View Single Post
Old 06-12-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 61
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Nữ hoàng Thẩm Thúy Hằng: Một thời nhan sắc tàn phai

Chuyện đời tư của các văn nhân tài tử muôn đời vẫn là chuyện hấp dẫn nhất, ly kỳ nhất với khán giả, người ái mộ. Minh tinh Thẩm Thúy Hằng và các kiều nữ ngôi sao nhan sắc ngày trước như: Kiều Chinh, Mộng Tuyền, Thanh Nga, Kim Cương luôn là tiêu điểm ngắm đến nhiều nhất của báo giới Sài G̣n. Nào là Thẩm Thúy Hằng thích mặc quần áo hiệu nào? Thích ăn quán nào, món ǵ? Thẩm Thúy Hằng xuất hiện với ô tô hiệu ǵ? Nghĩ mát ở đâu? Cặp bồ với ai? Đi thẩm mỹ viện nào?...

Suốt hơn 3 thập kỷ nổi danh trên sân khấu ca nhạc, cải lương, kịch nghệ và màn bạc, Thẩm Thúy Hằng không chỉ luôn “giữ ḿnh trong sạch” mà cô c̣n một “người của công chúng” muốn giữ măi, lưu măi trong ḷng người ái mộ về một nữ hoàng nhan sắc. Chính v́ tư duy “câu kéo” này, mà ngày nay Thẩm Thúy Hằng c̣n là biểu tượng của sự tàn phá do thẩm mỹ. Rất đau ḷng khi những ai từng nh́n thấy, ước mơ, ngưỡng mộ minh tinh Thẩm Thúy Hằng ngày xưa, nếu biết sự thật bây giờ.

Người của công chúng




Thẩm Thuư Hằng ngày ấy.

Trở thành “người của công chúng” cũng đồng nghĩa với sự khép kín mọi thứ riêng tư, cá nhân. Quan niệm “tường cao, cổng kín” đối với nghệ sĩ nổi tiếng, tài danh như Thẩm Thúy Hằng đă thật sự trở nên hiện thực từ những năm 1960 thế kỷ trước. Có lần Thẩm Thúy Hằng quay phim tại Đà Lạt, vô t́nh cô dạo chợ và lang thang trên phố, không ngờ sau lưng cô xuất hiện đoàn người ái mộ rồng rắn nối nhau như đám trẻ rước đèn Trung Thu khiến cô ngỡ ngàng vừa mừng vui, sung sướng v́ có người ái mộ, mến thương nhưng vừa cho cô nỗi sợ đám đông vây quanh dường như không xuể để xin chữ kư. Có người c̣n vén cả áo thun trên người xin chữ kư minh tinh…

Sài G̣n những năm 1960 đang là thời kỳ nở rộ các dịch vụ ăn chơi thời thượng, ảnh hưởng từ Mỹ và Âu Châu. Mặc dù chính quyền Ngô Đ́nh Diệm có ban hành một số sắc lệnh nhằm hạn chế, giới nghiêm như việc cấm thanh niên dưới 26 tuổi đến vũ trường, pḥng trà. Những các pḥng trà, vũ trường vẫn thi nhau mọc lên v́ sau lưng nó là sự che đỡ và hậu thuẫn của các quan chức cỡ bự. Đơn giản v́ đây là nơi hẹn ḥ, ăn chơi của quư bà, quư ông giới thượng lưu, quân đội, chính quyền Sài G̣n. Sài G̣n hồi đó chuyện ǵ cũng có, nhưng đặc biệt hấp dẫn nhất vẫn là những chuyện t́nh ái, ngoại t́nh, đánh ghen.



