R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 34,586
Thanks: 29,520
Thanked 20,058 Times in 9,176 Posts
Mentioned: 162 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 804 Post(s)
Rep Power: 82
|
VĂN BẢN MIỄN KỶ LUẬT CHO ĐẢNG VIÊN THAM NHŨNG – CỬA THOÁT HIỂM HỢP PHÁP?
Ngày 13 tháng 6 năm 2025 một văn bản của Ban Bí Thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành những ngoại lệ cho đảng viên tham nhũng được miễn hoặc hoăn xử lư kỷ luật trong một số trường hợp gây nhiều tranh căi trong dư luận. Trần Cẩm Tú, thường trực Ban Bí Thư, là người kư văn bản nầy. Cụ thể có 5 trường hợp như sau:
Bị bệnh nặng, có bệnh án xác nhận, điều trị nội trú tích cực
Đang mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Hết thời hiệu xử lư hoặc quá thời hạn xử lư theo quy định
Mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Không đạt mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại không do lỗi cố ư.
Về mặt pháp lư và nhân đạo, một số điểm như miễn kỷ luật cho người bệnh nặng, phụ nữ mang thai, người mất năng lực hành vi... có thể được hiểu là những quy định mang tính nhân đạo tương tự trong luật h́nh sự hoặc luật lao động – là điều nhiều nước áp dụng để đảm bảo nhân quyền trong thi hành kỷ luật. Tuy nhiên, trong bối cảnh tham nhũng tràn lan, đặc biệt là trong nội bộ Đảng CSVN, các quy định này dễ bị diễn giải là "kẽ hở để bao che", hợp pháp hóa việc né tránh trách nhiệm. Nhiều người lo ngại rằng nó trở thành cái “áo giáp mềm” cho những đảng viên quyền lực rút lui an toàn khỏi sự trừng phạt. Rơ ràng đây là khi một văn bản cố t́nh bao che cho nhau, không cần phân biệt rơ giữa “lỗi chính trị nghiêm trọng” và “t́nh trạng cá nhân”, khi công cuộc chống tham nhũng chỉ mang tính h́nh thức, làm mất ḷng tin của dân chúng đối với chế độ.
Đối với văn bản phi lư nầy, trên mạng xă hội và trong các diễn đàn chính trị độc lập, nhiều ư kiến cho rằng những quy định kiểu này là “bao che trá h́nh”, đặc biệt là khi không có cơ chế giám sát độc lập. Câu hỏi đặt ra là: “Ai xác định một người thực sự mất năng lực hành vi? Ai kiểm định hồ sơ bệnh án? Có kiểm tra chéo không?” – nếu không minh bạch th́ đây chính là cửa thoát hiểm cho những kẻ có quyền.
Về bề ngoài, văn bản này có vẻ thể hiện sự “nhân văn có điều kiện,” nhưng trong một thể chế thiếu minh bạch, thiếu kiểm soát quyền lực độc lập như nhà nước csVN, th́ rất dễ bị lạm dụng để bảo vệ cán bộ sai phạm, đặc biệt là những người có vị trí cao trong Đảng. Chính điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng: đây không phải là chống tham nhũng thật sự, mà là “đánh chuột nhưng không làm vỡ b́nh.” Dưới thời Nguyễn Phú Trọng, “đốt ḷ”đă tạo nên những phản cảm trong chuyện chống tham nhũng. Hôm nay, tiếp theo triều đại Tô Lâm, th́ đây là thời điểm mà chính quyền vẫn thường tuyên bố đang “quyết liệt chống tham nhũng”, “không có vùng cấm”. Thế nhưng, việc ban hành một văn bản như vậy lại khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng Đảng đang mở cửa thoát hiểm cho những “đồng chí ta” – những người từng “lập công lớn” nhưng nay dính chàm?
Một hệ thống pháp luật hay nội quy của một đảng chỉ có giá trị khi được áp dụng công bằng, không phân biệt lư lịch, chức vụ hay t́nh trạng sức khỏe. Ngược lại, nếu “người khỏe th́ xử, người yếu th́ tha” – th́ công lư trở thành hàng có điều kiện và điều đó chỉ làm xói ṃn thêm niềm tin vốn đă mỏng manh trong xă hội cộng sản hiện tại. Luật pháp không thể nhân nhượng với sự tha hóa.
Nội dung văn bản nêu trên, dù được “núp bóng” dưới danh nghĩa “nhân đạo và linh hoạt”, nhưng lại tạo ra nghi ngờ chính đáng về tính minh bạch và quyết tâm chống tham nhũng thật sự của đảng cộng sản Việt Nam. Trong một thể chế không có kiểm soát quyền lực độc lập, không có báo chí tự do, không có ṭa án độc lập, th́ mọi quy định mang tính ngoại lệ đều tiềm ẩn nguy cơ trở thành “cái ô” cho sai phạm. Chống tham nhũng không thể bằng lời nói hay khẩu hiệu. Nếu cứ tiếp tục tồn tại các "cửa sau" như thế này, th́ “đốt ḷ” chỉ là màn diễn có chọn lọc, không phải cuộc cải cách thực chất.
Lăo Thất
__________________
|