
Chính quyền TPHCM đang lên kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe máy công nghệ từ chạy xăng sang chạy điện bắt đầu từ năm 2026 đến 2028. Nhưng tại sao nhóm người nghèo, người lao động, những nhóm người yếu thế như giới xe ôm công nghệ, lại trở thành “con dê tế thần” cho những ngạo nghễ chuyển đổi vươn ḿnh mang danh bảo vệ môi trường, nhưng bản chất là phục vụ cho lợi ích nhóm của chế độ?
TPHCM là thành phố đông dân nhất cả nước, hàng vạn đơn hàng, chuyến đi, được hàng trăm ngàn xe máy công nghệ cần mẫn vận chuyển mỗi ngày. Nhiều người t́m đến công việc shipper như một công việc mưu sinh nuôi bản thân và gia đ́nh, nhiều bạn sinh viên ra trường làm công việc này làm cứu cánh để tồn tại lại thành phố. Với họ, chiếc xe máy là một tài sản lớn và là phương tiện làm việc quan trọng.
Bây giờ, chính quyền bắt họ chuyển sang xe điện th́ họ lấy tiền đâu ra mà chuyển đổi? Phải bán xe máy xăng để mua xe máy điện? Xe điện cũng không hề rẻ, chi phí thay pin và bảo tŕ cao. Trong khi hạ tầng, trạm sạc của thành phố th́ không đủ đáp ứng. Việc chờ phải sạc pin quá lâu làm mất năng suất và tính cơ động của xe máy. Những chiếc xe máy điện yếu ớt không đủ để vận chuyển đơn hàng nặng.
Hơn nữa, việc áp dụng chính sách một cách đột ngột làm nhiều người không có thời gian chuyển đổi, công việc bị gián đoạn, hàng ngàn người bị gạt khỏi thị trường lao động, làm bần cùng hóa người lao động. Tại sao chính quyền không chuyển đổi xe bus, xe công vụ khác, mà lại đánh vào giới xe máy công nghệ vốn là tầng lớp lao động nghèo?
Có thể thấy, sự chuyên chế của chế độ này chưa bao giờ lắng nghe ư kiến, đời sống của người dân. Mà toàn là những giải pháp ngắn hạn, vá víu, phục vụ cho lợi ích nhóm, cho những tập đoàn sân sau với mác giảm ô nhiễm, bảo vệ môi trường, nhưng thực ra là đánh vào những người yếu thế trong xă hội. Họ không có tội, không đáng phải bị như vậy.
Vơ Tuấn