Ngày 18-7-1961, đồng loạt các tờ báo, tạp chí Sài G̣n đăng tin, giật tít rất giựt gân về việc “nữ hoàng vũ trường” vũ nữ Cẩm Nhung bị tạt acid phá hủy toàn bộ gương mặt xinh đẹp. Chuyện đánh ghen bằng acid lần đầu tiên xảy ra trong giới thượng lưu Sài G̣n trở thành tâm điểm cho mọi giới quan tâm. Vũ nữ Cẩm Nhung gốc Hà Nội sở hữu một khuôn mặt cực đẹp và lẳng lơ, cùng thân h́nh quyến rũ và đôi chân điệu nghệ nhất trong các vũ điệu cuồng say tại vũ trường Kim Sơn.

Không biết đă có bao nhiêu tướng tá, đại gia đất Sài Thành từng đắm đuối, say mê, săn đuổi lấy ḷng người đẹp. Nhưng trong số ấy, viên Trung tá Trần Ngọc Thức đă có gia đ́nh, lại lọt vào mắt xanh của nữ hoàng vũ trường. Vợ trung tá Trần Ngọc Thức (Thức Công binh) là Năm Ri đô- một biệt danh giới giang hồ khu Cô Bắc đặt cho, ghen tuông đến nổi điên lên, đă có rất nhiều lần hăm dọa, đánh ghen nhưng không làm sao khiến cho hai kẻ “già nhân ngăi, non vợ chồng” thôi nhau.

Tức không chịu được, Năm Ri đô thuê giang hồ máu mặt với giá 2 lượng vàng, phục kích ra tay trừng trị vũ nữ Cẩm Nhung. Trước khi án mạng xảy ra, bà vú Sọ của vũ nữ Cẩm Nhung vào báo cô biết, có một phụ nữ lạ mặt xuất hiện trước cổng nhà đ̣i gặp với giọng điệu rất hách dịch, xách lối. Cẩm Nhung ra cửa, nhưng nại lư do người ở cầm ch́a khóa đi chợ chưa về nên không mở được cửa. Người đàn bà lạ mặt là Năm Ri đô không nhịn được đă lên tiếng chửi bới tục tĩu, hăm dọa sặc mùi dao búa giang hồ rồi hậm hực bỏ ra về.

Vũ nữ Cẩm Nhung không phải lần đầu tiên gặp cảnh ngộ này nên cô rất chủ quan và đinh ninh rằng, những người phụ nữ ghen tuông chồng dù có điên rồ đến mấy cũng không dễ dàng tiếp cận hay hành hung cô giữa chốn đông người như vũ trường được. Khoảng 22 giờ đêm 17-7-1961, khi vũ nữ Cẩm Nhung vừa rời cổng nhà, bà vú Sọ c̣n loay hoay khóa cổng, cô định bước lên xe taxi đến vũ trường, Năm Ri đô bất ngờ băng qua từ bên kia đường với hai gă đàn ông. Can acid tạt mạnh vào mặt nữ hoàng vũ trường với tiếng kêu cứu thất thanh. Người đàn bà nọ chạy băng qua bên kia đường leo lên xe taxi mở cửa chờ sẵn rồi lao đi.

Vụ tạt acid đă biến vũ nữ Cẩm Nhung thành phế nhân sau khi đưa đến bệnh viện Đô Thành (Sài G̣n) cấp cứu…Đây là trận đánh ghen tàn bạo và vô nhân đạo nhất, lần đầu tiên trong lịch sử tiêu diệt t́nh địch bằng cách dùng acid đậm đặc để hủy hoại nhan sắc. Trải qua mấy cuộc phẫu thuật thẩm mỹ, các bác sĩ trong nước và ngoại quốc giỏi nhất lúc bấy giờ cũng chỉ cứu được sự sống của vũ nữ Cẩm Nhung c̣n khuôn mặt gần như dị dạng hoàn toàn với hai con mắt lồi ra. Những phụ nữ đủ mọi tầng lớp của miền Nam lúc bấy giờ thường mang câu chuyện kết cục đau thương lịch sử của vũ nữ Cẩm Nhung làm lời răn đe với mọi người phụ nữ ngoại t́nh, lăng nhăng.

