôi xin một bộ v́ lạnh quá.” Tôi vẫn mặc cái áo đen hôm nọ với quần đùi từ mấy ngày nay. Sơn đi lấy cho tôi một cái quần Jean màu xanh cũ nhưng c̣n tốt, chắc là của hắn, vừa với kích thước của tôi, và một chiếc áo Pyjama sọc màu ngà.
Hắn gọi thêm một người bạn nữa, đang ngồi trên chiếc Jeep lùn nhà binh vào phụ với hắn khiêng tôi ra xe. Đến lúc này tôi đă chính thức xa ĺa cái đ̣n vơng.
Tôi được đặt trên ghế ngồi phía trước, và ép vào trong cho Sơn ngồi bên ngoài giữ tôi. Người kia lái xe chạy về hướng Quy Nhơn. Tôi cứ tưởng họ đưa tôi về Quy nhơn dù từ đây về thành phố c̣n xa lắm.
Chiếc xe lên dốc cầu cứ bị tắt máy và tụt xuống nhiều lần. Mỗi lần sang số đạp ga là bị tắt máy, mỗi lần xe tụt lui dốc là mỗi lần xanh cả ruột gan. Hắn bỏ số lớn (v́ không biết số nào với số nào) rồi tăng ga nhiều đương nhiên bị tắt máy. Chiếc xe như con ngựa chứng tụt lùi xuống dốc. Sơn hỏi:
— “Bộ mày không biết lái hả?”
— “Mới tập lái hôm qua.” Người tài xế trả lời làm tôi càng hồi hộp hơn. Đạn bắn không chết, mà chết v́ lật xe th́ oan quá.
Xe gần đến một đoạn cua ngặt th́ rẽ phải xuống dốc lề đường rồi đậu lại trước sân nhà. Sơn nói với tôi:
— “Anh chờ tôi một chút.” Hai người bỏ đi nhanh vào một dăy nhà bằng gạch, một lúc sau, một người lính c̣n mặc nguyên đồ trận ra khỏi nhà, tiến gần đến xe, và ngạc nhiên nói: “ Trời Đại Uư!”
Tôi để ngón tay lên môi ra dấu. Th́ ra Hạ Sĩ Giám cũng bị thương và được giữ ở đây. Giám là lính Pháo Binh của tôi. Bây giờ hắn t́nh cờ gặp tôi ở đây nên ngạc nhiên lắm. Vài phút sau có cả một toán lính bị thương và bị bắt đi ra khỏi căn nhà tiến đến chiếc xe tôi đang ngồi.
Mọi người ngồi lên chiếc Jeep, b́nh thường chở được 5 người cả tài xế; th́ nay dồn tất cả 12 người. Ba người cũ và chín người mới. Anh tài xế loạng quạng mới tập hôm qua, nếu xe lật thế nào cũng có người chết v́ đă bị thương sẵn rồi.
Xe quay ngược đầu trở ra lại hướng Bắc tức là về lại chỗ tôi ở mấy ngày nay. Nhưng chạy được một lúc th́ rẽ phải về hướng Đông xuống miền biển. Không c̣n chạy trên Quốc lộ nữa, mà trên đường đất gồ ghề, nhiều lần xe lọt xuống ruộng rồi leo lên. Cuối cùng xe dừngl ại trước một ngôi trường làng cũ kỹ chỉ có một lớp học.
Một đám đàn bà con gái mang AK với dép râu chạy ra đón chúng tôi. Tôi vẫn được anh Sơn và người tài xế khiêng vào đặt trên bàn học tṛ. Mọi người ngơ ngác không biết chuyện ǵ. Anh Sơn nói lớn:
— “Trên Xă điều mấy người này xuống đây để bác sĩ chữa cho họ.”
— “Trời ơi là trời! Trên ấy mà c̣n chưa có bác sĩ huống hồ bác sĩ ǵ ở đây.” Mấy người du kích đồng thanh nói như vậy.
Rơ ràng lệnh lạc của VC chẳng có ai giống ai, thật khôi hài… Ngay tại phố thị dù là một cái Xă, cũng không có thuốc men y tá chữa trị. Sao lại đem xuống chỗ cùng cốc khỉ ho c̣ gáy nói rằng để bác sĩ chữa. Không kể tôi, chín người mới, có một anh Thiết Giáp bị thương làm sao mà trúng ngay bộ phận sinh dục rất nặng, người khác, bị mất miếng thịt lớn nơi vai trái. Cả hai người này đều bị nhiễm trùng và thúi nồng nặc. Những người khác chỉ bị thương nhẹ.
