"Tiếp dân" ở Việt Nam từng được cho là một biểu hiện v́ dân, gần gũi dân của chính quyền. Tuy nhiên ngày nay, tiếp dân với bộ phận lớn cán bộ chính là một h́nh thức bắt buộc, nhưng diễn là chính chứ không phải để lắng nghe ư kiến và giải đáp.
Tại các địa phương, lịch tiếp dân thường được niêm yết nghiêm trang, rơ ràng ở các bảng thông báo, nhưng khi dân cần gặp, cán bộ lại bận họp, bận đi công tác, hoặc để dân "chờ dài cổ" rồi ra về mà không giải quyết được ǵ. Trớ trêu thay, nếu như những người dân đen ấy có "thư giới thiệu", hoặc "quan hệ họ hàng trên bộ", hay chỉ cần bôi trơn đúng người, th́ mọi thủ tục lại mượt như bôi mỡ.
Tiếp dân chỉ là một tên gọi cho sang, thực chất là tiếp phong b́. Sự phân biệt giữa dân thường và dân có quan hệ, tiền tệ rơ rệt như ban ngày ai cũng nhận ra.
Tại nhiều cơ quan, đă có các quy định cấm ghi h́nh, ghi âm khi làm việc, v́ cán bộ sợ bị phanh phui những thái độ hạch sách, vô trách nhiệm với dân, hoặc cả những phi vụ hối lộ, đút lót nhằm xử lư công việc được mau chóng.
Dân nghèo kêu cứu th́ bị ngó lơ, khất lần lữa. C̣n dân giàu nếu biết "đầu tư" hợp lư, chắc chắn được giải quyết trong ṿng một nốt nhạc.
Một xă hội mà cán bộ tiếp dân bằng thái độ phân biệt nhờ tiền và quyền, th́ đó không c̣n là của dân, do dân, v́ dân nữa, mà chính là kinh doanh chính sách.
Linh Linh