Đau khổ, buồn chán đến tuyệt vọng, vũ nữ Cẩm Nhung lao vào nghiện ngập cho quên đời đă ngày một thiêu đốt hết gia sản kếch sù bao nhiêu năm vắt kiệt mồ hôi trong các vũ trường và cặp bồ với hàng tá nhân t́nh là sĩ quan cao cấp của nền Đệ nhị, Đệ nhất Cộng ḥa và các đại gia.

Nhiều năm trước và sau ngày giải phóng, người ta thường bắt gặp một người hành khuất ngồi co ro, trùm khăn đội nón lá che kín khuôn mặt dị dạng ở môt góc phà Mỹ Thuận, Chợ Bến Thành, Chợ B́nh Tây, ngă tư Trần Quốc Thảo- Lư Chính Thắng, quận 3…Trước ngực người đàn bà xấu số ấy đeo một tấm ảnh thời vũ nữ Cẩm Nhung rất đẹp, khiến người qua đường phải chạnh ḷng, xót thương một kiếp phù hoa sáng nở, tối tàn.

Về sau, có người nói bà đẩy xe đi bán dạo, có người băo bà ta đă chết. Vũ nữ Cẩm Nhung “nữ hoàng vũ trường” Sài G̣n ngày xưa chỉ c̣n trong kư ức những người cao tuổi. Thời gian xóa nḥa, quên lăng theo dấu bụi xe thời gian.

Sài G̣n đă từng ầm ĩ một thời chuyện “vợ bé” bí mật của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là ca sĩ Kim Loan nổi danh trên sân khấu ca nhạc từ năm 1966. Với những cuộc ḥ hẹn bí mật “công cán” nảy lửa kéo dài hơn một năm, không ai biết được. Nhưng rồi một ngày kia, đệ nhất phu nhân Tổng thống bà Kim Anh phát hiện, dọa đánh ghen “làm thịt” t́nh địch, buộc Tổng thống Thiệu hoảng sợ phải đưa t́nh nhân di tản sang Tây Đức sinh sống. Sự nghiệp ca hát đang tỏa sáng trên sân khấu của Kim Loan chấm dứt vào năm 1969.

Hay như chuyện ca sĩ Minh Hiếu làm nhạc sĩ-ca sĩ Trần Thiện Thanh (Nhật Trường) “thất t́nh” khi cặp bồ với “anh cả Trường Sơn” Tướng Vĩnh Lộc- Tư lệnh vùng 2, là con cháu ḍng dơi vua chúa, bà con với Bảo Đại. Có người nói nhờ thất t́nh, cam phận thấp bé mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đă sáng tác bài “Hoa Trinh nữ” với những lời ca rất buồn như “tôi không phải là vua, nên mộng ước thật b́nh thường” thê lương, năo nùng.



Nhưng với minh tinh màn bạc Thẩm Thúy Hằng nổi danh người đàn bà đẹp nhất lúc bấy giờ của Sài G̣n hầu như không có chút ǵ tai tiếng như nhiều người đẹp nổi tiếng đương thời. Từ cô gái mang tên Nguyễn Kim Phụng, có tên Thánh là Jeane, học trường Huỳnh Văn Nhứt- Long Xuyên, cô bỏ lên sống ở Sài G̣n với người chị theo học trường Huỳnh Thị Ngà- Tân Định đến hết năm Đệ tứ th́ dự tuyển diễn viên vai Tam Nương cho bộ phim “Người đẹp B́nh Dương” của Hăng Mỹ Vân. Nổi tiếng là người đẹp nhất một thời, Thẩm Thúy Hằng lấy chồng là GS.TS Nguyễn Xuân Oánh- Nguyên Phó Thủ tướng (Quyền Thủ tướng trong hai năm 1964-1965), Thống Ngân hàng quốc gia Việt Nam Cộng ḥa, lớn hơn cô 20 tuổi.