Đám đông dân chúng tụ tập tại đây. Không ai hiểu sao lại chở mấy người bị thương đến đây, đám du kích lại càng ngơ ngác hơn. Có hai bà lớn tuổi thấy mủi ḷng, lăng xăng hỏi từng người muốn ăn cơm hay cháo để bà về nấu mang ra. Nh́n vết thương trên mặt của tôi là bà biết ngay: “Con ăn cháo nghen.”
Hơn một giờ đồng hồ sau, hai người đàn bà gánh cơm và cháo từ những ngôi nhà cách trường học không xa đem đến. Người đàn bà hỏi tôi hồi năy, bây giờ đút cháo cho tôi, xong xuôi họ cũng đi đâu hết. Chừng ba giờ chiều, một anh du kích cầm tờ giấy học tṛ đi hỏi từng người tên họ cấp bậc chức vụ, đơn vị. Tôi bắt đầu khai là lính Pháo Binh, v́ đến nước này không c̣n giấu diếm ǵ nữa, dù sao cũng có đông anh em không sợ họ bắn ẩu.
Năm giờ chiều, một xe Pick up màu xanh của Không Quân phe ta, đến trước trường học và bảo mọi người ra xe. Tôi cũng được khiêng và được ngồi phía trước. Chiếc xe chạy lên quốc lộ trở lại, và trực chỉ hướng Nam, về Thành Phố Quy Nhơn. Tôi mừng thầm, biết đâu lần này họ đưa ḿnh về bệnh viện Quy Nhơn.
Tôi thất vọng khi gần đến Đập Đá, xe quẹo phải trên con đường rất nhỏ bằng đất đi về hướng Tây, có nghĩa rằng vào Mật khu Vĩnh Thạnh hay sao. Xe chạy loanh quanh các con đường làng, đến rừng thưa hoang vắng đă tám giờ tối mà cũng không t́m ra chỗ nào để dừng.
Đến bờ sông th́ cụt đường hết đi được, tên Sơn nhảy xuống xe chạy một hồi gặp người dân để hỏi: “Chỗ nào có bác sĩ?“ Người dân vô cùng ngạc nhiên nói: “Bác sĩ ǵ? Chỗ này làm sao có bác sĩ ?”
Sơn cho xe quay đầu trở về, tôi sợ trở lại trường học, nhưng không, trở về chỗ chín người hồi sáng ra đi. Lúc này đă muời giờ đêm. Ai cũng đói, và sợ nhất là mùi hôi thúi của hai vết thương nặng của anh Thiết Giáp và Bộ Binh. Tôi may mắn đă được băng bó mấy ngày trước tại nhà tên Chủ tịch Xă.
Căn nhà nơi chín người đă trú ngụ, coi như bị thương và giam ở đây, là cái nhà Hộ Sinh Công Cộng của Xă. Nó có h́nh chữ nhật dài mười lăm mét, bề ngang chỉ bốn mét. Bề mặt nhà là chiều ngang, phía trước có cái băng gỗ dài dùng làm chỗ chờ đợi, để làm thủ tục trước khi vào, bên trong chia ra làm nhiều pḥng nhỏ chỉ vừa đủ một cái giường nằm cho sản phụ. Các pḥng tối thui như mực. Tôi vốn sợ ma nên không dám nằm trong đó. Tôi t́nh nguyện nằm trên chiếc ghế dài ngoài pḥng đợi. Các anh em khác chia từng chỗ bên trong.
Tôi không ngủ được, suy nghĩ triền miên về t́nh h́nh. Ở đây tôi không hề biết nơi nào đă lọt vào tay CS, chỗ nào b́nh yên. Hàng đêm xe Molotova và nhất là xe kéo hỏa tiễn chạy trên Quốc lộ, ngang qua chỗ tôi, nườm nượp nối đuôi nhau. Tâm trạng đau đớn và năo nùng.
Ban ngày nhiều người dân lén đến chỗ chúng tôi lấy trong bụng ra bịch gạo, dúi vào tay chúng tôi và nói rất vội: “Con giữ mà ăn.” Có người mắt nh́n trước nh́n sau rồi hỏi: “Con có áo quần dơ đưa đây bác giặt.” Tôi thấy t́nh thương của người dân dành cho chúng tôi c̣n rất nhiều. Họ sợ v́ chính quyền địa phương cấm không cho liên lạc giao tiếp với “Lính Ngụy”.