Các kư giả lăo thành và bạn bè cũ của Thẩm Thúy Hằng đều xác nhận sự ảnh hưởng và uy tín của ông Oánh đă làm Thẩm Thúy Hằng càng nổi danh hơn và phẩm hạnh càng tôn quư hơn, không hề có bất cứ tai tiếng ǵ. Mà nếu có chuyện nhỏ hay lớn cũng được ưu ái, được bỏ qua v́ h́nh ảnh đẹp đẽ của cô trở thành thần tượng của mọi người. Một dạo có một trang tử vi bói tướng số Thẩm Thúy Hằng bằng phương pháp cộng các con số của người Ai Cập cổ đại đă thể hiện con số 9 mà mọi người năm mơ cũng không có: Thẩm Thúy Hằng = 9702 9704 7036 , số Thẩm Thúy Hằng là 54, cộng lại : 5 + 4 = 9

Người chồng quyền thế của Thẩm Thúy Hằng


Ngay cả khi ông c̣n sống, công việc luôn đè nặng lên ông- một nhà kinh tế chiến lược, một đại trí thức được đào tạo rất chuẩn mực. Do đó, ít khi nào nghe ông kể về ḿnh hay khoe với ai điều ǵ được mất. Nghĩ cũng đúng thôi, những chuyên gia kinh tế, những trí thức Sài G̣n trước và sau 1975 đều biết đến tên tuổi của ông. Nhớ có lần tôi đi với nhà thơ-họa sĩ- đạo diễn Phan Vũ, tác giả của giai phẩm “Em ơi, Hà Nội phố” đến thăm nhà TS Nguyễn Xuân Oánh và NSUT Thẩm Thúy Hằng.

Trong câu chuyện suốt một buổi chiều trong căn biệt thự trên đường CMT8, gần chợ Ḥa Hưng, có cây xanh, bóng mát, tôi cố ḍ hỏi về công việc, chuyện đời ông trong quá khứ và hiện tại, ông chỉ trả lời chung chung, ơ hờ tránh né. Duy chỉ có những vấn đề liên quan đến kinh tế, tài chính, tiền tệ, đầu tư của đất nước, kinh tế khu vực và thế giới ông nói rất say sưa. Nhà thơ Phan Vũ nói với tôi: “Mọi chuyện cứ hỏi cô Hằng…Ông ấy chẳng bao giờ tán chuyện phiếm”.


Phu quân của minh tinh Thẩm Thúy Hằng là ông Nguyễn Xuân Oánh, sinh năm 1921 tại Bắc Giang. Lớn lên ông theo học tại Đại học Harvard –Hoa Kỳ, chuyên ngành Kinh tế. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1954. Sau đó ông làm việc tại Ngân hàng Thế giới một thời gian trước khi trở về nước.

Năm 1963, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm bị đảo chánh, nhà cầm quyền Mỹ quyết định “thay ngựa giữa ḍng”, ḥng cứu văn t́nh h́nh chính trị Sài G̣n rất hỗn loạn sau các cuộc đàn áp tôn giáo Phật giáo tại Huế, Sài G̣n. Nhất là vụ ḥa thượng Thích Quảng Đức tưới xăng tự thiêu tại góc ngă tư Lê Văn Duyệt. Một bộ máy chính quyền mới soán ngôi, thành lập trong đó có các nhân sĩ trí thức như Nguyễn Xuân Oánh được chính quyền Nguyễn Khánh trọng dụng và cất nhắc.



Thẩm Thuư Hằng trong phim "Người đẹp B́nh Dương"

Từ Thống đốc Ngân hành quốc gia, đến giữa năm 1963 ông được đề bạt làm Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng ḥa. Thời gian trong hai năm 1964-1965 ông nhiều lần được cử làm Quyền Thủ tướng Chính phủ.