Ông chủ nhà cũng là chủ nhà Hộ Sinh Công, là một người trực tính, ghét CS, hay chửi CS với chúng tôi v́ biết chúng tôi là cùng phe với ổng. Nhưng v́ nghèo không có ǵ giúp chúng tôi, chính quyền Xă bỏ mặc không để ư tới. Ông chủ nhà nói: “Tao không có ǵ cho mấy đứa mày, mỗi ngày tao cho một ít gạo nấu cháo với muối, có đám rau muống, đứa nào khoẻ th́ cắt rau luộc và lo cho cả đám.”
Ngày nào họ cũng nấu cháo ăn chung, tôi may mắn có Hạ Sĩ Giám, lính của tôi đút cháo cho tôi mỗi ngày. Ông chủ nhà c̣n giúp rửa Hydrogen cho các vết thương vào buổi sáng một lần. Vào tối thứ nh́ th́ anh Thiết Giáp chịu không nỗi và qua đời. Ông chủ nhà bảo: “Mấy đứa đem cuốc xẻng ra phía trước đào lỗ chôn.”
Sáng hôm sau từng đoàn người dân bị lùa đi làm công tác dọn dẹp vệ sinh sau ngay “giải phóng”. Hạ Sĩ Mai, y tá của tôi trong đám người này lén vào gặp được tôi, thầy tṛ gặp nhau mừng quá. Tôi hỏi: “Sao biết chỗ này mà tới.” Hạ Sĩ Mai bảo: “Em nghe người ta nói có nhốt lính ḿnh bị thương ở đây.”
Hạ Sĩ Mai hỏi tôi cần ǵ ngày mai nó đem lên. Tôi bảo cần thuốc trụ sinh, đem càng nhiều càng tốt để cho các anh em khác nữa, cho tôi một bộ đồ để thay đổi, và một cái gối nhỏ v́ nằm trên ghế gỗ đau đầu quá. Mai hứa: “Ngày mai em đem lên.”
Suốt cả ngày hôm sau tôi có ư mong đợi, nhưng không thấy người y tá của tôi đem đến. Mai xuất hiện như một tấm ván gỗ trôi dạt trên sông khi tôi sắp chết đuối. V́ những vết thương vẫn chưa lành và tiếp tục ra huyết tương hay máu loăng, mỗi lần tôi ăn cháo, đang vừa được đút cháo trên miệng th́ vết thương nơi đầu cứ chảy ra.
Một buổi tối khác, khoảng tám chin giờ, mọi người đang chuẩn bị ngủ, tôi đang nằm phía ngoài pḥng chờ đợi của cái nhà Hộ Sinh Công của Xă, bỗng từ ngoài sân có người lăm lăm cây súng Carbin đi vào, vừa đi miệng vừa nói lớn giọng B́nh Định rặc, một thổ âm rất quen thuộc: “Ở đây có ông Đại Uư Pháo binh đâu? Đại úy pháo binh đâu?”
Câu hỏi ở cuối câu có phần lên giọng như một kẻ đối phương t́m kiếm địch. Tôi nghĩ chắc tên du kích nào đây đă phát giác ra tôi, và nhân cơ hội ban đêm hắn muốn trả thù. Đang trong buổi giao thời này, bọn CS muốn làm ǵ mà chẳng được.
Một người đàn ông tuổi độ bốn mươi, tay cầm súng đến chỗ tôi, dừng lại và vẫn câu hỏi cũ: “Nghe nói có ông Đại Uư Pháo Binh ở đây phải không? Tôi nghe giọng quen quen, sao tiếng nói giống người y tá của tôi quá. Biết đâu anh chàng này muốn hại tôi, tôi nghĩ thế và cố t́nh nói khác đi: “Tôi không biết, anh vào bên trong hỏi mấy người kia.” Tôi vẫn nghĩ các anh em trong pḥng trong không tố cáo tôi đâu.
Người đàn ông vào bên trong, rồi ở trong ấy suốt đêm, anh ấy nói lớn tiếng rằng: “Bữa trước tôi có nghe em tôi, nó là lính Pháo Binh, nhân lúc làm công tác vệ sinh do Xă triệu tập, nó có gặp ông Đại Uư Pháo Binh, cấp chỉ huy của nó bị thương nằm ở đây. Nói đ̣i đem thuốc men áo quần cho ổng, mà tôi không cho, v́ nó là “lính Ngụy” mới trở về. Nó mà lên tiếp tế cho cấp chỉ huy của nó, th́ chính quyền địa phương thấy được sẽ gây rắc rối cho nó. Tôi bảo để tôi lên xem xét t́nh h́nh trước, v́ tôi là Trưởng Toán Du Kích ở đây, không ai nghi ngờ tôi.”
Tôi nằm bên ngoài đă nghe ông ta nói và hiểu rằng: “Không phải muốn ám hại ḿnh.” Trưởng Toán Du Kích c̣n nói “toạc móng heo”, tại sao được bầu làm Trưởng Toán Du Kích khi bọn nó về? Tôi nghĩ bụng, cũng không có ǵ nguy hiểm cho ḿnh nữa.
Sáng hôm sau, khi ông ta vác súng đi ngang chỗ tôi, tôi gọi lại và nói: “Anh nè , tôi là Đại Uư Pháo Binh đây, anh là anh của Hạ Sĩ Mai phải không?” Sau một lúc nói chuyện, anh ta nói: “Tôi sẽ đích thân mang những thứ cho Đại Uư, thằng em tôi không nên mang đến v́ chính quyền nó để ư “
Nhưng không thấy anh ta tiếp tế, mà lại là người em Hạ Sĩ Mai của tôi, vội vàng trao cho tôi rồi đi ngay. Lúc này có trụ sinh trong tay quư hơn vàng v́ cứu được mạng sống của cả nhiều người, cả đám chúng tôi mừng lắm. Tôi giao cho Giám lo việc thuốc men cho anh em và cho tôi, cũng từ ấy các vết thương đă lành dần.
Có một bữa, có người đàn bà c̣n rất trẻ xăm xăm bước vào chỗ chúng tôi và hỏi:
— “Có phải các anh bị bắt và nhốt ở dây không?”
— “ Chị t́m ai?“ Tôi hỏi lại
— “Dạ tôi từ Phú Yên ra đây t́m chồng là lính Pháo Binh, anh Nguyễn Thái Học.” Tôi nghe đến Pháo Binh làm tôi tỉnh ngay, rồi hỏi thêm:
— “Có phải Nguyễn Thái Học mới cưới vợ klhông?”
— “Dạ phải, mà sao anh biết?”
Tôi nhớ lại ngày người Binh Nhứt này xin tôi về phép cưới vợ cách đây không lâu, và sau đó cũng xin phép cho mang vợ lên đơn vị dù đang chỗ hành quân ở chơi vài ngày.
Nhưng nay tôi không nhận ra cô dâu trẻ này của ngày nào, và chính cô ta cũng không nhận ra tôi. Tôi tự giới thiệu:
— “Cô có c̣n nhớ lúc mới cưới, anh Học dẫn cô lên đơn vị chơi không? Anh Học và cô có đến gặp tôi. Tôi là Pháo Đội Trưởng của anh Học đây.”
Cô ta bật khóc như gặp được người thân thiết. Cô lặn lội t́m chồng sau khi VC chiếm hoàn toàn B́nh Định và Phú Yên. Cô vượt trên 150 cây số từ Phú Yên ra đây trong lúc xă hội náo loạn, phương tiện di chuyển bế tắc. Ḍ t́m măi mới được chỉ đến chỗ này là nơi có giam giữ “lính Ngụy” bị thương.
Cô hy vọng gặp được chồng, tôi xúc động với t́nh nghĩa phu thê. T́nh cảnh hiện tại tôi hoàn toàn bất lực, tôi cũng nghẹn lời. Cô chia tay tôi, đầy nước mắt. Cô khóc v́ thấy h́nh ảnh tang thương của tôi, không ngờ tôi ra nỗi này, và chắc chắn cô nghĩ về hoàn cảnh người chồng hiện tại nhiều lắm. Tôi viết tờ giấy nhỏ gởi cô ta mang về nhà người quen của tôi ở Quy Nhơn, để nhắn tin rằng tôi bị thương và đang ở đây.
Chúng tôi, những người bại trận và bị thương, đă ở trong căn nhà Hộ Sinh Công này được một tuần. Phía CS có biết, nhưng không bao giờ săn sóc hay cho ăn. Chỉ có người chủ căn nhà, thương lính Quốc Gia mà nuôi chúng tôi với mỗi ngày một nồi cháo, muối cùng nắm rau muống luộc, ông ta trồng sau vườn. Chúng tôi chưa biết ngày mai sẽ đi về đâu.