Cũng cần nói thêm, vào thời điểm này, nhiều tướng lĩnh như Dương Văn Minh (Minh Lớn), Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ…bắt đầu xuất hiện trên vũ đài chính trị với những canh bạc, âm mưu lớn cho sau này. Điều này cũng dễ hiểu v́ sao, các đời Tổng thống Việt Nam Cộng ḥa sau này đều rất nễ ông TS Nguyễn Xuân Oánh. Một người từng sống thời này ở Sài G̣n cho biết: Lúc ông Oánh làm quyền Thủ tướng th́ ông Thiệu mới là Trung tướng quân đội. Sau ngày Sài G̣n giải phóng 30-4-1975, mặc cho bao nhiêu kẻ đe dọa, xúi dục, kích động bỏ Sài G̣n di tản, vợ chồng NS Thẩm Thúy Hằng- GSTS Nguyễn Xuân Oánh vẫn cương quyết ở lại với đất nước.

Chúng ta hăy c̣n nhớ, trước và sau ngày 30-4-1975, Sài G̣n rần rộ các cuộc di tản, giẫm đạp lên nhau. Giọng điệu kẻ xấu tung tin nào là Việt cộng “trả thù” là “Sài G̣n tắm máu”…Nhưng Sài G̣n đă được chuyển giao chính quyền một cách ôn ḥa, ḥa b́nh.


Không riêng GSTS Nguyễn Xuân Oánh ở lại tổ quốc, mà c̣n rất nhiều trí thức, công chức cũ cũng ở lại cùng nhau xây dựng xă hội mới- Xă hội chủ nghĩa. Một đại trí thức và một nghệ sĩ nổi tiếng như Nguyễn Xuân Oánh-Thẩm Thúy Hằng chọn lựa ở lại với đất nước vào thời điểm này là một chọn lựa mang tính lịch sử. Suy nghĩ này của vợ chồng Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh –Thẩm Thúy Hằng đă được chứng minh là đúng đắn và sáng suốt, thức thời.

Ông hăng hái tham gia cùng lănh đạo trung ương, thành phố và các chuyên gia kinh tế, trí thức cũ đóng góp rất lớn công sức vào tiến tŕnh đổi mới đất nước từ những năm bắt đầu sự nghiệp đổi mới đất nước, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, quan liêu bao cấp 1980- 1985. Đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng, tiền tệ…Ông từng là cố vấn kinh tế cho Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Chính phủ Vơ Văn Kiệt. Ông cũng được bầu vào Trung ương UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là đại biểu Quốc hội nước Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Việt Nam.


Thẩm Thuư Hằng đă có con với ông Oánh,
Thống Đốc Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam.

Ông mất ngày 29 tháng 8 năm 2003, tại Thành phố Hồ Chí Minh thọ 82 tuổi sau cơn bệnh đau tim rất nặng. GSTS Nguyễn Xuân Oánh và NSUT Thẩm Thúy Hằng có bốn người con trai, các con cô: Nguyễn Xuân Dũng, Việt Quốc, Quốc Việt...họ đều thành đạt trong cuộc sống rất hiếu thảo với cha mẹ, hiện sinh sống và làm việc ở nước ngoài, thường xuyên về thăm ông bà. Nữ nghệ sĩ Kim Cương- chị em bạn chí thân với Thẩm Thúy Hằng có lần tâm sự: “Giữa chúng tôi như có một sợi dây vô h́nh buộc chúng tôi lại với nhau. Nhưng Hằng may mắn hon tôi, trong mái ấm gia đ́nh c̣n có một người đàn ông làm trụ cột và được 4 con trai bao bọc. C̣n tôi, hơn 20 năm qua vừa làm cha, vừa làm mẹ đối với con trai ḿnh."

...
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	2.jpg
Views:	293
Size:	4.7 KB
ID:	292921  
 
Page generated in 0.04841 seconds with 10 queries