Bỗng một buổi sáng sớm, có chiếc xe Lam ngừng trước sân căn nhà Hộ Sinh, hai anh du lích cầm AK nhảy xuống xe, bảo chúng tôi lên hết trên xe Lam, tôi hỏi: “Đi đâu ?” Một anh đáp: “Đi bệnh viện.” Lần này xe chạy măi vào hướng Quy Nhơn nhưng lại quẹo phải về hướng Quận An Nhơn, và ngừng trước một biệt thự đă bỏ trống, chắc chủ đă chạy vào Sài G̣n. Hai người du kích bảo chúng tôi ngồi yên đó để các anh vào “liên hệ” với Quận.
Chừng mười phút sau hai anh du kích đi ra than phiền rằng: “Ở đây không ai biết ǵ hết về vụ này.” Anh tài xế tỏ vẻ khó chịu v́ giam xe lâu. Đang chưa biết giải quyết như thế nào, bỗng có một anh chàng du kích thứ ba xuất hiện và nói:
— “Đâu ai là Đại uư đâu đi theo tôi.”
— “ Đâu được, tôi chở đi bao nhiêu người, phải trả về đủ số chứ.” Anh du kích áp tải trả lời.
Cuối cùng tôi được ngồi tiếp trên xe Lam. Hai anh du kích bảo phải vào trong Quận “liên hệ” lần nữa. Anh tài xế la lớn tiếng, không bằng ḷng để xe ở lại lâu hơn.
Thế là du kích thua cuộc, đành khiêng tôi xuống bỏ lên bậc thềm của biệt thự. Xe Lam chạy đi, hai du kích cũng đi vào Quận.
Đang ngồi nằm lỗn ngổn trên thềm nhà, bỗng có một tên VC, vai mang xắc-cốt ra vẻ “cán bộ” đến hỏi chúng tôi sao nằm đây. Tôi tŕnh bày, hắn cũng chẳng biết làm ǵ, thực sự hắn không có nhiệm vụ ǵ với chúng tôi. Bất ngờ cậu em tôi quen, chạy xe Honda trờ tới t́m được ra tôi, cậu ấy nói:
— “Em nhận được thư nhắn của anh, người ta nhét vô kẹt cửa. Sau khi chạy giặc vào tới Cam Ranh, rồi không đi được nữa, em phải trở về. Em thấy anh nhắn tin anh cần thuốc men, em tức tốc đi t́m anh. Ra chỗ nhà Hộ Sinh, người ta bảo anh mới vừa đi về hướng Nam nên em chạy vô đây t́m đại.”
Đang có người “cán bộ” trên trời rớt xuống tôi liền nói:
— “Anh ơi! Có người nhà tôi đến, anh cho cậu ta bảo lănh tôi về nhà chữa bệnh được không?”
Dường như cũng muốn làm oai với thiên hạ và với đám chúng tôi anh ta ừ đại: “ Ừ th́ viết giấy bảo lănh đi.”
Tôi mừng như vớ được cơ hội ngàn vàng thoát ra khỏi tụi này, bèn thúc giục cậu Trung chạy ra mua hai tờ giấy carô để viết hai bản, một cho anh cán ngố, một cho người bảo lănh giữ, mà thực sự đâu cần thiết nhưng cứ làm như hợp pháp. Tôi dặn nhỏ cậu ta: “Đừng ghi địa chỉ của ḿnh.”
Đưa tờ giấy bảo lănh cho anh “cán bộ cà ngơ” tôi hối thúc chở tôi rời ngay v́ sợ hai tên du kích trở ra ngăn lại. Tôi bảo Trung đưa hết thuốc men sữa hộp cho những người lính bị thương. Tôi chào từ biệt anh em. Hai người đến khiêng tôi đặt lên yên sau chiếc Honda.
Xe chạy ra Quốc lộ, Trung tấp vào một quán nước, làm như kêu nước uống , nhưng dụng ư là cho tôi thay áo quần khác, để nếu có ai đuổi theo cũng không nhận ra.
Phải vất vả lắm mỗi lần xuống xe và lên xe Honda v́ phải nhờ người đi đường phụ giúp. Trung chở tôi về đến nhà Trung, chỉ có một ḿnh cậu ta, Trung để tôi nằm đó và chạy t́m bác sĩ chữa vết thương cho tôi.
Cả một Thành Phố Quy Nhơn không có một bác sĩ nào c̣n ở lại. Trung t́m được một ông y tá của VNCH, đă chạy giặc nhưng tới Cam Ranh cũng dội ngược về v́ kẹt đường.
Ông ta chữa cho tôi mỗi ngày bằng cách tới nhà Trung chích thuốc, thay băng cho tôi. Được ba ngày th́ ông hỏi tiền, Trung hỏi bao nhiêu. Ông bảo hai chục ngàn, tôi muốn chóng mặt. Tôi nói ông cho nợ mai mốt tôi sẽ trả bằng cách nhắn gia đ́nh gởi ra. Ổng không chịu và đ̣i lấy chiếc nhẫn cưới trên tay tôi, tôi nói:
— “Chiếc nhẫn này là vật kỷ niệm của tôi, không thể nào đưa cho ông được. Ông hăy chịu khó chờ tôi xoay xở.”
Trung cũng hẹn lại, nhưng sau đó Trung đă t́m ở đâu có hai chục ngàn và tới nhà giao cho ông ta rồi.
Thời gian này, Thành phố Quy Nhơn mọi người đă chạy loạn trốn CS và gần như bỏ lại thành phố vắng đ́u hiu. Chính Quyền CS vừa lên nắm giữ kêu gọi, khuyến khích người dân hăy vào NhaTrang và Cam Ranh; kêu gọi người thân của ḿnh c̣n kẹt lại đó trở về Quy Nhơn. Họ đọc trên các loa phóng thanh ṛng ră suốt ngày lời kêu gọi. Họ cấp “giấy thông hành” cho những ai chịu đi vào Cam Ranh.
Tôi lợi dụng thời cơ ấy bảo Trung ra phường xin “giấy thông hành” cho tôi về quê NhaTrang nhưng tên của Trung ghi trong giấy, chứ không phải tên tôi.
Trung pha cho tôi một b́nh sữa đầy đem theo đi đường, một mớ thuốc tây đủ loại để xử dụng khi đến nhà, và một bộ áo quần c̣n tốt. Tất cả được đựng trong một túi vải có sợi dây rút trên miệng túi.
Trung chở tôi ra bến xe đ̣, nhờ người khiêng lên xe đ̣. Sau khi mua vé xong, trở về quê bằng một giấy thông hành giả. Khi đến bến xe NhaTrang, tôi nhờ hai người hành khác cùng xe khiêng tôi xuống xe, và cũng bỏ tôi lên chiếc xe Lam gần đó. Chiếc xe Lam chạy đến Cây Dừa, một địa danh của làng tôi, xe ngừng lại và tôi được người ta khiêng bỏ xuống nằm dưới đất. Làng tôi ai cũng biết tôi, nên họ la lớn có tôi bị thương, và chỉ một lát sau, người anh cả tôi chạy chiếc xe Vespa ra đón tôi về nhà.
Cả nhà xúm lại khóc ơi là khóc. Ngày tôi đi lính người anh này không bằng ḷng và la mắng tôi v́ muốn tôi tiếp tục học đại học. Ông ta đă “từ” tôi, không nhận là đứa em trong suốt thời gian tôi trong Quân Trường Thủ Đức. Có một điều trùng hợp ngẫu nhiên rằng, ngày tôi đi lính cũng chỉ trên tay một túi xách bằng vải có sợi dây rút trên miệng túi, và khi vào đến Sài G̣n th́ bị ông anh “từ” không nhận. Ngày trở về, cũng một túi xách giống y chang ngày đi, và cũng chính ông anh này đón tôi ngoài đầu làng. Về đến nhà người anh tắm rửa cho tôi và ông đă ứa nước mắt nh́n thấy tôi tàn tạ như thế này.
Tôi c̣n có năm câu chuyện thoát chết trong đường tơ kẽ tóc khác, mà chưa có dịp kể. Nếu tôi tổng hợp lại tất cả sáu câu chuyện, tôi tin ai cũng phải nghĩ rằng: “Đời tôi rất may mắn” và sẽ nói: “Đúng là sống hay chết đều có số.” Số ḿnh ông trời chưa cho chết th́ chắc chắn chưa được chết. Từ đó tôi luôn tin tưởng tôi sẽ không chết bây giờ, và một điều luôn trong đầu tôi: “Chỉ có Trời hại mới sợ, c̣n Người hại không sợ.”
Nguyễn Trăi
|